Các khái niệm

Một phần của tài liệu Nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 26 - 33)

1.2. Cơ sở lý luận về nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh

1.2.1. Các khái niệm

1.2.1.1 Tăng trưởng xanh

Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về tăng trưởng xanh. Thuật ngữ này được phát triển từ thập kỷ 1970 dưới sức ép của khủng hoảng năng lượng. Trên thế giới có nhiều khái niệm về tăng trưởng xanh, trong đó được đề cập đến nhiều nhất là khái niệm của các tổ chức và quốc gia sau:

19

- Theo Chương trình mơi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP), tăng trưởng xanh là định hướng mới thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mơ hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, nhằm đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp những nguồn lực và dịch vụ sinh thái mà đời sống của con người phụ thuộc vào, cho thế hệ hiện tại và tương lai.

- Theo Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Liên hiệp quốc (UNESCAP) thì tăng trưởng xanh là chiến lược tìm kiếm sự tối đa hóa trong sản lượng kinh tế và tối thiểu hóa gánh nặng sinh thái.

- Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng xanh là quá trình tăng trưởng sử dụng tài nguyên hiệu quả, sạch hơn và tăng cường khả năng chống chịu mà khơng làm chậm q trình này.

- Theo Tổ chức hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development- OECD), tăng trưởng xanh là quá trình thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường cần thiết cho cuộc sống. Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới.

- Khái niệm tăng trưởng xanh của Hàn Quốc được hiểu là tăng trưởng đạt được bằng cách tiết kiệm và sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng hiệu quả để giảm thiểu biến đổi khí hậu và thiệt hại tới môi trường, tạo ra các động lực tăng trưởng mới thông qua nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh, tạo ra cơ hội việc làm mới và đạt được sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ mơi trường. Chính vì vậy, Bộ Tư pháp Hàn Quốc nhận định để đạt được tăng trưởng xanh cần phải đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng với một tỷ lệ sử dụng năng lượng và tài nguyên thiên nhiên một cách có hiệu quả, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiệt hại cho mơi trường, duy trì động lực

20

tăng trưởng thông qua nghiên cứu và phát triển cơng nghệ xanh đảm bảo sự hài hịa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

- Theo một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu môi trường thuộc Trường đại học tổng hợp Kyoto (Nhật Bản) thì tăng trưởng xanh đồng nghĩa với việc xây dựng một xã hội carbon thấp đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ và hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ mơi trường. Để có được một xã hội carbon thấp cần thiết phải giảm thiểu khí CO2 trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, tăng cường bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên, gia tăng chất lượng cuộc sống của người dân

Chính sự khác nhau trong cách hiểu và đề cập đến tăng trưởng xanh dẫn đến những cách tiếp cận khác nhau trong vấn đề này. Đồng thời, do chưa có một định nghĩa/ khái niệm chính thức về tăng trưởng xanh được chấp nhận rộng rãi, nên những khác biệt/ cách tiếp cận khác nhau chủ yếu là xuất phát từ các lĩnh vực được quan tâm chú trọng tại mỗi quốc gia. Tuy nhiên, tựu chung lại, các định nghĩa đều dựa trên những mục tiêu cơ bản tương tự như nhau, xoay quanh các vấn đề về hiệu quả của tài nguyên, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, và hịa nhập xã hội. Chính bởi vậy, vẫn có sự đồng thuận chung về mặt chính sách và học thuật liên quan đến những việc mà tăng trưởng xanh giải quyết (Bowen, 2012), và sự đồng thuận này dự kiến sẽ được cải thiện thêm, căn cứ vào các thử nghiệm đang được tiến hành trên toàn thế giới để tích lũy đầy đủ bằng chứng nhằm chứng minh rằng tăng trưởng xanh thực sự có hiệu quả.

Đối với Việt Nam, là nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và nhận thức được tầm quan trọng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới phát triển bền vững, Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chương trình và hành động thể hiện rõ yêu cầu phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, trong đó đổi mới mơ hình tăng trưởng

21

chuyển dịch từ nền kinh tế nâu sang nền kinh tế xanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Khái niệm tăng trưởng xanh của Việt Nam được đề cập tại Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh (Chiến lược TTX). Theo đó, tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng dựa trên q trình thay đổi mơ hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm lợi dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế bền vững. Quan điểm của Việt Nam đối với tăng trưởng xanh được thể hiện rõ ràng, bao gồm (i) Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; tăng trưởng xanh phải do con người và vì con người, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; (ii) Tăng trưởng xanh dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng mơi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế; (iii) Tăng trưởng xanh phải dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam; và (iv) Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của tồn Đảng, tồn dân, các cấp chính quyền, các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội.

Với các quan điểm này, Chiến lược tăng trưởng xanh hướng tới mục tiêu tổng thể là “tăng trưởng xanh tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu

22

bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội”. Đồng thời, Chiến lược tăng trưởng xanh đề ra 3 mục tiêu cụ thể là: (i) tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao; (ii) nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả biến đổi khí hậu; và (iii) nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ xanh.

