: Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Pliocen dưới Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Pliocen trên
HIỆN TRẠNG ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN TẠI TPHCM VÀ HUYỆN NHÀ BÈ
4.1.6 Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Pliocen dưới (n21)
Phân bố khá rộng, bị tầng chứa nước Pliocen trên phủ trực tiếp lên và nằm trên tầng chứa nước khe nứt các trầm tích Mezozoi (Mz). Tầng này khơng xuất hiện ở quận 2 và quận Thủ Đức.
Tầng chứa nước được chia làm hai phần, phần trên là lớp cách nước yếu, phần dưới là lớp chứa nước.
Phần trên cĩ chiều sâu mái lớp cách nước yếu tăng dần từ phía đơng bắc xuống tây nam. Chiều sâu xuất hiện từ 50 – 100 m gặp ở tây bắc Củ Chi, chiều sâu từ 100 – 150 m gặp ở phần cịn lại của thành phố, ngoại trừ phần tây, tây nam Bình Chánh, nơi chiều sâu mái lớp này thay đổi từ 111 m ở phía đơng đến 212 m. Trên bản đồ đẳng chiều dày lớp cách nước yếu tầng Pliocen dưới chỉ ra: chiều dày từ 5 – 10 m phân bố hầu khắp thành phố, từ 10 – 34 m gặp ở Nhà Bè, Bình Chánh.
Phần dưới là đất đá chứa nước gồm cát hạt mịn đến thơ, nhiều nơi lẫn sạn sỏi, cuội màu xám tro, xám xanh, xám vàng, tạo thành tầng chứa nước liên tục trong vùng nghiên cứu. Thành phần cát hạt trung thơ chứa cuội sỏi bắt gặp tại Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh, Củ Chi và Hĩc Mơn. Chiều dày tầng chứa nước thay đổi từ 7,6 m đến 142 m, tăng dần từ đơng bắc xuống tây nam.
Tầng chứa nước Pliocen dưới là tầng chứa nước cĩ ý nghĩa, mực nước tĩnh nằm nơng, dao động theo mùa và theo thuỷ triều, biên độ dao động năm từ 1,5 – 2,0m. Tầng chứa nước này cĩ quan hệ thủy lực với tầng chứa nước Pleistocen nằm trên vì giữa chúng đuợc ngăn cách bằng các lớp thấm nước yếu cĩ thành phần sét bột, bột, bột cát, cát bột xen kẹp cát mịn và nhiều nơi xuất hiện các cửa sổ thuỷ lực.
34
Tầng chứa nước này cĩ khả năng đáp ứng yêu cầu khai thác với qui mơ vừa và lớn và là đối tượng chính để đầu tư nghiên cứu thăm dị khai thác nước dưới đất của thành phố. Hiện nay trong phạm vi TPHCM, nước trong tầng này đang được khai thác tại Phú Mỹ Hưng, quận 8, Tân Quí Đơng, Bình Hưng, Phong Phú, Đa Phước với cơng suất mỗi giếng từ 400 – 800m3/ngày. [16]