TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG nước NGẦM và đề XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC xử lý nước SINH HOẠT CHO NHÂN dân HUYỆN NHÀ bè (Trang 58)

: Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Pliocen dưới Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Pliocen trên

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

2. 1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Nước dưới đất là nguồn tài nguyên rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của mỗi địa phương. Nghiên cứu điều tra nguồn tài nguyên này, Nhà nước đã đầu tư các đề án, đề tài nghiên cứu về điều kiện địa chất thủ y văn, lập bản đồ địa chất thủy văn, đánh giá chất lượng và trữ lượng nước dưới đất, ứng dụng tin học trong phân tích và đánh giá, ừt đó đề ra các giải pháp quản lý, qui hoạch, phát triển và bảo vệ bền vững tài nguyên nước dưới đất. Trong những công trình nghiên cứu từ sau năm 1975 đến nay, đáng chú ý là các công trình:

Năm 1983, Liên đoàn Địa chất thủy văn - Địa chất công trình miền Nam thực hiện Báo cáo thành ậl p Bản đồ địa chất thuỷ văn Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 do tiến sĩ Trần Hồng Phú làm chủ biên. Kết quả nghiên cứu đã xếp vùng Tây Ninh thuộc phần rìa của bồn actezi, chia đất đá chứa nước trong vùng ra làm 4 phức hệ chứa nước lỗ hổng là Holocen (QIV), Pleistocen (QI-III), Pliocen (N2), Miocen trên (N13) và phức hệ chứa nước khe nứt Mesozoi (MZ). [10]

Năm 1983-1988, KS.Đoàn Văn Tín ãđ tiến hành lập bản đồ ĐCTV -ĐCCT tỷ lệ 1/50.000 TPHCM. Kết quả đã chi tiết hóa địa tầng, diện phân bố, khả năng chứa nước cùng đặc tính thủy hóa của các tầng chứa nước có mặt trong vùng. [11]

Năm 1988, KS. Vũ Văn Nghi lập báo cáo đánh giá trữ lượng Nhà máy Nước ngầm Hóc Môn. Báo cáo đã được Hội đồng Xét duyệt Trữ lượng Khoáng sản Nhà nước thông qua, ớvi cấp trữ lượng được phê duyệt: Cấp B = 46.000m 3/ngày, cấp C1=9.150m3/ngày, cấp C2=47.850 m3/ngày. [9]

Năm 1991, KS. Nguyễn Quốc Dũng lập Báo cáo kết quả thăm dò sơ bộ vùng Củ Chi-Hóc Môn ỷt lệ 1/25.000. Báo cáo đã được Hội đồng Đánh giá Trữ lượng Khoáng sản thông qua, cấp trữ lượng được phê chuẩn: Cấp A+B = 53.000m 3/ngày và cấp C1 = 30.000 m3/ngày. [4]

7

Năm 1993, KS. Lương Quang Luân lập Báo cáo kết quả tìm kiếm đánh giá NDĐ vùng Bình Chánh tỷ lệ 1/25.000, các cấp trữ lượng đã được Bộ Công nghiệp Nặng phê chuẩn như sau: cấp B = 33.420m 3/ngày, cấp C 1 = 9.080m3/ngày và cấp C 2 = 165.027m3/ngày. [8]

Năm 1998, Liên đoàn Địa chất thuỷ văn - Địa chất công trình miền Nam lập bản đồ địa chất thuỷ văn vùng Tây Ninh tỷ lệ 1:50.000 do kỹ sư Trần Anh Tuấn làm chủ biên. Diện tích nghiên cứu là 1050km 2, ở khu vực phía Nam tỉnh Tây Ninh. Kết quả vùng nghiên cứu phân chia ra thành tạo địa chất rất nghèo nước Holocen và 6 tầng chứa nước: tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen giữa - trên (qp2-3), Pleistocen dưới (qp1), Pliocen trên (m42), Pliocen dưới (m 41), Miocen (m3) và tầng chứa nước khe nứt Mesozoi (ms). [12]

