Các yếu tố thuộc về người lãnh đạo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bầu không khí tâm lý của tập thể Giảng viên Học viện chính trị – Hành chính khu vực I (Trang 91 - 93)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bầu khơng khí tâm lý của tập thể giảng viên

3.3.1. Các yếu tố thuộc về người lãnh đạo

Để nghiên cứu yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến tâm trạng hàng ngày của người lao động tác giả đã đưa ra câu hỏi 16, phụ lục I: “Hàng ngày khi đến cơ quan

làm việc, các yếu tố nào sau đây ảnh hưởng nhiều nhất đến tâm trạng phấn chấn

của thầy/cô?”. Kết quả như sau:

Bảng 3.21. Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm trạng phấn chấn của GV

STT Yếu tố ảnh hƣởng SL %

1 Lãnh đạo vui vẻ, thoải mái 103 85.8

2 Tinh thần làm việc của bản thân 81 67.5

3 Tinh thần làm việc của cả nhóm 59 49.2

4 Hồn thành cơng việc tốt 70 58.3

5 Thái độ của đồng nghiệp 84 70.0

Kết quả cho thấy, ba yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến tâm trạng phấn chấn của người giảng viên đó là: “lãnh đạo vui vẻ, thoải mái” (85.8%); “Thái độ của đồng nghiệp” (70%) và “tinh thần làm việc của bản thân” (67.5%). “Khi đến khoa,

91

gặp lãnh đạo, thấy tâm trạng của lãnh đạo thoải mái thì mình cũng thấy thoải mái,

hơm nào sếp tỏ ra căng thẳng thì mình cịn chẳng dám cười nói gì”, chị O cho biết.

Như vậy, theo ý kiến của giảng viên, người lãnh đạo là yếu tố có ảnh hưởng nhiều

nhất, mạnh mẽ nhất đến tâm trạng phấn khởi của người nhân viên trong tập thể.

Qua các vấn đề đã phân tích ở phần 3.1.1 chúng ta có thể thấy được người lãnh đạo có vai trị rất quan trọng trong một tập thể. Phẩm chất đạo đức, năng lực

quản lý và cách ứng xử của người lãnh đạo có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý làm việc và hiệu quả lao động của người nhân viên. Sự đánh giá ở mức độ cao (mức độ

“thường xuyên”) của nhân viên đối với các mức độ biểu hiện phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý của người lãnh đạo cũng như về góc độ biểu hiện hành vi của người lãnh đạo trong việc giải quyết một số vấn đề trong công tác quản lý cho thấy

sự hài lòng của giảng viên đối với người lãnh đạo đơn vị mình.

Tuy nhiên, vẫn còn một số yếu tố từ người lãnh đạo tạo ra ảnh hưởng tiêu

cực đối với tập thể. Khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm dù bản thân người giảng viên

khơng ủng hộ người này nhưng cũng khơng dám gạch tên vì nhiều lý do và dường như những thủ tục đó chỉ là hình thức bởi cho dù cả tập thể không đồng ý nhưng

nếu cấp trên bổ nhiệm xuống thì họ vẫn phải chấp nhận.

Qua phân tích ở bảng 3.16 để tìm hiểu về sự thỏa mãn của giảng viên với chính sách khen thưởng, đề bạt, bổ nhiệm hàng năm cũng đã cho thấy giảng viên đều cảm thấy “bình thường” trước việc quy hoạch, bổ nhiệm, nhiều người cịn cho

rằng đó là việc của cơng tác quản lý, thậm chí nhiều người cịn thể hiện thái độ “an phận”, bản thân chấp nhận làm cơng ăn lương, lãnh đạo giao việc cho thì làm, cịn những việc bầu bán, quy hoạch không nằm trong phận sự của bản thân. Chị H phân

tích: “Dù mình có thích hay khơng thì điều đó cũng khơng thay đổi điều gì chi bằng

mình cũng ghi tên cho xong, tránh sau này mình lại phải chịu thiệt thòi”. Điều này

lý giải tại sao ở trường Đảng, nếu một người đã là lãnh đạo thì sẽ làm lãnh đạo đến

hết tuổi quản lý chứ hiếm khi nào có chuyện hết nhiệm kỳ là thơi khơng làm lãnh đạo nữa. Nhiều giảng viên cho rằng người nhân viên không được quyền lựa chọn cho mình người lãnh đạo mà mình cho là phù hợp ngay cả khi họ biết người lãnh

92

đạo đó về phẩm chất đạo đức hay năng lực quản lý đều không đạt yêu cầu như

mong muốn của họ.

Qua vấn đề vừa trình bày ở trên và thực tế cho thấy, người đứng đầu các đơn vị đều là các thầy cô đã cao tuổi (từ 45 tuổi - 50 tuổi chiếm 30.8%; trên 50 tuổi

chiếm 69.2%, câu 13, phụ lục II), được giảng viên đánh giá là những người có kiến thức âm thuyên, dày dặn kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệm giảng dậy cùng với quãng thời gian rất dài làm công tác quản lý, tuy nhiên, sự khác biệt về tuổi tác

cũng tạo ra khoảng cách rất lớn trong giao tiếp với nhân viên, đặc biệt là những

giảng viên trẻ. Nhiều giảng viên cho rằng khi giao tiếp với trưởng khoa phải dè dặt,

ăn nói phải thật cẩn thận và ở họ tốt ra sự nghiêm nghị, có phần khó gần nên dù có khó khăn trong cơng việc hay trong cuộc sống thì họ chỉ bày tỏ với đồng nghiệp thân thiết trong khoa chứ không bày tỏ với lãnh đạo. Người lãnh đạo cao tuổi cũng

thể hiện những mặt hạn chế trong cơng tác quản lý như: tính áp đặt cao, ít biết cảm

thông, ra quyết định chậm chạp… Và, việc một người đã lên làm lãnh đạo sẽ làm lãnh đạo đến hết tuổi quản lý cũng là một trở ngại lớn cho những người người trẻ

tuổi mong muốn được bứt phá, được cố gắng để thay đổi vị trí của bản thân.

Trong việc giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong tập thể

nảy sinh từ việc phân công lao động hay tuyển thêm nhân sự lãnh đạo khoa vẫn bị chi phối nhiều bởi các mối quan hệ thân quen. Chị L chia sẻ bức xúc: “Khoa cũng

hơn 10 người với số lượng công việc không nhiều, vậy mà lãnh đạo lại lấy thêm

người về, một bạn trẻ măng, mất rất nhiều thời gian để đào tạo”. Điều này khiến

cho quá trình làm việc, phân công nhiệm vụ hay giải quyết mâu thuẫn, cách xử lý của người lãnh đạo bị nặng nhiều về quan hệ nên không thể tránh khỏi những lúc

thiên vị, cả nể tạo ra sự thiếu công bằng, gây mất niềm tin đối với nhân viên.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bầu không khí tâm lý của tập thể Giảng viên Học viện chính trị – Hành chính khu vực I (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)