: Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Pliocen dưới Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Pliocen trên
HIỆN TRẠNG ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN TẠI TPHCM VÀ HUYỆN NHÀ BÈ
4.1.2 Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen trên (qp3)
Tầng chứa lỗ hổng Pleistocen trên (gọi tắt là tầng chứa nước qp3) bao gồm đất đá hạt thô thuộc phần dưới của hệ tầng Pleistocen thượng (Q13). Phân bố trên diện tích 1983 km2, trong đó diện tích chứa nước dưới đất nhạt là 784 km2, diện tích chứa nước dưới đất mặn là 1199 km2 (Hình 2). Tầng chứa nước qp3 không tồn tại ở khu vực huyện Củ Chi (thuộc các xã Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây và Phạm Văn Cội) và khu vực quận 9 (thuộc các phường Linh Tây, Linh Chiểu, Bình Thọ, Hiệp Phú, Long Thạnh Mỹ...). Nằm phủ trực tiếp trên thành tạo rất nghèo nước Q12-3 và bị phủ bởi thành tạo địa chất rất nghèo nước Q2-Q13. [19]
25
Khu vực nghèo nước: Phân bố từ Củ Chi đến Lê Minh Xuân và một khoảnh hẹp ở quận 9. Khu vực giàu nước trung bình: Phân bố một phần ở Củ Chi, Gò Vấp và huyện Cần Giờ. Khu vực giàu nước chiếm diện tích không lớn dưới dạng những khoảnh nhỏ cục bộ ở nội thành (Quận 12, Gò Vấp, Hóc Môn và Bình Trưng) (xem Hình 2.1).
Ranh mặn (M = 1,0g/l) của tầng chứa nước qp3 được minh họa trong Hình 2 .1, ranh mặn này chia lãnh thổ TPHCM thành 2 vùng:
Vùng phân bố nước nhạt: có diện tích 784 km2, phân bố ở phía bắc TPHCM từ nội thành đến Củ Chi với thàn h phần hóa học có các đặc trưng: Nước thuộc loại siêu nhạt (M<0,2 g/l) đến nhạt (M =0,2 - 1g/l), độ tổng khoáng hóa thay đổi trong khoảng 0,04 ÷ 0,51g/l (trung bình 0,10g/l) với độ pH nhiều mẫu khá nhỏ: 3,81 ÷ 7,32 (trung bình 5,99); ớvi độ cứng trung bình 1,12 mgđl/l (hay 55,9mg/l) nước thuộc loại mềm (nước mềm có độ cứng nhỏ tổng quát <60mg/l). Loại hình hoá học của nước gồm: clorua, bicacbonat và một ít mẫu là bicacbonat - clorua hoặc clorua, clorua - bicacbonat. Thống kê các thành phần hóa học đặc trưng khác của 53 mẫu nước trong vùng nhạt được nêu trong Bảng 2.1. [19]
Bảng 4.1. Thành phần hóa học nước nhạt tầng chứa nước qp3
Nguồn: Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước Miền Nam, (2010)
Giá trị M (g/l) pH Thành phần hóa đặc trưng - mg/l Độ cứng tổng quát mgđl/l Giá trị M
26
Vùng phân bố nước mặn: có diện tích 1199 km2, phân bố ở phía nam bao gồm toàn bộ huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Quận 9 và phía nam huyện Bình Chánh với thành phần hóa học có các đặc trưng: Độ tổng khoáng hóa thay đổi trong khoảng 1,75 ÷
21,23g/l (trung bình 10,60g/l),độ pH thay đổi trong khoảng: 3,10 ÷ 7,60 (trung bình 5,17), với độ cứng tổng quá trung bình là 81,5 mgđl/l nước cứng thuộc loại rất cứng (nước rất cứng có độ cứng tổng quát >3,6 mgđl/l). Loại hình hóa học của nước chủ yếu: clorua, bicacbonat và đôi nơi là clorua - bicacbonat. Các thành phần hóa học đặc trưng khác của 5 mẫu nước được thống kê trong Bảng 2.2. [19]
Bảng 4.2. Thành phần hóa học nước mặn tầng chứa nước qp3
Nguồn: Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Năm, (2010)
Tầng chứa nước có nguồn bổ cập chủ yếu từ mưa ngấm xuống, từ các vùng cao phía bắc chảy đến và một phần được bổ cập từ những dòng chảy lớn có đáy xâm thực sâu. Miền thoát chủ yếu là chảy về phía nam (phía biển) và TNB, một phần chảy ra các sông suối lớn và một lượng đáng kể được khai thác sử dụng cho các hoạt động con người. mực nước dưới mặt đất trung bình vào mùa khô (tháng 4) và vào mùa mưa (tháng 10) của các năm năm 2009, 2008, 2004 và 19 99 tại các công trình quan trắc nước dưới đất trong tầng chứa nước qp3. Có thể nhận thấy rằng, so với 10 năm trước (1999), vào mùa khô 9/14 vị trí có mực nước dưới đất giảm từ 0,07m đến 3,73m. Mức độ suy giảm mực nước lớn nhất ở huyện Bình Chánh
Giá trị M (g/l) pH Thành phần hóa đặc trưng - mg/l Độ cứng tổng quát mgđl/l Giá trị M
27
(3,73m) và ở quận 12 (1,95m) (xem Hình 2.2).
