Các hoạt động chung của giảng viên trong tập thể

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bầu không khí tâm lý của tập thể Giảng viên Học viện chính trị – Hành chính khu vực I (Trang 74 - 78)

Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy, giảng viên đánh giá việc tổ chức các hoạt động chung của tập thể dao động từ mức “hiếm khi” cho đến mức “thường xuyên” trong đó, phương án nhiều người lựa chọn nhất là “thăm hỏi nhau khi có ốm đau” (65%; ĐTB 4.26); thứ hai là “Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, ăn uống cùng nhau” (28,3%; ĐTB 3.40). Các hoạt động chung còn lại cũng được đánh giá ở

mức độ khá cao: “Đi thăm quan du lịch cả khoa, cơ quan” (30%; ĐTB 3.31); “Giao

lưu với các nhóm khác” (29.2%; ĐTB 3.08).

Việc thăm hỏi nhau khi bản thân cá nhân hoặc gia đình cá nhân đó có người

thân (cha, mẹ, vợ/chồng, con cái) gặp đau ốm, có tin buồn từ lâu đã trở thành nét văn hóa tập thể đẹp, lành mạnh của tập thể cán bộ công chức học viện nói chung và

STT Các hoạt động Mức độ (%) ĐTB ĐLC Chƣa bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên Rất thƣờng xuyên

1 Đi thăm quan du lịch

cả khoa, cơ quan 0 8.3 56.7 30.0 5.0 3.31 0.69

2 Thăm hỏi nhau khi

có ốm đau 0 0 4.2 65.0 30.8 4.26 0.53

3

Tổ chức các hoạt

động văn nghệ, thể thao, ăn uống cùng

nhau

0 0 65.8 28.3 5.8 3.40 0.59

4 Giao lưu với các

74

tập thể giảng viên nói riêng. Chị T cho biết: “quê chị tận Hà Tĩnh, vậy là khi bố chị

mất không chỉ mọi người trong khoa mà rất đông cán bộ học viện thu xếp về viếng. Chị thực sự xúc động”.

Trong một năm, học viên luôn tổ chức hai buổi đi du lịch, thăm quan cố định

vào dịp 8.3 và 20.10 cho các chị em. Bên cạnh đó, thường niên vào ngày lễ 20.11

học viện tổ chức hoạt động văn nghệ có sự tham gia sôi nổi của các thành viên của

các khoa, phịng đặc biệt là các đồn viên trẻ và học viên của các lớp cao cấp tập trung trong trường. Các hoạt động văn nghệ, thể thao cũng thường xuyên được đoàn thanh niên tổ chức giao lưu với các học viện trong hệ thống học viện Chính trị - hành chính và các tổ chức đồn thể khác. Mặt khác, theo quy định, trong một năm, các khoa phải tổ chức một chuyến đi thực tế, địa điểm được tùy lựa chọn và phải có

kết quả về báo cáo với ban tổ chức. Chị H cho biết: “Đi nghỉ mát thì tất cả các thành viên đi chung xe theo chế độ của học viện, còn việc đi thực tế thì có thể đi kết

hợp với một số khoa khác cho vui”.

Để biết được giảng viên tham gia ở mức độ nào đối với các hoạt động chung

của tập thể, tác giả tiếp tục đặt ra câu hỏi 18.2, phụ lục I: “ Xin cho biết mức độ tham gia của thầy/cô đối với các hoạt động trên”. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.13. Mức độ tham gia của giảng viên đối với các hoạt động chung của TT

STT Các mức độ tham gia

của giảng viên Số lƣợng %

1 Rất thường xuyên 24 20.0

2 Thường xuyên 72 60.0

3 Thỉnh thoảng 19 15.8

4 Hiếm khi 3 2.5

5 Chưa bao giờ 2 1.8

Có đến 60% giảng viên “thường xuyên” tham gia các hoạt động chung của

tập thể và 20% giảng viên tham gia ở mức độ “rất thường xuyên”. 15,8% giảng viên lựa chọn mức độ “thỉnh thoảng”; số lượng giảng viên lựa chọn mức độ “hiếm khi”

75

và “chưa bao giờ” chiếm rất ít, chỉ có 2.5% và 1.8%. Những số liệu trên cho thấy,

giảng viên hầu hết là những người gắn bó với tập thể, tham gia tích cực vào các hoạt động chung từ thăm hỏi nhau khi có ốm đau, hiếu, hỉ, cho đến đi thăm quan, du lịch, ăn uống, văn nghệ, thể thao… Số liệu thu được cũng phù hợp với kết quả thu

được từ câu 19, phụ lục I, khi tác giả đưa ra câu hỏi: “Thầy/cơ có cảm thấy mình

thực sự là thành viên của tập thể hay khơng” thì có đến 93.3% giảng viên lựa chọn

phương án trả lời là “có”. Và, khi được yêu cầu đưa ra đánh giá về tập thể hiện nay

của mình, có đến 57.5% giảng viên đánh giá tập thể của mình là tập thể “mọi người

cùng nhau làm việc, phấn đấu vì lợi ích chung của cả tập thể”; 51.7% giảng viên đánh giá “tập thể tương đối đoàn kết, tâm trạng làm việc của mọi người khá thoải mái, vui vẻ”; 40% giảng viên đánh giá tập thể của mình là “tập thể trong sạch, lành

mạnh, mọi người thân tình, đồn kết, biết chia sẻ, giúp đỡ nhau lúc khó khăn” (câu 14, Phụ lục I).

