Sử dụng ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp và các hoạt động đầu

Một phần của tài liệu Nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 101 - 107)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nguồn lực tài chính cho tăng

3.3.1. Sử dụng ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp và các hoạt động đầu

hồn trả; phát triển thị trường tài chính xanh.

Quá trình nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế về việc phát triển và thúc đẩu nguồn lực tài chính cho tăng trưởng được hệ thống thành 2 luồng quan điểm chính, bao gồm phát triển hệ thống tài chính xanh lấy Chính phủ, định chế tài chính lớn làm trọng tâm và (ii) phát triển hệ thống tài chính xanh lấy tổ chức tài chính vi mơ làm trọng tâm. Việc khảo cứu các kinh nghiệm ở các nước trong đề tài sẽ giúp xác định tính đặc thù của mơ hình này ở từng nước, đồng thời, trên cơ sở khái qt hóa, sẽ xác định tính phổ biến, khả năng nhân rộng và lựa chọn hướng đi phù hợp cho Việt Nam.

3.3.1. Sử dụng ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp và các hoạt động đầu tư cho tăng trưởng xanh đầu tư cho tăng trưởng xanh

Một là, hỗ trợ doanh nghiệp. Để khuyến khích doanh nghiệp thực hiện

các biện pháp bảo vệ môi trường, Chính phủ có thể lựa chọn: (i) Trợ cấp khơng hồn lại cho doanh nghiệp cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong tương lai; (ii) Hỗ trợ lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp nếu trong kế hoạch sản xuất kinh doanh thực hiện các biện pháp giảm bớt tác động tiêu cực tới môi trường; (iii) Trợ cấp qua thuế dưới hình thức miễn, giảm thuế khi doanh nghiệp áp dụng những biện pháp chống ô nhiễm môi trường theo quy định. Chính phủ các nước OECD (đặc biệt là Pháp, Đức,

94

Italia) thường áp dụng những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên đối với những ngành có tỷ lệ gây ơ nhiễm mơi trường cao nhưng doanh nghiệp khơng có đủ năng lực tài chính để thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm. Việc này tạo điều kiện để các doanh nghiệp hỗ mở rộng hơn nữa các hoạt động kinh doanh theo hướng thân thiện với môi trường.

Hai là, tăng chi đầu tư khuyến khích tiết kiệm năng lượng và bảo vệ

môi trường. Các hoạt động nghiên cứu và phát triển năng lượng xanh được các nước trên thế giới coi là hoạt động trọng tâm trong chiến lược tăng trưởng xanh với việc phát triển các năng lượng mặt trời, năng lượng gió và hệ thống pin mặt trời (Hàn Quốc); lập quỹ thưởng cho các doanh nghiệp tiến hành cải tạo kỹ thuật theo hướng tiết kiệm năng lượng và lập Quỹ chuyên biệt cho việc xử lý chất thải gây ô nhiễm (Trung Quốc). Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến như ở Mỹ và Nhật Bản cũng giúp giảm thiểu lượng khí thải carbon và ơ nhiễm môi trường ở những nước này.

Tại châu Á, Hàn Quốc cũng đã có cách tiếp cận trên cơ sở lấy định chế lớn làm trung tâm. Từ đó, đẩy mạnh tín dụng xanh trong hệ thống tài chính xanh. Chính phủ Hàn Quốc lập ra một tổ chức bảo lãnh tín dụng phi lợi nhuận gọi là Tổng cơng ty Cơng nghệ Tài chính (KOTEC). Tổ chức này hoạt động như một quỹ bảo lãnh tín dụng, giải quyết các vấn đề thiếu hụt nguồn tài chính do hạn chế về tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp khi vay vốn tại ngân hàng thương mại. Chính phủ đã thơng qua kế hoạch đầu tư 5.000 tỷ won (4,3 tỷ USD) vào năm 2008 để phát triển lĩnh vực năng lượng xanh đến năm 2012. Đây được xem là một phần trong chiến lược trọng điểm của Tổng thống Lee Myung-bak vốn được gọi là "Kế hoạch tăng trưởng xanh, ít carbon" nhằm đưa kinh tế Hàn Quốc phát triển theo hướng thân thiện với mơi trường. Theo quyết định của Chính phủ Hàn Quốc, từ 2008 đến năm 2012, khoản tiền trên sẽ được chi cho việc nghiên cứu và phát triển năng lượng xanh như: năng

