CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh tại Việt Nam
3.2.4. Nguồn tín dụng/ngân hàng xanh tại các NHTM Việt Nam
Phát triển bền vững với tăng trưởng xanh đang trở thành xu hướng phát triển chung của các quốc gia trên thế giới bởi tăng trưởng xanh có thể giải quyết đồng thời những vấn đề giữa tăng trưởng và môi trường - xã hội, đảm bảo tăng trưởng kinh tế với bảo vệ mơi trường và xã hội. Thơng qua vai trị cung ứng vốn cho nền kinh tế, hệ thống ngân hàng đóng vai trị quan trọng trong việc thực hiện tăng trưởng xanh với cơ chế khuyến khích đầu tư vào các dự án thân thiện môi trường, các ngân hàng trở thành ngân hàng xanh.
Trong định hướng phát triển 2012 – 2020 và xa hơn 2050, Việt Nam bắt đầu thực hiện tăng trưởng xanh và để đảm bảo nguồn vốn thực hiện, Chính phủ cũng đã có những định hướng thực hiện ngân hàng xanh.
Nhằm thực hiện những giải pháp để hướng đến 4 mục tiêu trong Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam (Quyết định số 1604/QĐ-NHNN), ngành ngân hàng đã triển khai nhiều nội dung cơng việc như ưu tiên phát triển tín dụng xanh, tận dụng nguồn lực từ các Tổ chức quốc tế để đầu tư vào các
79
lĩnh vực phát triển bền vững, đào tạo về phát triển bền vững trong hệ thống ngân hàng, tổ chức các diễn đàn, hội thảo về chủ đề ngân hàng xanh, xây dựng khung chiến lược và lộ trình hướng đến thực hiện ngân hàng xanh. Bên cạnh đó, Thơng tư số 39/2016/TT-NHNN đã bổ sung quy định TCTD chỉ được cấp tín dụng khi khách hàng đáp ứng đầy đủ quy định pháp luật bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường. Đầu năm 2017, NHNN ban hành Chỉ thị 01/2017/CT- NHNN, trong đó, yêu cầu triển khai mạnh mẽ với Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng đến năm 2020. Trong đó, kết quả ghi nhận nổi bật nhất đến nay là phát triển tín dụng xanh và xây dựng các ngân hàng xanh.
Dựa trên khái niệm có thể chia hoạt động ngân hàng xanh thành hai nhóm hoạt động chính, bao gồm hoạt động tín dụng xanh và hoạt động nội bộ ngân hàng xanh. Trong đó, hoạt động tín dụng xanh, theo báo cáo “Green Financial Products and Services” của United Nations Environment Progamme Finance Initiative (2007) bao gồm các hoạt động cho vay thế chấp xanh, cho vay thiết bị gia đình xanh, cho vay xây dựng tòa nhà thương mại xanh, cho vay mua xe xanh, thẻ tín dụng xanh và tài trợ dự án xanh. Cho vay thế chấp xanh là những khoản vay với lãi suất thấp hơn hẳn so với thị trường được áp dụng cho những khách hàng mua những ngôi nhà dùng năng lượng xanh. Đối với các dự án xây tịa nhà thương mại có mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn (khoảng 15% - 25%), giảm chất thải và ít ơ nhiễm hơn so với các tòa nhà truyền thống, ngân hàng sẽ thiết kế và đưa ra các thỏa thuận vay hấp dẫn với sản phẩm cho vay xây dựng tòa nhà thương mại xanh. Tương tự, ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất ưu đãi khi cho vay mua thiết bị gia đình xanh (thiết bị cơng nghệ năng lượng tái tạo điện hoặc nhiệt) hoặc cho vay mua xe xanh – những chiếc xe có cường độ khí nhà kính thấp hoặc được tiết kiệm cao về nhiên liệu. Hoạt động tài trợ dự án xanh dành cho khách hàng doanh nghiệp, được ngân hàng thực hiện bằng cách tạo ra các nhóm dành riêng cho việc xem xét tài trợ
80
các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch quy mô lớn, lập danh mục nợ cam kết tài trợ hoàn toàn hoặc một phần dự án. Ngoài ra, rủi ro liên quan đến môi trường, xã hội như lao động trẻ em, biến đổi khí hậu… sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để các ngân hàng xét đến khi thực hiện các khoản cho vay, tài trợ dự án của mình.