Hình 2.2. Đồ thị chiều sâu mực nước dưới mặt đất trung bình tháng 4 giai đoạn 1999-2009, tầng chứa nước qp3. [17]
Màu xanh lá cây thể hiện các tầng chứa nước khe nứt. Độ đậm nhạt của màu (tông màu) để thể hiện mức độ chứa nước khác nhau của tầng chứa nước.
Màu nâu để thể hiện các thành tạo địa chất rất nghèo nước hoặc không chứa nước: Các thành tạo địa chất rất nghèo nước thể hiện bằng màu nâu nhạt. Các thành tạo địa chất không chứa nước thể hiện bằng màu nâu sẫm.
Màu đen: được dùng để thể hiện các thông tin về nền như: nền địa hình, nền địa chất, thạch học.
Màu xanh lam: được dùng để thể hiện các yếu tố thủy văn (nước mặt).
Màu tím: Được dùng để thể hiện các yếu tố và thông tin về NDĐ.
Màu đỏ: được dùng để thể hiện các thông tin về đặc điểm nhân tạo (như LK, giếng) và những biến đổi động thái tự nhiên của NDĐ.
Tóm lại: Tầng chứa nước qp3 phân bố nông, ở vùng phân bố nước nhạt nước thuộc loại siêu nhạt, chất lượng tốt, nhiều nơi độ giàu nước từ giàu đến trung bình, tuy
28
nhiên do bề dày không lớn nên giá trị khai thác không cao. Phía nam nội thành và phía biển tầng chứa nước có bề dày khá lớn, nhưng chất lượng nước kém (nước bị mặn) do vậy khả năng khai thác của tầng hạn chế, chỉ thích hợp cho cấp nước sinh hoạt mức hộ gia đình với công suất nhỏ.
4.1.3 Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen giữa - trên (qp2-3)
Tầng chứa lỗ hổng trong các trầm tích Pleistocen giữa - trên (gọi tắt là tầng chứa nước qp2-3) bao gồm các đất đá của hệ tầng Pleistocen trung - thượng (Q12-3); Phân bố trên diện tích 2.020 km2, trong đó diện tích chứa nước dưới đất nhạt là 830 km2, diện tích chứa nước dưới đất mặn là 1190 km2 (Hình 2.3). Lộ ra trên diện rộng ở Thủ Đức, phía đông Củ Chi (gần sông Sài Gòn...) và chìm sâu về phía biển và phía tây nam. Phủ trực t iếp trên thành tạo rất nghèo nước N22 và bị phủ bởi thành tạo địa chất không chứa nước Q12-3. Thành phần thạch học chủ yếu là cát mịn đến thô, cát bột, bột cát… phân lớp, phân nhịp khá dày tùy nơi màu xám trắng, xám vàng, đỏ nâu loang lổ đôi khi có lẫn sạn sỏi. Trên các mặt cắt thường hiện diện các thấu kính bột, bột sét, sét…
Khu vực nghèo nước: Phân bố thành một dải ở Củ Chi, nội thành và quận 9. Khu vực giàu nước trung bình phân bố ở phía tây Củ Chi, huyện Bình Chánh, phía đông quận Thủ Đức và huyện Cần Giờ. Khu vực giàu nước phân bố ở quận 12, quận 7, một vài khoảng ở huyện Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh (xem Hình 2.3).