95

lượng mặt trời, năng lượng gió và hệ thống pin mặt trời. Đặc biệt hơn, KOTEC là tổ chức tài chính duy nhất được đánh giá và cấp giấy phép xanh cho các doanh nghiệp. Mỗi công ty nhận được giấy phép xanh có thể áp dụng mức bảo lãnh lên đến 7 tỷ Won. Tính đến năm 2013, có đến 65% doanh nghiệp xanh đã nhận được sự hỗ trợ tín dụng từ KOTEC (Nguyễn Thị Minh Huệ và Tăng Thị Phúc (2017).

Trong khi đó, tại Trung Quốc, tháng 6/2011, Ủy ban cải cách phát triển Trung Quốc và Bộ Tài chính Trung Quốc đã có thơng báo về việc thành lập các quỹ thưởng chuyên biệt có nguồn từ ngân sách nhà nước để thưởng cho các doanh nghiệp tiến hành cải tạo kỹ thuật theo hướng tiết kiệm năng lượng, quỹ này là sự đổi mới khi thực hiện trên tinh thần thưởng thay cho hỗ trợ tài chính. Ngồi ra, Trung Quốc cũng thực hiện một số biện pháp khác như: hỗ trợ tài chính cho người tiêu dùng khi lựa chọn sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng (2009); thành lập Quỹ chuyên biệt cho việc xử lý chất thải gây ơ nhiễm (2007). Chính phủ Trung Quốc cũng thực hiện các chính sách trợ cấp nhằm khuyến khích phát triển nguồn năng lượng tái sinh thông qua các chương trình, dự án quốc gia như: Tài trợ từ ngân sách nhà nước cho dự án “Mặt trời vàng” thực hiện trong giai đoạn 2009-2011; Quỹ hỗ trợ tài chính cho việc mở rộng tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguồn năng lượng mới đối với xe ôtô.

Tương tự hướng tiếp cận phát triển hệ thống tài chính xanh của Hàn Quốc, song cho tới nay Trung Quốc đã không thực hiện thành công việc kiến tạo và hỗ trợ phát triển hệ thống tài chính xanh từ Chính phủ và các định chế tài chính lớn. Zhang, B., Yang, Y., & Bi, J (2011) đã theo dõi việc thực hiện chính sách tín dụng xanh ở Trung Quốc với quan điểm từ trên xuống và cải cách từ dưới lên đã điều tra việc thực hiện chính sách tín dụng xanh cả ở cấp quốc gia và cấp tỉnh do hiện nay Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra chính sách

96

tín dụng xanh để giảm nhẹ tác động môi trường của công nghiệp hóa bằng cách hạn chế cho vay tín dụng đối với các cơng ty và các dự án ảnh hưởng tới môi trường. Kết quả của nghiên cứu cho thấy chính sách tín dụng xanh khơng được thực hiện đầy đủ. Những vấn đề chính trong việc thực hiện chính sách tín dụng xanh ở Trung Quốc đó là chi tiết chính sách mơ hồ, tiêu chuẩn thực hiện không rõ ràng và thiếu các thông tin về môi trường đủ lớn để tác động lớn đến các ngành cơng nghiệp có mức tiêu thụ năng lượng cao, gây ơ nhiễm lớn. Mặc dù hiện nay, Chính phủ Trung Quốc nhận thức được những rủi ro từ vấn đề môi trường và đã quyết liệt ban hành nhiều chính sách cấp bách. Tuy vậy, việc giải quyết các vấn đề mơi trường ở quốc gia này có phần tích cực hơn chỉ khi được chuyển từ việc Chính phủ sử dụng nhiều biện pháp hành chính sang việc sử dụng các cơng cụ kinh tế, trong đó chính sách tín dụng xanh là một trong những cải cách quan trọng.

