Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen dưới (qp1)

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG nước NGẦM và đề XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC xử lý nước SINH HOẠT CHO NHÂN dân HUYỆN NHÀ bè (Trang 82 - 84)

: Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Pliocen dưới Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Pliocen trên

HIỆN TRẠNG ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN TẠI TPHCM VÀ HUYỆN NHÀ BÈ

4.1.4 Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen dưới (qp1)

Tầng chứa lỗ hổng trong các trầm tích Pleistocen dưới (được gọi tắt là tầng chứa nước qp1) bao gồm đất đá hạt thơ phần dưới của hệ tầng Pleistocen hạ (Q 11); Phân bố trên diện tích 2.042 km2, trong đĩ diện tích chứa nước dưới đất nhạt là 885 km2, diện tích chứa nước dưới đất mặn là 1157 km2. Phủ trực tiếp trên thành tạo khơng chứa nước N 22. Thường bị phủ bởi thành tạo địa chất khơng chứa nước Q11. Độ sâu tới mái tầng chứa nước thay đổi từ 11,0 mét đến 160,0m, trung bình 91,9m ; độ sâu tới đáy trong khoảng 25,0 ÷ 195,0m, trung bình 119,2m; bề dày thay đổi trong khoảng 1,8 ÷ 90,0m (trung bình 27,1m). Thành phần thạch học chủ yếu là cát mịn, mịn đến thơ cĩ lẫn sạn sỏi phân lớp và phân nhịp khá dày màu vàng, vàng nâu, trắng xám. Thường xen kẹp thấu kính cát bột, bột sét, bột cát.

Khu vực nghèo nước: Phân bố thành những khoảng nhỏ ở Củ Chi, Tân Phú, quận 12, quận 9 và Bình Chánh. Khu vực giàu nước trung bình: phân bố thành 2 khu vực: khu vực Củ Chi đến Bình Chánh và khu vực nội thành đến Cần Giờ. Khu vực giàu nước phân bố ở quận 7, quận 12, quận Thủ Đức, huyện Bình Chánh, Hĩc Mơn và phía tây huyện Củ Chi. Ranh mặn (M = 1,0g/l) của tầng chứa nước qp 1 được minh hoạ trong (xem Hình 2.5), ranh mặn này cũng chia lãnh thổ TPHCM thành 2

31

vùng với những đặc điểm sau:

Hình 4.5. Bản đồ địa chất thủy văn tầng chứa nước qp1 . [17]

Vùng phân bố nước nhạ t: cĩ diện tích là 885 km2, phân bố ở nửa phía bắc của TP.HCM, bao gồm tồn huyện Củ Chi, Hĩc Mơn, đến nội thành và một phần của huyện Bình Chánh và Thủ Đức. Nước siêu nhạt đến nhạt, độ tổng khống hĩa thay đổi trong khoảng 0,04 ÷ 0,73g/l (trung bình 0,17g/l); độ pH trong khoảng 3,25 ÷ 8,32 (trung bình: 6,48); nước mềm đến rất cứng với độ cứng trong khoảng 0,12 ÷ 6,72 mg/l (trung bình 1,56 mg/l). Loại hình hố học của nước gồm: clorua, clorua - bicacbonat, bicacbonat và ộtm ít mẫu là bicacbonat - clorua hoặc clorua - bicacbonat. Các thành phần hĩa học đặc trưng khác, v ùng phân bố nước mặn: cĩ diện tích 1157 km2, phân bố ở phía tây huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh, huyên Nhà Bè, quận 7 và huyện Cần Giờ. Nước mặn, độ tổng khống hĩa thay đổi trong khoảng 1,82 ÷ 14,21g/l (trung bình 7,27 g/l),độ pH trong khoảng 3,50 ÷ 7,50

(trung bình 4,75), nước cứng đến rất cứng với độ cứng tổng qu át trong khoảng 2,61 ÷ 91,25 mg/l (trung bình: 42,15 mg/l). Loại hình hĩa học của nước phổ biến:

clorua.[19]

Tầng chứa nước cĩ nguồn bổ cập chủ yếu từ các vùng cao phía bắc và đơng bắc chảy đến và một phần được bổ cập từ những dịng chảy lớn cĩ đáy xâm thực sâu. Miền thốt chủ yếu là chảy về phía nam (phía biển) và TNB, một phần chảy ra các

32

sơng suối lớn và một lượng đáng kể được khai thác sử dụng cho các hoạt động con người. Mực nước dưới mặt đất trung bình vào mùa khơ (tháng 4) các năm 2009, 2008, 2004 và 1999 ạit các cơng trình quan trắc nước dưới đất trong tầng chứa nước qp1. So với 10 năm trước (1999), mực nước dưới đất giảm từ 0,95m (Cần Giờ) đến -16,25m (huyện Bình Chánh). [19]

Tĩm lại: Tầng chứa nước qp1 nằm nơng, diện tích chứa nước nhạt khá lớn, chiều dày trong vùng phân ốb nước nhạt khơng lớn, mức độ chứa nước từ giàu đến nghèo, cĩ khả năng cung cấp nước nhỏ. Hiện nay trong vùng cĩ khá nhiều lỗ khoan khai thác cơng nghiệp và các lỗ khoan khai thác nhỏ hiện lấy nước trong tầng chứa nước này. Đã cĩ dấu hiệu tầng chứa nước bị khai thác quá mức dẫn đến mực nước giảm đặc biệt lớn tại khu vực quận 12.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG nước NGẦM và đề XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC xử lý nước SINH HOẠT CHO NHÂN dân HUYỆN NHÀ bè (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w