Hoạt động nội bộ xanh là các hoạt động vận hành bên trong ngân hàng, liên quan đến việc mở rộng mạng lưới, tự động hóa các cơng việc và những hoạt động hàng ngày khác. Các ngân hàng thực hiện mở rộng mạng lưới ngân hàng xanh sẽ sử dụng các tòa nhà, văn phịng tiết kiệm năng lượng, tài ngun ví dụ như những tòa nhà tận dụng ánh sáng tự nhiên, hạn chế sử dụng điều hòa…Các ngân hàng xanh cũng sẽ chú trọng giảm thiểu khí thải các bon và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên như sử dụng hệ thống máy ATM năng lượng mặt trời, khuyến khích sử dụng các cơng cụ giao tiếp, truyền thông, lưu trữ hiện đại nhằm hạn chế khối lượng lớn văn bản in ấn…
81
Bảng 3.4. Sản phẩm tín dụng xanh hiện có theo thống kê của các NHTM
Stt Ngân hàng Sản phẩm
1 Agribank - Cho vay dự án đầu tư xây dựng thủy điện
- Cho vay UTĐT: Phát triển cao su, tài chính nơng thơn RDF I, II, III
- Cho vay các dự án nông nghiệp nông thôn, dịch vụ du lịch - Dự án nâng cao chất lượng an tồn sản phẩm nơng nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (QSEAP) - Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
2 ĐB Sông Cửu Long
- Cho vay dự án đầu tư chế biến phụ phẩm trong nông nghiệp, cho vay nông nghiệp, ngư nghiệp
3 Vietinbank - Cho vay các dự án tiết kiệm và hiệu quả năng lượng - Chương trình tín dụng mơi trường EIB
- Chương trình tín dụng GCPF
- Chương trình cho vay dự án năng lượng tái tạo REDP
4 ACB - Cho vay theo dự án tài chính nơng thơn RDF
- Sản phẩm cho vay có bảo lãnh từ Quỹ tín dụng xanh dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ SMESC
- Chương trình cho vay dự án năng lượng tái tạo REDP
5 Sacombank - Cho vay nông thôn, lâm nghiệp
- Cho vay phát triển kinh tế hộ gia đình
- Cho vay các dự án tái chế chất thải, năng lượng tái tạo
6 BIDV - Cho vay các dự án thủy điện, phong điện - Cho vay các dự án khu du lịch sinh thái
- Cho vay các dự án nhà máy tái tạo năng lượng, hệ thống cấp nước sạch
7 Vietcombank - Sản phẩm cho vay theo chương trình dự án JICA - Sản phẩm cho vay theo chương trình dự án REPD - Sản phẩm cho vay theo chương trình dự án SMEFP I, II, III
- Dự án thủy điện, phong điện - Dự án lọc hóa dầu
- Du lịch sinh thái
- Kinh doanh sản phẩm hoặc có công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường
8 Chính sách xã hội
- Cho vay ngân sách nhằm thực hiện Chiến lược Quốc gia về NSVSMT
- Cho vay dự án phát triển ngành lâm nghiệp
82
Stt Ngân hàng Sản phẩm
ngập nước ven biển miến Nam VN
9 HD Bank - Tài trợ vốn đầu tư máy móc thiết bị để xử lý rác thải
10 Phát triển Việt Nam
- Chương trình tiết kiệm năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo (JICA)
- Hạn mức tín dụng chống biến đổi khí hậu – EIB
11 Tiên Phong - Dự án xử lý chất thải
Nguồn: Tổng hơp của tác giả
Hoạt động tín dụng xanh mới chỉ bước đầu được một số các NHTM quan tâm triển khai bởi những lợi ích của việc trở thành ngân hàng xanh chưa thực sự rõ ràng. Cuộc khảo sát về tình hình nhận thức của các ngân hàng thương mại Việt Nam đối với quản lý rủi ro môi trường xã hội được thực hiện năm 2012 cho thấy có đến 80% NHTM khơng biết đến bất kì tài liệu hướng dẫn hay tiêu chí nào về quản lý rủi ro môi trường, xã hội trong ngành tài chính và có đến 93% NHTM cho rằng Ngân hàng Nhà nước nên có hướng dẫn về quản lý rủi ro môi trường. Trong hệ thống NHTM, 2 NHTM có hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội sớm nhất là Techcombank và Sacombank. Trong đó, Techcombank sử dụng bộ tiêu chuẩn về môi trường xã hội của IFC, cịn Sacombank tự xây dựng chính sách quản lý của riêng mình dựa trên bộ tiêu chuẩn của IFC.
