Chính sách phát triển thị trường vốn xanh

Một phần của tài liệu Nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 65 - 67)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1. Chính sách phát triển thị trường vốn xanh

Bộ Tài chính đã xây dựng định hướng phát triển thị trường tài chính xanh chung theo Quyết định số 2183/QĐ-BTC về Kế hoạch hành động ngành tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 vào tháng 10/2015. Trên cơ sở đó, các quy định pháp luật cụ thể được ban hành là Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 6/10/2015, Nghị định 95/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018.

Cụ thể, Quyết định số 2183/QĐ-BTC (tháng 10/2015) là văn bản nền tảng trong phát triển thị trường vốn xanh tại Việt Nam. Bộ Tài chính xác định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính bao gồm: (i) Bộ Tài chính cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các sản phẩm của thị trường vốn xanh bao gồm: Trái phiếu xanh (các trái phiếu của doanh nghiệp xanh, phát hành cho các dự án xanh hoặc các sản phẩm xanh); Trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương phục vụ cho các mục tiêu, chương trình, dự án xanh; Các chỉ số xanh, chỉ số bền vững, chỉ số carbon; Các chứng chỉ,

58

chứng chỉ đầu tư xanh của các quỹ đầu tư phát hành.; (ii) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Sở GDCK nghiên cứu xây dựng khung tài chính xanh cho thị trường vốn như: ban hành các quy định, điều kiện khi niêm yết cổ phiếu (niêm yết xanh), báo cáo (trong báo cáo bền vững) và trong giám sát (theo các tiêu chí tài chính xanh).

Nghị định 95/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 đã lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về trái phiếu xanh tại Việt Nam cũng như quy định về việc tổ chức phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch loại trái phiếu này. Theo đó, Trái phiếu xanh tại Việt Nam là một loại trái phiếu Chính phủ. Như vậy, hàng hóa trên thị trường trái phiếu xanh mới chỉ có trái phiếu Chính phủ, chưa cơng nhận các loại trái phiếu xanh được phát hành từ các chủ thể khác trong nền kinh tế như ngân hàng, doanh nghiệp… Để triển khai phát hành trái phiếu xanh, Nghị định cũng yêu cầu Bộ Tài chính đầu mối xây dựng Đề án phát hành trái phiếu chính phủ xanh báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đến nay, Đề án đang được xây dựng với những nội dung lớn gồm mục đích và khối lượng phát hành; điều kiện, điều khoản của trái phiếu; việc đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch… Như vậy, khuôn khổ pháp lý đến nay đã định nghĩa được sản phẩm trên thị trường trái phiếu xanh của Việt Nam, và đang xây dựng Đề án phát hành để triển khai rộng rãi trên thị trường.

Tại Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 6/10/2015 về hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK, Bộ Tài chính đã quy định các doanh nghiệp phải công bố thông tin môi trường và xã hội. Đây là văn bản mang tính chất bắt buộc đầu tiên đối với các doanh nghiệp về công bố các thông tin phát triển bền vững. Cụ thể, khi các doanh nghiệp công bố Báo cáo thường niên sẽ phải công bố các mục tiêu phát triển bền vững (môi trường, xã hội và cộng đồng) và chương trình chính liên quan đến ngắn hạn và trung hạn. Từ đó, nâng dần ý thức bảo vệ môi trường, hướng đến một thị trường chứng khốn xanh. Đồng

59

thời, việc áp dụng Thơng tư này cũng đưa ra thêm một tiêu chí để các nhà đầu tư cân nhắc khi đầu tư, từ đó, tạo điều kiện cho các sản phẩm chứng khốn xanh dễ dàng được lựa chọn hơn.

Một phần của tài liệu Nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)