Năm 1999, Liên đoàn Địa chất thuỷ văn - Địa chất công trình miền Nam lập Báo cáo điều tra đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất tỉnh Tây Ninh, kỹ sư Nguyễn Quốc Dũng làm chủ biên. Báo cáo chia đất đá chứa nước tỉnh Tây Ninh ra làm 6 tầng chứa nước nước lỗ hổng là Holocen (qh), Pleistocen giữa - trên (qp2-3), Pleistocen dưới (qp 1), Pliocen trên (m42), Pliocen dưới (m ), Miocen (m3) và 3 phức hệ chứa nước khe nứt Pleistocen (qp), Mesozoi (ms) và Paleozoi (ps). [3]

Năm 2006, Đánh giá trữ lượng nước dưới đất vùng Côn Đảo bằng phương pháp mô hình do Nguyễn Hữu Điền làm chủ biên; nghiên cứu này sử dụng mô hình đã có để thực hiện xác định từng thành phần tham gia hình thành trữ lượng 3.960m3/ngày ở đảo Côn Sơn. Mô hình được xây dựa theo nguồn dữ liệu khá đầy đủ có độ tin cậy cao nên có khả năng thực hiện được các bài toán ĐCTV trong vùng mà cụ thể là xác định được các nguồn hình thành trữ lượng khai thác nước dưới đất. [6]

2.2. Tính hình nghiên cứu tại nước ngoài

Tại hầu hết các nước phương Tây, quản lý tổng hợp tài nguyên nước nói chung và quản lý nước dưới đất nói riêng đã được thực hiện từ những năm 1980. Một cách tóm tắt quản lý thống nhất tài nguyên nước là việc quản lý một cách hài hòa 3 yếu tố: 1) Tài nguyên nước sẵn có, 2) Hệ thống kinh tế - xã hội - con người và 3) Cơ sở hạ tầng. Cụ thể hóa 3 yếu tố này trong quản lý, qui hoạch, sử dụng, phát triển và

8

bảo vệ bền vững tài nguyên nước dưới đất là: 1) Các hệ thống nước dưới đất, 2) Nhu cầu sử dụng nước dưới đất bao gồm cả các ảnh hưởng của con người tới nguồn nước dưới đất như: nhiễm bẩn nước dưới đất, hạ thấp quá mức mực nước dưới đất và 3) Toàn bộ các lỗ khoan khai thác nước dưới đất hiện có và dự kiến sẽ thực hiện trong tương lai.

Ở Pháp, việc thành lập cơ sở dữ liệu thống nhất phục vụ cho quản lý nước dưới đất đã được tiến hành từ những năm 1980 - 1990. Nhờ vậy, các nhà quản lý và Công ty khai thác nước của Pháp đã có thể lưu trữ, cập nhật và xử lý được một lượng lớn thông tin giúp cho việc đánh giá và dự báo thường xuyên về nước dưới đất, đề xuất các giải pháp khai thác hợp lý, hạn chế tác độ ng xấu đến môi trường. Ở thành phố London, Anh quốc, lượng nước dưới đất cung cấp cho sinh hoạt chiếm khoảng 20% nhu cầu của Thành phố, nước được khai thác từ tầng chứa nước đá phấn Cretaceous từ thế kỷ 19. Việc khai thác nước dưới đất gia tăng dẫn đến mực nước bị tụt giảm, nghiên cứu nước dưới đất và xây dựng Cơ sở dữ liệu được thực hiện để phục vụ cho việc quản lý khai thác nước. Ở Mỹ và Canada, việc nghiên cứu tin học trong ĐCTV đang rất phát triển. Các công ty và viện nghiên cứu như Boss International và Waterloo Hydrologic sản xuất các phần mềm đang được ứng dụng rộng rãi trong việc lập mô hình nước dưới đất như là GMS và Modflow. [25]

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới: Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện v.v... Ðể đánh giá chất lượng nước dưới góc độ ô nhiễm tác nhân sinh học, người ta thường dùng chỉ số coliform. Ðây là chỉ số phản ánh số lượng trong nước vi khuẩn coliform, thường không gây bệnh cho người và sinh vật, nhưng biểu hiện sự ô nhiễm nước bởi các tác nhân sinh học. Ðể xác định chỉ số coliform người ta nuôi cấy mẫu trong các dung dịch đặc biệt và đếm số lượng chúng sau một thời gian nhất định. Ô nhiễm nước được xác định theo các giá trị tiêu chuẩn môi trường.