Như vậy, những số liệu trên cho thấy, đa số giảng viên có đánh giá tích cực

về tập thể của mình và việc tham gia các hoạt động chung của tập thể là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng tình đồn kết, thân ái, hiểu biết lẫn nhau giữa các

thành viên trong cùng một khoa cũng như với các khoa phòng khác.

Sơ đồ 1. Tương quan giữa tâm trạng khi làm việc chung với tâm trạng

khi tiếp nhận nhiệm vụ và hoạt động của cả TT

(Ghi chú: p** ; p < 0.01) Tâm trạng vui vẻ, thoải mái Rất thỏa mãn với công tác bổ nhiệm, khen thưởng…

Đi thăm quan

du lịch cả khoa Phấn khởi vì LĐ tin tưởng giao nhiệm vụ 0.569** 0.299* * 0.572**

76

Từ sơ đồ 1 cho thấy, có mối tương quan giữa tâm trạng của mỗi thành viên

trong tập thể với ba mối quan hệ kể trên, cụ thể là:

- Tương quan giữa tâm trạng vui vẻ, thoải mái với ba mối quan hệ còn lại là

tương quan thuận, lần lượt là: tương quan rất chặt chẽ giữa tâm trạng vui vẻ, thoải mái với sự thỏa mãn về công việc bổ nhiệm, đánh giá khen thưởng, đề bạt là r = 0.569; p < 0.01; tương quan thuận với việc tổ chức đi thăm quan du lịch cả khoa: r = 0.299; p < 0.01 và tương quan chặt chẽ với tâm trạng phấn khởi khi được lãnh đạo

giao nhiệm vụ: r = 0.572; p < 0.01

Như vậy, trong một tập thể, khi bầu khơng khí tâm lý thoải mái, tích cực, tâm

trạng của mỗi thành viên đều vui vẻ, phấn chấn, giao tiếp thân thiện thì nó có ảnh

hưởng mạnh mẽ và ảnh hưởng một cách tích cực đến sự phối hợp lẫn nhau và đối

với kết quả công việc cũng như tới việc tổ chức các hoạt động chung của tập thể đó. Tổng hợp bầu khơng khí tâm lý tập thể qua sự thỏa mãn của giảng viên đối với quan hệ giữa giảng viên với giảng viên thông qua các vấn đề đã khảo sát, tác giả kết lại ở bảng sau:

Bảng 3.14. Bầu khơng khí tâm lý thể hiện qua mối quan hệ giữa giảng viên với

giảng viên (quan hệ chiều “ngang”)

STT Nội dung Mức độ Kết luận

1 Mức độ thỏa mãn của giảng viên về mối quan hệ

giao tiếp giữa GV với GV + Tích cực

2 Tâm trạng của giảng viên khi làm việc, sinh hoạt

cùng đồng nghiệp + Tích cực

3 Sự thỏa mãn của giảng viên về mức độ đoàn kết

giữa GV với GV trong tập thể + Tích cực

Tổng hợp + Tích cực

Qua bảng tổng hợp bầu khơng khí tâm lý tập thể thể hiện qua sự thỏa

mãn của người giảng viên trong mối quan hệ với người giảng viên cho thấy tính chất mối quan hệ giữa giảng viên là thuận lợi và người thể hiện sự thỏa mãn đối với cả ba khía cạnh giao tiếp; làm việc, sinh hoạt chung và sự gắn bó,

77

đồn kết. Đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra bầu khơng khí tâm lý thuận lợi cho tập thể giảng viên nói riêng và tập thể cán bộ, cơng nhân viên

chức tồn học viện nói chung.

3.1.3. Bầu khơng khí tâm lý thể hiện qua sự thỏa mãn của người giảng

viên đối với công việc

Để có thể tham gia giảng dậy lớp tập trung, đặc biệt là lớp tại chức, đó là cả

một quá trình phấn đấu học tập và rèn luyện khơng ngừng của mỗi giảng viên học viện Chính trị - hành chính. Thời gian để hồn thành tất cả các công việc cho một người đủ tiêu chí để đứng lớp tập trung thông thường sẽ mất khoảng từ 4 đến 7 năm. Bởi đối tượng giảng dạy là học viên người lớn có trình độ học vấn cao và giàu

kinh nghiệm sống, do đó, điều này tạo ra những khó khăn nhất định đối với người giảng viên, đòi hỏi họ phải liên tục phấn đấu học tập, trau dồi kinh nghiệm sống, kỹ

năng ứng xử… để đủ bản lĩnh đứng trên bục giảng.

a) Tâm trạng của giảng viên khi được phân cơng cơng việc, nhiệm vụ

Để tìm hiểu xem người giảng viên có gắn bó, u thích cơng việc của mình hay khơng tác giả đã đưa ra câu hỏi 12 – phụ lục I: “Xin Thầy/cô cho biết, khi được

lãnh đạo phân công nhiệm vụ, thầy/cô cảm thấy như thế nào?”. Kết qủa được tổng

hợp ở bảng dưới.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bầu không khí tâm lý của tập thể Giảng viên Học viện chính trị – Hành chính khu vực I (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)