Từ năm 2015, Ngân hàng Nhà nước đã có chỉ thị yêu cầu các NHTM thúc đẩy cấp tín dụng xanh cho những dự án có mục tiêu rõ ràng về việc bảo vệ một trường, khuyến khích hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường. Ðến đầu năm 2017, Ngân hàng Nhà nước tiếp ban hành Chỉ thị 01/2017 tiếp tục nhấn mạnh việc triển khai kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020. Ngày 7/8/2018, NHNN ban hành Ðề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam theo Quyết định số 1604/QÐ-NHNN.
Theo đó, quy mơ dư nợ tín dụng xanh đang tăng lên nhanh chóng. Ban đầu, tín dụng xanh được triển khai dưới dạng chương trình thí điểm cho các
83
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) với tổng số tiền 2.000 tỉ VND (theo Chỉ Thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015). Chương trình này ban đầu được triển khai ở 3 NHTM nhà nước lớn nhất của Việt Nam (Vietcombank, BIDV và Agribank) cùng một NHTM tư nhân (Sacombank), NHTM duy nhất có chính sách tín dụng xanh và các hướng dẫn quản lí dự án tín dụng xanh. Kết quả triển khai tương đối tích cực, đầu tư được cho 26 dự án về năng lượng tái tạo, quản lí chất thải và nơng nghiệp hữu cơ. Lãi suất được áp dụng cho DNNVV sẽ thấp hơn 1-3% so với lãi suất thị trường. Các NHTM tham gia vào chương trình được tái cấp vốn bởi NHNN với lãi suất thấp hơn 1% so với thông thường. Chương trình thí điểm đầu tiên này có vai trị rất quan trọng, tạo nguồn vốn mồi để dẫn dắt các NHTM chú trọng hơn vào thực hiện đầu tư xanh. Theo thơng tin từ NHNN, dư nợ tín dụng xanh đã tăng từ hơn 71 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2015 lên mức hơn 237,9 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2018, tương ứng mức tăng 234,57% trong ba năm qua, trung bình tăng 54,4%/năm, gấp gần ba lần mức tăng trưởng tín dụng bình qn giai đoạn này. Tốc độ tăng trưởng tín dụng xanh tiếp tục được duy trì trong năm 2019, đến hết quý II/2019, dư nợ tín dụng đối với các dự án xanh là 310.600 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh tăng tương ứng từ 1,55% (2015) lên mức 4,18% (quý II/2019). Ngoài ra, tỷ lệ dư nợ tín dụng đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội tăng từ 3,41% vào cuối năm 2016 lên mức 4,22% vào cuối Quý I/2019.
Nguồn vốn đầu tư tín dụng xanh được đa dạng hóa, gồm 2 dạng chính. Một là, các NHTM chủ động sử dụng nguồn vốn huy động được để cho vay vào lĩnh vực xanh mặc dù đây phần lớn là lĩnh vực mới (năng lượng tái tạo, xử lý rác thải…) và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro (rủi ro công nghệ, thời hạn cho vay dài…). Đã có khoảng 20 NHTM chủ động triển khai các sản phẩm tín dụng xanh và nguồn vốn tự huy động của các NHTM đóng vai trò chủ yếu (chiếm đến 61%). Hai là, nguồn vốn vay/nhận ủy thác từ các tổ chức quốc tế
84
cũng đóng vai trị tích cực. Theo nghiên cứu của Cát Quang Dương (2016), tỷ trọng nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức này chiếm 23% tổng dư nợ tín dụng xanh của toàn ngành ngân hàng. Tiêu biểu có thể kể đến như nguồn vốn hỗ trợ từ WB, ADB, IFC để thực hiện cho vay các dự án xanh cho một số ngân hàng như BIDV, VPB, TCB, OCB, TPB…v.v. Ví dụ điển hình như tại BIDV, trước đây đã nhận được nguồn vốn từ 2 dự án lớn của WB là tài chính nơng thơng (TCNT) và Chuyển đổi nơng nghiệp bền vững tại Việt Nam (VNSAT), với các yêu cầu khắt khe về Môi trường và xã hội, xây dựng được cơ chế riêng và chuyên gia trong lĩnh vực môi trường theo các tiêu chuẩn cao của thế giới. Từ năm 2018, BIDV được ADB lựa chọn tài trợ khoản vay tín chấp lớn nhất châu Á năm 2018, giá trị 300 triệu USD để phục vụ cho vay DNNVV, với các yêu cầu cũng rất khắt khe về môi trường và BIDV cũng đã đáp ứng, đang triển khai.
