CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thông tin
Nguồn số liệu, thông tin được sử dụng trong luận văn được thu thập từ các nguồn chính thống sau đây:
- Các Báo cáo, đề án, tài liệu sẵn có từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng nước, Bộ Tài chính
• Rà sốt tài liệu
• Xác định mục tiêu nghiên cứu • Xây dựng câu hỏi nghiên cứu Xác định vấn đề, hình
thành mục tiêu nghiên cứu
• Cơ sở lý thuyết
• Các nguồn thơng tin: sơ cấp, thứ cấp • Phương pháp và công cụ thu thập thông tin Xây dựng khung lý thyết
và kế hoạch thu thập thông tin
• Các báo cáo, tài liệu sẵn có
• Số liệu thứ cấp từ TCTK, Bộ KH&ĐT, Bộ TC,... • Tham vấn ý kiến chuyên gia
Thu thập thông tin
• Xứ lý dữ liệu thu thập được, xây dựng thành các bảng biểu minh họa
• Phân tích kinh nghiệm quốc tế Phân tích thơng tin
• Phân tích và viết dự thảo kết quả nghiên cứu • Rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam Trình bày kết quả nghiên
54
- Các nghiên cứu trước đó của các chuyên gia trong và ngoài nước; các báo cáo đã xuất bản, các cơng trình nghiên cứu của các trường đại học, viện nghiên cứu.
- Số liệu thứ cấp từ Tổng cục thống kê, Ngân hàng nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài ngun và Mơi trường;
- Cơ sỡ dữ liệu sẵn có của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. - Phân tích tổng quan tài liệu: là cách thức rà sốt, đánh giá các tài liệu có sẵn để có được bức tranh chung về tăng trưởng xanh, nguồn lực cho tăng trưởng xanh, các kinh nghiệm của quốc tế, từ đó phân tích thực trạng phát triển nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh và đưa ra các giải pháp thúc đẩy nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh.
- Xin ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan để thảo luận quan điểm và định hướng phát triển, bài học kinh nghiệm, khả năng áp dụng và những giải pháp thúc đẩy nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh.
2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả, phân tích định tính
Phương pháp thống kê mơ tả được sử dụng để mơ tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được qua các cách thức khác nhau. Phương pháp này được sử dụng nhiều trong Chương III khi phân tích thực trạng phát triển nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh ở Việt Nam. Phân tích, đánh giá nhận định cùng với phân tích đồ họa đơn giản qua các hình vẽ, bảng biểu, hộp tình huống điển hình, phương pháp này giúp hình thành nền tảng phân tích cho luận văn. Một số kỹ thuật thống kê mơ tả và phân tích được sử dụng trong luận văn này bao gồm (i) biểu diễn dữ liệu bằng các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc so sánh dữ liệu; (ii) Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt; và (iii) thống kê tóm tắt mơ tả dữ liệu.
Bên cạnh đó, ở những phần nhất định trong luận văn, phương pháp phân tích SWOT (Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Nguy cơ) của một số
55
nguồn tài chính xanh cũng được áp dụng để phân tích. Mặc dù có thể khơng đầy đủ cả 4 phần của phân tích SWOT nhưng các khía cạnh điểm mạnh (S), Điểm yếu (W) – vốn là yếu tố bên trong của chủ thể được phân tích; hay Cơ hội (O), Thách thức (T) – vốn các yếu tố bên ngoài tác động đến nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh được cân nhắc phân tích.
2.3.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia
Phu o ng pháp chuye n gia thực chất là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chun gia có trình độ cao, hoặc có chun mơn trong lĩnh vực chuyên ngành để xem xét, nhận định một vấn đề, và đưa ra giải pháp tối ưu cho vấn đề.
Trong phạm vi luận văn này, phương pháp tham vấn chuyên gia được sử dụng để thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo về các vấn đề:
- Đánh giá vai trị của nguồn lực tài chính đối với tăng trưởng xanh; - Chia sẻ kinh nghiệm từ một số các quốc gia và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;
- Phân tích, đánh giá nhận định về khung khổ pháp lý đối với tăng trưởng xanh;
- Đánh giá, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong việc phát triển nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh ở Việt Nam; và
- Đề xuất những giải pháp đối với thúc đẩy nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh.
Với khuôn khổ luận văn này, chuyên gia của một số cơ quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục thống kê, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng nhà nước; các viện nghiên cứu, trường đại học,… đã được tham vấn.