Như vậy tăng trưởng xanh đồng nghĩa với tăng trưởng bền vững hay có thể hiểu là sự phát triển có thể đáp ứng về mọi mặt những nhu cầu trong hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Đây là nhiệm vụ hướng tới của nhiều quốc gia và mỗi quốc gia căn cứ vào đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa của mình để xây dựng những chiến lược phù hợp để thực hiện mục tiêu này.

1.2.1.2. Tài chính xanh

Theo UNEP, tài chính xanh liên quan đến việc đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ tài chính cung cấp bởi các định chế tài chính hướng tới sự phát triển bền vững của quốc gia.

Theo Hưhne và cộng sự (2012), tài chính xanh là một khái niệm rộng bao gồm những khoản đầu tư tài chính để hỗ trợ cho các sáng kiến và dự án phát triển bền vững, các sản phẩm môi trường và các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế bền vững. Trần Thị Thanh Tú và cộng sự (2017) đưa ra khái niệm Tài chính xanh là một tập hợp đầy đủ các hình thức tài trợ cho công nghệ, dự án, ngành công nghiệp hay doanh nghiệp thân thiện với môi trường.

Tài chính xanh là những hỗ trợ về tài chính hướng đến tăng trưởng xanh thơng qua việc cắt giảm khí phát thải nhà kính và ơ nhiễm mơi trường

23

một cách có ý nghĩa (Chowdhury và cộng sự, 2013). Tài chính xanh là nguyên lý của tín dụng xanh, bao gồm các biện pháp quản lý trong đó yêu cầu các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính khác thực hiện các nghiên cứu và phát triển để tạo ra các sản phẩm đối phó với tình trạng ơ nhiễm môi trường, bảo vệ và khôi phục môi trường sinh thái. Tài chính xanh khuyến khích phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng mới, sản xuất các sản phẩm xanh, sản xuất nông nghiệp sinh thái thông qua cho vay ưu đãi lãi suất đối với các doanh nghiệp; đồng thời giới hạn các dự án mới của các doanh nghiệp gây ô nhiễm cùng với việc áp dụng lãi suất cao (Xu, 2013).

Hình 1.1. Các lĩnh vực đầu tư của tài chính xanh

Nguồn: Nannette Lindenberg, April 2014

Hệ thống tài chính xanh bao hàm những hoạt động liên quan tới huy động nguồn tài chính xanh để sử dụng trong các hoạt động đầu tư xanh thông qua kênh thị trường tài chính xanh và các trung gian tài chính xanh. Vai trị của chính phủ trong phát triển hệ thống tài chính xanh khơng có gì khác là tạo điều kiện để các hoạt động của hệ thống diễn ra trôi chảy, thông suốt và hiệu quả.

24

1.2.1.3. Nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh

Xét trên khía cạnh phát triển kinh tế – xã hội, nguồn lực tài chính được hiểu là các nguồn tiền tệ (hoặc tài sản có thể nhanh chóng chuyển thành tiền) trong nền kinh tế có thể huy động để hình thành nên các quỹ tiền tệ phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Nguồn lực tài chính khác với các nguồn lực khác như nguồn lực tài nguyên, nguồn nhân lực, nguồn lực khoa học công nghệ… là những nguồn lực không phải dưới dạng tiền hoặc tài sản tương đương tiền. Khi nguồn lực tài chính này thuộc sở hữu của khu vực kinh tế tư nhân, ta gọi đó là nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân, cụ thể là từ các hộ gia đình, các cá nhân và các doanh nghiệp tư nhân thuộc nhiều loại hình khác nhau.

Hình 1.2. Nguồn lực tài chính xanh

Nguồn: MPI-UNDP, Huy động nguồn tài chính ứng phó

1.2.1.4. Mơ hình tăng trưởng xanh

Mơ hình kinh tế xanh hay mơ hình tăng trưởng xanh là mơ hình phát triển khơng chỉ nâng cao chất lượng của tăng trưởng, thay đổi cơ cấu sản xuất

25

và tiêu dùng theo hướng bền vững và cải thiện đời sống nhân dân, mà cịn giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Nền kinh tế xanh là nền kinh tế sử dụng tài nguyên có hiệu quả cao, có mức phát thải thấp và hướng tới cơng bằng xã hội.

Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, các quốc gia cần phải thực hiện một số biện pháp cơ bản sau đây: Đầu tư thận trọng vào vốn tài nguyên; tạo việc làm và bảo đảm cơng bằng xã hội; thay thế năng lượng hóa thạch bằng năng lượng tái tạo và công nghệ ít các-bon; khuyến khích sử dụng nguồn lực và năng lượng hiệu quả hơn; phát triển đô thị bền vững và giao thơng ít các-bon; thiết lập cơ chế tài chính, tài khóa cũng như xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách hỗ trợ phù hợp cho các hoạt động nói trên.

Một phần của tài liệu Nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)