Tháng 12, 2007 Cục Bảo vệ Môi trường (SEPA), Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Ủy ban điều tiết ngân hàng Trung Quốc (CBRC) phối hợp ban hành quy định về thực hiện Chính sách bảo vệ mơi trường và Quy định để ngăn ngừa rủi ro tín dụng nhằm nhấn mạnh chính sách tín dụng như là công cụ bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp. Đây là khn khổ cơ bản của chính sách tín dụng xanh của Trung Quốc. Theo đó, hệ thống ngân hàng cung cấp các khoản vay với lãi suất, thời hạn khác nhau dựa trên quy mơ, loại hình, cơ sở kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường của doanh nghiệp. Đồng thời, các dự án bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển năng lượng mới có thể nhận được khoản vay với lãi suất thấp hơn. Trong khi các dự án đi kèm với ơ nhiễm chỉ có được các khoản vay hạn chế với lãi suất cao.

Theo báo cáo của công ty Pricewaterhouse Coopers Consultants (2013), đối với khu vực ngân hàng thì tài chính xanh được định nghĩa là q trình ra quyết định cho vay, giám sát và quản trị rủi ro sau khi cho vay nhóm

97

sản phẩm và dịch vụ tài chính nhằm khuyến khích các khoản đầu tư bảo vệ môi trường, hỗ trợ triển khai các ngành công nghiệp, dự án hoặc cơng nghệ ít gây ra tác hại tiêu cực đối với mơi trường. Ví dụ như đầu tư vào các ngành cơng nghiệp có tỷ lệ khí thải carbon thấp, khuyến khích sử dụng cơng nghệ tái tạo năng lượng. Nguyễn Thị Minh Huệ và cộng sự (2017) thấy rằng trong q trình vận hành chính sách tín dụng xanh, hệ thống NHTM ở Trung Quốc cũng gặp phải một số vấn đề.Thứ nhất là hệ thống pháp luật cịn thiếu nhất qn bởi chính sách tín dụng xanh chỉ mang tính chất hướng dẫn chứ chưa thành thơng lệ bắt buộc nên một số ngân hàng vì chạy theo lợi nhuận khi muốn giữ chân khách hàng đã phá vỡ các quy định có liên quan mà khơng bị trừng phạt hoặc trừng phạt nhẹ. Bên cạnh đó, chưa có hệ thống thống nhất về quy trình, cơ chế hoạt động cấp tín dụng xanh cho tất cả các NHTM điều này gây khó khăn cho việc đánh giá, giám sát thực hiện các hiệu ứng của tín dụng xanh. Thứ hai, do việc thực thi của hệ thống pháp luật chưa lành mạnh hồn tồn vì vậy hiệu lực thi hành tín dụng xanh là khơng cao. Sự tồn tại của chủ nghĩa bảo hộ địa phương ở các ngành công nghiệp mang lại nguồn thu ngân sách cho chính quyền sở tại. Thứ ba, sự tồn tại vấn đề thông tin khơng hồn hảo giữa doanh nghiệp và ngân hàng để hỗ trợ thực hiện chính sách tín dụng xanh. (Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, 2014).

Ba là, tăng chi cho trợ cấp, các chương trình quốc gia thực hiện hỗ trợ

tăng trưởng xanh như trợ cấp việc làm, tạo ra việc làm trực tiếp, các chương trình giáo dục, đào tạo… ưu tiên cho các chương trình liên quan đến giáo dục và đào tạo thay vì trợ cấp trong các khu vực tư nhân hay tạo việc làm trực tiếp trong khu vực công. Theo kết quả khảo sát của OECD cho thấy rằng đa phần các quốc gia đều chọn hình thức đào tạo và giáo dục (Mỹ, Úc, Áo, Bỉ, Canada, Séc, Hungary, Slovenia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc) làm biện pháp thực hiện liên quan đến tăng trưởng xanh, và cũng có một số nước sử dụng hình thức trợ cấp việc làm (Úc, Bỉ, Séc, Hy Lạp, Hungary).