Hiện tượng trên thường gặp ở các nước đang phát triển và chậm phát triển trên thế giới. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 1992, nước bị ô nhiễm gây ra bệnh tiêu chảy làm chết 3 triệu người và 900 triệu người mắc bệnh mỗi năm. Ðã có năm

9

số người bị mắc bệnh trên thế giới rất lớn như bệnh giun đũa 900 triệu người, bệnh sán máng 600 triệu người. Ðể hạn chế tác động tiêu cực của ô nhiễm vi sinh vật nguồn nước mặt, cần nghiên cứu các biện pháp xử lý nước thải, cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường sống của dân cư, tổ chức tốt hoạt động y tế và dịch vụ công cộng. [25]

Nghiên cứu ở Nhật: “Đánh giá ô nhiễm nước ngầm bằng cách lọc nitrate từ trồng rau chuyên sâu bằng cách sử dụng hệ thống thông tin địa lý” tháng 1 năm 2003. Nghiên cứu này sử dụng côn g nghệ Hệ thống thông tin địa lý (GIS) để điều tra ô nhiễm nitrate trong nước ngầm bởi phân bón hoá chất nông nghiệp tại

Kakamigahara, quận Gifu, miền trung Nhật Bản. Chuyên đề thông tin và dữ liệu hóa học của nước ngầm từ cao đã được phân tích trong một m ôi trường GIS để nghiên cứu mức độ và biến thể của ô nhiễm nitrat và thiết lập các mối quan hệ không gian với các loại sử dụng đất. Tương quan nồng độ của Ca 2+, Mg2+, SO42-, NO3-, phản ánh tính chất ô nhiễm các tầng nước ngầm ở Kakamigahara. Chín mươi phần trăm của các mẫu nước cho thấy nồng độ nitrate ở trên các giá trị con người bị ảnh hưởng (3mg/l NO3-), trong khi hơn 30% ãđ vượt quá mức tối đa có thể chấp nhận được (44 mg/l NO3-) theo quy định của Nhật Bản quy định. Các phân tích không gian chỉ ra rằng nước ngầm nhiễm nitrat là liên kết chặt chẽ với một lớp học cụ thể sử dụng đất, các "lĩnh vực thực vật". Nồng độ nitrate nước ngầm theo các lĩnh vực thực vật cao hơn đáng kể so với dưới đất đô thị hoặc các lĩnh vực lúa. Hầu hết mức độ nitrate không thể chấp nhận được gặp phải trong các lỗ khoan được phân công "lĩnh vực thực vật" nhưng một số cũng được tìm thấy trong các lỗ khoan được phân bổ cho lớp học "đô thị". Do đó, các lĩnh vực thực vật được coi là nguồn chính của ô nhiễm nitrat trong nước ngầm ở các Kakamigahara. [25]

Nghiên cứu về nước ở Úc:

. Theo H -

10

60% nhu cầu cần thiết”.

n thế giới trong thế kỷ thứ 21”. [22]

2.3 Tính mới của luận văn

Ứng dụng kết phương pháp đo carota chọn vị tầng chứa nước tốt ít bị ô nhiễm mặn.

Phân tích mẫu nước thực tế tại phòng thí nghiệm;

Ứng dụng thực tiển kết quả đạt được sau khi xử lý nguồn nước ô nhiễm và đề xuất công nghệ xử lý nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn cho nhân dân huyện Nhà Bè nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.

11

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG nước NGẦM và đề XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC xử lý nước SINH HOẠT CHO NHÂN dân HUYỆN NHÀ bè (Trang 58)

w