Số lượng NHTM triển khai các sản phẩm tín dụng xanh gia tăng nhanh chóng. Từ con số 3 NHTM theo chương trình thí điểm vào năm 2016 thì đến q I/2019, đã có gần 20 NHTM triển khai các sản phẩm tín dụng xanh (trên tổng số 178 TCTD, khơng bao gồm quỹ tín dụng nhân dân). Các ngân hàng chính sách (như NH chính sách xã hội, Ngân hàng phát triển) tích cực triển khai các dự án tăng trưởng bền vững hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân (như nước sạch vệ sinh môi trường, chống biến đổi khí hậu…). Các NHTM nhà nước tiếp tục mở rộng triển khai tín dụng xanh từ chương trình của NHNN. Các NHTM tư nhân và Ngân hàng nước ngồi cũng tích cực tung ra các sản phẩm hướng đến phát triển bền vững.
85
Bảng 3.5. Các sản phẩm tín dụng xanh hiện có tại một số NHTM
TT Ngân hàng Sản phẩm
1 Agribank - Cho vay nông nghiệp sạch, công nghệ cao - Cho vay năng lượng tái tạo
- Cho vay xử lý chất thải, phịng chống ơ nhiễm - Cho vay nông nghiệp xanh
2 Vietinbank - Cho vay các dự án tiết kiệm và hiệu quả năng lượng - Chương trình tín dụng mơi trường EIB
- Chương trình tín dụng GCPF 4 Sacombank - Cho vay nông thôn, lâm nghiệp
- Cho vay đầu tư nhà kính
- Cho vay các dự án tái chế chất thải, năng lựợng tái tạo 5 BIDV - Cho vay nông nghiệp, nông thôn, nông nghiệp công
nghệ cao
- Cho vay phát triển năng lượng tái tạo - Cho vay các dự án thủy điện
6 Vietcombank - Cho vay dự án GIF - hỗ trợ đầu tư xanh thuộc khuôn khổ dự án chuyển hóa cacbon thấp sang lĩnh vực tiết kiệm năng lượng
- Cho vay dự án phát triển năng lượng tái tạo từ nguồn vốn WB
- Cho vay DNNVV từ dự án SMEEP, SMEDF 7 Chính sách
xã hội
- Cho vay ngân sách nhằm thực hiện Chiến lược Quốc gia về nước sạch vệ sinh môi trường
- Cho vay dự án phát triển ngành lâm nghiệp
- Cho vay dự án bảo vệ và phát triển những vùng đất ngập nước ven biển miền Nam Việt Nam
8 NH Phát triển Việt Nam
- Chương trình tiết kiệm năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo (JICA)
- Hạn mức tín dụng chống biến đổi khí hậu – EIB 9 HD Bank - Cho vay nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao
- Cho vay DNNVV từ dự án SMEDF
- Cấp tín dụng xanh bảo vệ mơi trường và xã hội 11 Quân đội - Cho vay nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao
- Cho vay nông nghiệp, nông thôn 12 An Bình - Hạt gạo vàng
- Tín dụng nơng nghiệp thông minh 13 SHB - Cho vay nông nghiệp xanh
86
TT Ngân hàng Sản phẩm
- Cho vay xử lý chất thải, quản lý nước bền vững 14 Liên Việt - Cho vay nông nghiệp cơng nghệ cao
- Cho vay chương trình tài chính nơng thơn 15 Sài gịn Cơng
thương
- Cho vay năng lượng tái tạo - Cho vay năng lượng sạch - Cho vay tiết kiệm năng lượng - Cho vay nông nghiệp xanh 16 Sài gòn - Cho vay tiết kiệm năng lượng
- Cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 17 Bắc Á - Cho vay năng lượng tái tạo
- Cho vay nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao 18 BNP Paribas - Cho vay năng lượng tái tạo
- Cho vay quản lý nước và rác thải - Cho vay tái chế chất thải
- Cho vay hiệu quả năng lượng
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Ngân hàng Sacombank xây dựng hệ thống quản lý môi trường xã hội