98

Ví như tại Mỹ, ngân hàng xanh và hoạt động ngân hàng xanh dưới sự hỗ trợ của Nhà nước trong các vấn đề liên quan đến khung khổ pháp lý có tính chất quyết định tới sự phát triển hệ thống tài chính xanh. Luật Ngân hàng Xanh đã chính thức ra đời và được Hạ Viện, Nghị viện thông qua vào năm 2005. Việc hoàn thiện khung khổ pháp lý về ngân hàng xanh là một điểm sáng của các nước phát triển. Hiệp hội vốn xanh (Coalition for Green Capital- CGC) với tư cách là một tổ chức phi Chính phủ được thành lập theo điều 501(c)(3) Luật ICC năm 2012, có chức năng làm cầu nối giữa các ngân hàng xanh và các sáng kiến để kết nối ý tưởng ngân hàng xanh. Năm 2014, CGC đã có tiếng vang lớn trong việc thành lập Viện Ngân hàng Xanh với tư cách là cơ quan nghiên cứu về ngân hàng xanh, đại diện cho việc sản xuất các ý tưởng ngân hàng xanh của các chuyên gia và nhà lãnh đạo từ hơn một nửa số bang trên toàn nước Mỹ (Nguyễn Phú Hà, 2017).

Một nghiên cứu về vai trò tiềm năng của Ngân hàng xanh ở bang California (Ngân hàng Xanh được thành lập do Nhà nước bảo trợ tại Connecticut vào năm 2011), Chris Juhnke và các cộng sự (2012) bằng phương pháp phỏng vấn một số chuyên gia, cả trong ngành tài chính và trong ngành năng lượng, sau đó tiến hành phân tích sâu về các mơ hình Ngân hàng Xanh đang nổi lên hiện nay thông qua xem xét định lượng về hiệu quả năng lượng và thị trường phân phối đã đánh giá tác động tiềm năng của một Ngân hàng xanh-Green Bank trong hiệu quả về năng lượng và hệ phân tán, dựa trên 6 tiêu chí: (1) số lượng dự án bổ sung được tài trợ, (2) hiệu quả chi phí của ngân hàng, (3) lợi ích tăng thêm được cung cấp bởi ngân hàng, (4) tính khả thi quản lý của ngân hàng, (5) sự dễ dàng tích hợp với các chương trình hiện có của Chính phủ và (6) tính khả thi về mặt chính trị. Qua đó, nghiên cứu đã chứng minh sự có mặt của Ngân hàng xanh đã giúp tăng dòng chảy của chi phí vốn cạnh tranh hiệu quả, từ đó giúp nhà nước đạt được mục tiêu năng

99

lượng sạch và giúp giảm bớt rất nhiều những vấn đề hiện đang gây rắc rối cho thị trường này.

Quan sát việc hỗ trợ tăng trưởng xanh tại các quốc gia cho thấy, trợ cấp và chính sách hỗ trợ cơng nghệ là những công cụ chi tiêu tiềm năng hỗ trợ cho chiến lược tăng trưởng xanh. Mặc dù trợ cấp địi hỏi chi phí ngân sách lớn, nhưng trợ cấp khuyến khích chuyển đổi sang các hoạt động xanh thường được sử dụng nhiều hơn các công cụ định giá bởi lẽ nó tác động trực tiếp đến hoạt động của sản xuất của doanh nghiệp và hành vi mua mua của người tiêu dùng, trong đó các cơng cụ định giá tác động gián tiếp thông qua việc thay đổi về giá bán do tăng hoặc giảm chi phí (tăng hoặc giảm thuế) cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)