56
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO TĂNG TRƢỞNG XANH Ở VIỆT NAM, KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI
HỌC CHO VIỆT NAM
3.1. Khung chính sách và bối cảnh phát triển nguồn lực tài chính cho tăng trƣởng xanh tại Việt Nam
Tại Việt Nam, đã có khung pháp lý định hướng cho phát triển tăng trưởng xanh, trong đó có cả sản phẩm trái phiếu xanh; Quyết định 1393/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; Quyết định 403/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020. Đặc biệt, ngày 20/10/2015, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 2183/QĐ-BTC phê duyệt Kế hoạch hành động của ngành tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020, trong đó có việc phải hồn thiện khung chính sách về thị trường vốn xanh với việc phát hành trái phiếu cho các dự án, chương trình và lĩnh vực xanh (sản phẩm là trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương phục vụ cho mục tiêu, chương trình dự án xanh). Chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam được coi là chiến lược thúc đẩy quá trình tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thông qua tăng cường đầu tư vào đổi mới công nghệ, vốn tự nhiên, cơng cụ kinh tế, từ đó góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nghèo và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.
Hệ thống pháp luật về tài chính xanh tại Việt Nam đã được quan tâm và xây dựng từ ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 về Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020.
57
Chiến lược tăng trưởng xanh với các quan điểm: (i) tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; (ii) tăng trưởng xanh phải do con người và vì con người, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; (iii) tăng trưởng xanh dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng mơi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế; tăng trưởng xanh phải dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam; và (iv) tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội.
3.1.1. Chính sách phát triển thị trường vốn xanh
Bộ Tài chính đã xây dựng định hướng phát triển thị trường tài chính xanh chung theo Quyết định số 2183/QĐ-BTC về Kế hoạch hành động ngành tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 vào tháng 10/2015. Trên cơ sở đó, các quy định pháp luật cụ thể được ban hành là Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 6/10/2015, Nghị định 95/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018.
Cụ thể, Quyết định số 2183/QĐ-BTC (tháng 10/2015) là văn bản nền tảng trong phát triển thị trường vốn xanh tại Việt Nam. Bộ Tài chính xác định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính bao gồm: (i) Bộ Tài chính cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các sản phẩm của thị trường vốn xanh bao gồm: Trái phiếu xanh (các trái phiếu của doanh nghiệp xanh, phát hành cho các dự án xanh hoặc các sản phẩm xanh); Trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương phục vụ cho các mục tiêu, chương trình, dự án xanh; Các chỉ số xanh, chỉ số bền vững, chỉ số carbon; Các chứng chỉ,
58
chứng chỉ đầu tư xanh của các quỹ đầu tư phát hành.; (ii) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Sở GDCK nghiên cứu xây dựng khung tài chính xanh cho thị trường vốn như: ban hành các quy định, điều kiện khi niêm yết cổ phiếu (niêm yết xanh), báo cáo (trong báo cáo bền vững) và trong giám sát (theo các tiêu chí tài chính xanh).
Nghị định 95/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 đã lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về trái phiếu xanh tại Việt Nam cũng như quy định về việc tổ chức phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch loại trái phiếu này. Theo đó, Trái phiếu xanh tại Việt Nam là một loại trái phiếu Chính phủ. Như vậy, hàng hóa trên thị trường trái phiếu xanh mới chỉ có trái phiếu Chính phủ, chưa cơng nhận các loại trái phiếu xanh được phát hành từ các chủ thể khác trong nền kinh tế như ngân hàng, doanh nghiệp… Để triển khai phát hành trái phiếu xanh, Nghị định cũng yêu cầu Bộ Tài chính đầu mối xây dựng Đề án phát hành trái phiếu chính phủ xanh báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đến nay, Đề án đang được xây dựng với những nội dung lớn gồm mục đích và khối lượng phát hành; điều kiện, điều khoản của trái phiếu; việc đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch… Như vậy, khuôn khổ pháp lý đến nay đã định nghĩa được sản phẩm trên thị trường trái phiếu xanh của Việt Nam, và đang xây dựng Đề án phát hành để triển khai rộng rãi trên thị trường.
Tại Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 6/10/2015 về hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK, Bộ Tài chính đã quy định các doanh nghiệp phải công bố thông tin môi trường và xã hội. Đây là văn bản mang tính chất bắt buộc đầu tiên đối với các doanh nghiệp về công bố các thông tin phát triển bền vững. Cụ thể, khi các doanh nghiệp công bố Báo cáo thường niên sẽ phải công bố các mục tiêu phát triển bền vững (môi trường, xã hội và cộng đồng) và chương trình chính liên quan đến ngắn hạn và trung hạn. Từ đó, nâng dần ý thức bảo vệ môi trường, hướng đến một thị trường chứng khoán xanh. Đồng
59
thời, việc áp dụng Thông tư này cũng đưa ra thêm một tiêu chí để các nhà đầu tư cân nhắc khi đầu tư, từ đó, tạo điều kiện cho các sản phẩm chứng khoán xanh dễ dàng được lựa chọn hơn.