Ranh mặn (M = 1,0g/l) của tầng chứa nước qp2-3 được minh hoạ trong Hình 2.3, ranh mặn này chia lãnh thổ TPHCM thành 2 vùng nước dưới đ ất mặn và nhạt với những đặc điểm sau:
29
Vùng phân bố nước nhạt: có diện tích 830 km2, phân bố ở Củ Chi, Tân Phú, Bình Tân, Hóc Môn, Quận 12, quận Gò Vấp và Thủ Đức, độ tổng khoáng hóa thay đổi trong khoảng 0,03 ÷ 0,83g/l (trung bình 0,10g/l); độ pH trong khoảng: 3,52 ÷ 7,80 (trung bình 6,58), nước mềm đến hơi cứng với độ cứng trong khoảng 0,05 ÷ 2,20 mg/l (trung bình: 0,42 mg/l). Loại hình hoá học gồm: clorua, clorua - bicacbonat, clorua - sulfat. bicacbonat - clorua và một ít mẫu là sulfat - clorua hoặc sulfat - clorua - bicacbonat. [19]
Vùng phân bố nước mặn: 1190 km2, phân bố trên diện tích có địa hình trũng thấp từ Quận 9, Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ. Độ tổng khoáng hóa thay đổi trong khoảng 1,75 ÷ 8,65g/l (trung bình 3,71g/l).Độ pH nhỏ: 2,80 ÷ 4,80 (trung bình: 3,73); nước cứng đến rất cứng, với độ cứng trong khoảng 5,10 ÷ 75,08 mg/l (trung bình 33,80 mg/l). Loại hình hóa học của nước phổ biến là: Clorua.[19]
Tầng chứa nước có nguồn bổ cập chủ yếu từ nước mưa ngấm xuống, từ các vùng cao phía bắc chảy đến và một phần được bổ cập từ những dòng chảy lớn có đáy xâm thực sâu. Miền thoát chủ yếu là chảy về phía nam (phía biển) và TNB, một phần chảy ra các sông suối lớn và một lượng đáng kể được khai thác sử dụng cho các hoạt động con người. Có thể nhận thấy rằng, so với 10 năm trước (1999), vào mùa khô 5/7 vị trí có mực nước dưới đất giảm từ 0,81m đến 20,69m. Mức độ suy giảm mực nước ở quận 12 (tới 20,69m) xem Hình 2.4.
30
1999-2009, tầng chứa nước qp2-3. [17]
So với 10 năm trước (1999), ngay cả vào mùa mưa có tới 6/7 vị trí có mực nước dưới đất giảm, giám trị giảm mực nước từ từ 0,51m đến 20,74m. Ở quận 12 giá trị mực nước so với 10 năm trước giảm từ 11,89 đến 20,47m. Rõ ràng là đã có hiện tượng khai thác quá mức nước dưới đất tại tầng chứa nước ở khu vực này. [19]
Tóm lại: Tầng chứa nước qp 2-3 nằm nông, diện tích chứa nước nhạt khá lớn chiều dày trong vùng phân ốb nước nhạ t không ớn, mức độ chứa nước từ giàu đến nghèo, có khả năng cung cấp nước nhỏ. Hiện nay trong vùng có khá nhiều lỗ khoan khai thác công nghiệp và các lỗ khoan khai thác nhỏ hiện lấy nước trong tầng chứa nước này. Đã có dấu hiệu tầng chứa nước bị khai thác quá mức dẫn đến mực nước giảm ở hầu hết các vị trí quan trắc được, mực nước giảm đặc biệt lớn tại khu vực quận 12.
