CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh tại Việt Nam
3.2.2. Nguồn tài chính của doanh nghiệp
Những đánh giá từ khảo sát Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2016 cho biết mức độ nhận biết và quan tâm về môi trường của các doanh nghiệp. Đa số các doanh nghiệp đều biết đến các quy định về môi trường áp dụng với các doanh nghiệp (87%), nhưng trong số đó các doanh nghiệp trong
71
nước chiếm thiểu số. Khảo sát cũng chỉ ra rằng hầu hết các doanh nghiệp nhận thức rằng bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng và họ sẵn sàng dành mức chi phí hợp lí cho các hoạt động vì mơi trường. Một lượng đáng kể các doanh nghiệp cho rằng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ (khoảng 35%), và một số ít cho rằng hiện trạng này sâu sắc đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Tuy nhiên, những con số về thực hiện các quy định về môi trường của các doanh nghiệp này còn rất khiêm tốn. Hơn 80% doanh nghiệp tại Việt Nam chưa thi hành đầy đủ các quy định về môi trường trong sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp này cho rằng quy mơ của họ cịn nhỏ để gây ảnh hưởng xấu đến mơi trường, trong khi đó những quy định về mơi trường đưa ra quá rườm rà và chi phí cao. Nhưng theo kết quả khảo sát, phần lớn doanh nghiệp áp dụng những quy chế nội bộ nhằm bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp này có những “chính sách xanh” góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường như sử dụng tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng.
Hình 3.9. Số lượng DN ngồi nhà nước
Hình 3.10. Vốn ngồi NN cho cung cấp nước và xử lý chất thải
Nguồn: TCTK
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho thấy Việt Nam có những kết quả tốt trong việc triển khai Cơ chế phát triển sạch (CDM). Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới về số lượng dự án, với hơn 250 dự án CDM được Ban
72
Điều hành CDM cơng nhận, nâng tổng lượng cắt giảm khí nhà kính tiềm năng lên khoảng 137,4 triệu tấn CO2 tương đương trong thời hạn tín chỉ. Việc giảm phát thải được Ban Điều hành CDM xác nhận đã được tính tốn là hơn 10 triệu tấn, đứng thứ 11 trên thế giới.
Làn sóng khởi nghiệp xanh ngày càng mạnh. Các doanh nghiệp trẻ hay các nhà đầu tư đều đang dần nhận thức hướng tới phát triển bền vững. Startup xanh đón vốn đầu tư và đang rất được quan tâm chú ý. Trong cuộc thi Startup wheel 2016, những dự án được các nhà đầu tư đánh giá cao là những dự án có yếu tố “xanh”, “sạch”, như Chả cá sạch Kamaboko, Sữa từ hạt MHouse, Dưa lưới trong nhà màng… Dự án được u thích nhất, thơng qua hình thức đầu tư bằng phiếu của chương trình cũng là dự án Nơng nghiệp thơng minh.
Thực tế cho thấy, tại Việt Nam, các doanh nghiệp quy mô đủ lớn đã bắt đầu quan tâm thỏa đáng hơn tới bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội. Một số doanh nghiệp điển hình trong xu hướng đầu tư xanh, cụ thể:
Tập đoàn Vingroup (Xây dựng các khu du lịch xanh, khu đô thị sinh thái, tòa nhà tiết kiệm năng lượng; “Siêu thị xanh”: giảm thiểu hoặc thay thế các vật liệu nhựa sử dụng 1 lần bằng các vật phẩm thân thiện với môi trường; Kinh doanh xe bus điện theo mơ hình phi lợi nhuận);
Vinamilk (Sử dụng nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; Duy trì
và cải tiến hệ thống kiểm soát chất thải, gia tăng hiệu quả thu hồi, xử lý và tái sử dụng nước; Cải tạo, nâng cao nguồn dinh dưỡng cho đất bằng các phương pháp vi sinh, tự nhiên; Sử dụng nguồn vật liệu có thể tái chế và giảm mức độ sử dụng vật liệu nhựa);
Tập đoàn Hoa Sen (Đầu tư hệ thống thu hồi nhiệt trong quá trình sản xuất,
hệ thống tái sinh và tuần hoàn nước để lọc và sử dụng gần như 100% lượng nước sử dụng trong sản xuất, sử dụng nhiên liệu có suất thu hồi nhiệt cao như khí gas, tận dụng nhiên liệu thay thế trấu ép);
73
Công ty Coca Cola Việt Nam (Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy
đang ứng dụng công nghệ xử lý vi sinh nước thải bằng phương pháp lọc màng; Hợp tác với WWF Việt Nam để tái sinh Vườn Quốc gia Tràm Chim; Dự án “Nước sạch cho cộng đồng”).
Khảo sát những nhân tố tác động đến đầu tư xanh của doanh nghiệp cho thấy việc đầu tư xanh của doanh nghiệp tại Việt Nam chịu tác dụng bởi nhóm yếu tố chính (i) lĩnh vực đầu tư; (ii) nguồn vốn tiếp cận để tài trợ cho hoạt động đầu tư; (iii) những ưu đãi trong tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đầu tư; (iv) chính sách hỗ trợ phát triển đầu tư xanh của Chính phủ; và (v) chính sách hỗ trợ phát triển đầu tư xanh của Ngân hàng. Đa số các phản hồi nằm ở mức trung lập, các doanh nghiệp dù đồng ý với những nhận định về hoạt động đầu tư xanh nhưng không đồng ý ở mức độ cao hoặc rất cao. Điều này cũng một phần phản ánh thực trạng đầu tư xanh đang diễn ra theo chiều hướng tích cực nhưng chưa thực sự có một mơi trường năng động.