3.1.2. Chính sách phát triển ngân hàng xanh
Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã ban hành các chính sách phát triển ngân hàng xanh từ hoàn thiện Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng (Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ngày 6/8/2015), Đề án phát triển ngân hàng xanh (Quyết định số 1604/QĐ-NHNN) và các chương trình tín dụng góp phần sử dụng tài nguyên hiệu quả, tạo sinh kế và nâng cao mức sống của người dân, giải quyết từng bước các vấn đề môi trường và xã hội; ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực theo hướng đầu tư theo chiều sâu, sử dụng công nghệ cao…v.v.
Bao trùm là Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ngày 6/8/2015 về Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng để thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020. Các định hướng, phương pháp để thực hiện xanh hóa ngành ngân hàng đã được đưa ra khá đầy đủ. Cụ thể, kế hoạch có 4 nội dung thực thi chính là: (i) Rà sốt, điều chỉnh và hoàn thiện thể chế về ngân hàng và tín dụng phù hợp với những mục tiêu tăng trưởng xanh, (ii)
Tăng cường năng lực cho hệ thống ngân hàng trong thực hiện ngân hàng - tín dụng xanh, (iii) Xây dựng các giải pháp nhằm thúc đẩy các sản phẩm ngân hàng - tín dụng xanh, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh, (iv) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về hoạt động ngân hàng - tín dụng xanh.
Đồng thời, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN đã bổ sung quy định TCTD chỉ được cấp tín dụng khi khách hàng đáp ứng đầy đủ quy định pháp luật bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường. Năm 2017, NHNN ban hành Chỉ thị 01/2017/CT-NHNN, trong đó, yêu cầu triển khai mạnh mẽ với Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng đến năm 2020.
60
Tiếp đến, tháng 8/2018, Thống đốc đã ban hành Quyết định số 1604/QĐ-NHNN phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam. Đề án đưa ra 03 mục tiêu cụ thể đối với ngành ngân hàng là: (i) Từng bước tăng tỷ trọng tín dụng cho các ngành, lĩnh vực xanh; (ii) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ đi cùng với xây dựng thói quen thân thiện với môi trường cho khách hàng; (ii) Phấn đấu đến năm 2025, 100% ngân hàng thực hiện đánh giá rủi ro môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; Áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường cho các dự án được ngân hàng cấp vốn vay; 60% ngân hàng tiếp cận được nguồn vốn xanh và triển khai cho vay các dự án tín dụng xanh...v.v. Đề án cũng đưa ra những giải pháp và lộ trình thực hiện các mục tiêu này trong giai đoạn từ năm 2018-2025.
Cũng trong năm 2018, NHNN đã phối hợp với IFC ban hành hướng dẫn dành cho các TCTD khi cấp tín dụng cho 10 ngành kinh tế có rủi ro mơi trường và xã hội (RRMT&XH) cao nhất (bao gồm: nơng nghiệp; hóa chất; xây dựng cơ sở hạ tầng; năng lượng; thực phẩm và đồ uống; sản xuất may mặc, da và sản phẩm dệt may; dầu khí; xử lý và tái chế chất thải; khai khoáng và ngành sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại).
Bên cạnh đó, chính sách tín dụng xanh được NHNN quan tâm thực hiện từ khá sớm. Từ trước thời điểm Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng để thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 được ban hành vào giữa năm 2015, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 03/CT- NHNN ngày 24/03/2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Theo đó, các TCTD tập trung nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh thân thiện với mơi trường và xã hội, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh; thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh; cũng như nghiên cứu và triển khai các giải pháp quản lý rủi ro môi trường và xã hội
61
trong hoạt động cấp tín dụng của bản thân TCTD. Đây là văn bản có tính gợi mở, định hướng cho hoạt động cấp tín dụng xanh của các NHTM. Theo đánh giá của WWF (2019), văn bản này cho thấy NHNN mong muốn khuyến khích các NHTM thực hiện quản lý tốt các rủi ro ESG trong mọi hoạt động. Tiếp sau, thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh NHNNg đối với khách hàng được ban hành nhằm bổ sung quy định về nguyên tắc cho vay hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng. Trong đó, các NHTM chỉ được cho vay với các khách hàng đáp ứng được các quy định của pháp luật có liên quan bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường. Tức là, ngân hàng phải chọn lọc đối tượng khách hàng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về mơi trường. Bên cạnh đó, NHNN cũng ban hành chính sách trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên là các lĩnh vực thân thiện với môi trường, như nông nghiệp, nông thôn; đặc biệt là các lĩnh vực nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Mức lãi