4.1.4 Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen dưới (qp1)
Tầng chứa lỗ hổng trong các trầm tích Pleistocen dưới (được gọi tắt là tầng chứa nước qp1) bao gồm đất đá hạt thô phần dưới của hệ tầng Pleistocen hạ (Q 11); Phân bố trên diện tích 2.042 km2, trong đó diện tích chứa nước dưới đất nhạt là 885 km2, diện tích chứa nước dưới đất mặn là 1157 km2. Phủ trực tiếp trên thành tạo không chứa nước N 22. Thường bị phủ bởi thành tạo địa chất không chứa nước Q11. Độ sâu tới mái tầng chứa nước thay đổi từ 11,0 mét đến 160,0m, trung bình 91,9m ; độ sâu tới đáy trong khoảng 25,0 ÷ 195,0m, trung bình 119,2m; bề dày thay đổi trong khoảng 1,8 ÷ 90,0m (trung bình 27,1m). Thành phần thạch học chủ yếu là cát mịn, mịn đến thô có lẫn sạn sỏi phân lớp và phân nhịp khá dày màu vàng, vàng nâu, trắng xám. Thường xen kẹp thấu kính cát bột, bột sét, bột cát.
Khu vực nghèo nước: Phân bố thành những khoảng nhỏ ở Củ Chi, Tân Phú, quận 12, quận 9 và Bình Chánh. Khu vực giàu nước trung bình: phân bố thành 2 khu vực: khu vực Củ Chi đến Bình Chánh và khu vực nội thành đến Cần Giờ. Khu vực giàu nước phân bố ở quận 7, quận 12, quận Thủ Đức, huyện Bình Chánh, Hóc Môn và phía tây huyện Củ Chi. Ranh mặn (M = 1,0g/l) của tầng chứa nước qp 1 được minh hoạ trong (xem Hình 2.5), ranh mặn này cũng chia lãnh thổ TPHCM thành 2
31
vùng với những đặc điểm sau:
Hình 4.5. Bản đồ địa chất thủy văn tầng chứa nước qp1 . [17]
Vùng phân bố nước nhạ t: có diện tích là 885 km2, phân bố ở nửa phía bắc của TP.HCM, bao gồm toàn huyện Củ Chi, Hóc Môn, đến nội thành và một phần của huyện Bình Chánh và Thủ Đức. Nước siêu nhạt đến nhạt, độ tổng khoáng hóa thay đổi trong khoảng 0,04 ÷ 0,73g/l (trung bình 0,17g/l); độ pH trong khoảng 3,25 ÷ 8,32 (trung bình: 6,48); nước mềm đến rất cứng với độ cứng trong khoảng 0,12 ÷ 6,72 mg/l (trung bình 1,56 mg/l). Loại hình hoá học của nước gồm: clorua, clorua - bicacbonat, bicacbonat và ộtm ít mẫu là bicacbonat - clorua hoặc clorua - bicacbonat. Các thành phần hóa học đặc trưng khác, v ùng phân bố nước mặn: có diện tích 1157 km2, phân bố ở phía tây huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh, huyên Nhà Bè, quận 7 và huyện Cần Giờ. Nước mặn, độ tổng khoáng hóa thay đổi trong khoảng 1,82 ÷ 14,21g/l (trung bình 7,27 g/l),độ pH trong khoảng 3,50 ÷ 7,50
(trung bình 4,75), nước cứng đến rất cứng với độ cứng tổng qu át trong khoảng 2,61 ÷ 91,25 mg/l (trung bình: 42,15 mg/l). Loại hình hóa học của nước phổ biến:
clorua.[19]
Tầng chứa nước có nguồn bổ cập chủ yếu từ các vùng cao phía bắc và đông bắc chảy đến và một phần được bổ cập từ những dòng chảy lớn có đáy xâm thực sâu. Miền thoát chủ yếu là chảy về phía nam (phía biển) và TNB, một phần chảy ra các
32
sông suối lớn và một lượng đáng kể được khai thác sử dụng cho các hoạt động con người. Mực nước dưới mặt đất trung bình vào mùa khô (tháng 4) các năm 2009, 2008, 2004 và 1999 ạit các công trình quan trắc nước dưới đất trong tầng chứa nước qp1. So với 10 năm trước (1999), mực nước dưới đất giảm từ 0,95m (Cần Giờ) đến -16,25m (huyện Bình Chánh). [19]
Tóm lại: Tầng chứa nước qp1 nằm nông, diện tích chứa nước nhạt khá lớn, chiều dày trong vùng phân ốb nước nhạt không lớn, mức độ chứa nước từ giàu đến nghèo, có khả năng cung cấp nước nhỏ. Hiện nay trong vùng có khá nhiều lỗ khoan khai thác công nghiệp và các lỗ khoan khai thác nhỏ hiện lấy nước trong tầng chứa nước này. Đã có dấu hiệu tầng chứa nước bị khai thác quá mức dẫn đến mực nước giảm đặc biệt lớn tại khu vực quận 12.
4.1.5 Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Pliocen trên (n22)
Tầng chứa lỗ hổng trong các trầm tích Pliocen trên (được gọi tắt là tầng chứa nước
n22) bao gồm đất đá hạt thô phía dưới của hệ tầng Pliocen, Phân bố trên diện tích 2.012 km2, trong đó diện tích chứa nước dưới đất nhạt l à 1100 km2, diện tích chứa nước dưới đất mặn là 912 km2.
Tầng chứa nước được chia làm hai phần, phần trên là lớp cách nước yếu, phần dưới là lớp chứa nước:
Phần trên có chiều sâu mái lớp cách nước yếu từ 8 – 95 m, tăng dần từ phía đông bắc xuống tây nam. Đáy lớp cách nước yếu xuất hiện ở độ sâu từ 20 – 113 m, với xu hướng phát triển của đáy tương tự như mái của nó. Chiều dày thay đổi từ 10 – 34 m. Thành phần thạch học gồm bột, bột cát, cát bột xen lẫn cát mịn màu xám tro, xám xanh, vàng, nâu đỏ, tạo thành l ớp liên tục trên toàn vùng nghiên cứu và có khả năng cho nước đi qua khi xuất hiện gradien cắt qua lớp này. Hệ số thấm thẳng đứng có giá trị từ 0,002 – 0,978 m/ngày. [18]
Phần dưới là đất đá chứa nước gồm cát hạt mịn đến thô, nhiều nơi lẫn sạn sỏi, cuội màu xám tro, xám vàng, xám xanh, tạo thành tầng chứa nước liên tục trên
33
vùng nghiên cứu. Chiều dày tầng chứa nước thay đổi từ 20m đến 38m, tăng dần từ đông bắc xuống tây nam.
Tóm lại: Tầng chứa nước Pliocen trên là tầng chứa nước có ý nghĩa, tầng đang được khai thác qui mô lớn ở nhiều nơi. Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh là các vùng có triển vọng để phát triển nguồn nước các năm tiếp theo. Đây là tầng chứa nước có nguồn bổ cập từ xa.
4.1.6 Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Pliocen dưới (n21)
Phân bố khá rộng, bị tầng chứa nước Pliocen trên phủ trực tiếp lên và nằm trên tầng chứa nước khe nứt các trầm tích Mezozoi (Mz). Tầng này không xuất hiện ở quận 2 và quận Thủ Đức.
Tầng chứa nước được chia làm hai phần, phần trên là lớp cách nước yếu, phần dưới là lớp chứa nước.
Phần trên có chiều sâu mái lớp cách nước yếu tăng dần từ phía đông bắc xuống tây nam. Chiều sâu xuất hiện từ 50 – 100 m gặp ở tây bắc Củ Chi, chiều sâu từ 100 – 150 m gặp ở phần còn lại của thành phố, ngoại trừ phần tây, tây nam Bình Chánh, nơi chiều sâu mái lớp này thay đổi từ 111 m ở phía đông đến 212 m. Trên bản đồ đẳng chiều dày lớp cách nước yếu tầng Pliocen dưới chỉ ra: chiều dày từ 5 – 10 m phân bố hầu khắp thành phố, từ 10 – 34 m gặp ở Nhà Bè, Bình Chánh.
Phần dưới là đất đá chứa nước gồm cát hạt mịn đến thô, nhiều nơi lẫn sạn sỏi, cuội màu xám tro, xám xanh, xám vàng, tạo thành tầng chứa nước liên tục trong vùng nghiên cứu. Thành phần cát hạt trung thô chứa cuội sỏi bắt gặp tại Nhà