Tâm trạng của giảng viên khi giao tiếp với lãnh đạo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bầu không khí tâm lý của tập thể Giảng viên Học viện chính trị – Hành chính khu vực I (Trang 62 - 65)

ST T Các phƣơng án Mức độ ĐTB ĐLC Chƣa bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên Rất thƣờng xuyên 1

Thoải mái, cởi mở nói chuyện về công việc

cũng như chuyện riêng

của bản thân

6.7 17.5 35.0 34.2 6.7 3.16 1.01

2 Luôn giữ khoảng cách

giữa LĐ với nhân viên 0.8 17.5 31.7 34.2 15.8 3.46 0.98

3 Vui vẻ nhưng cũng phải

dè chừng lời ăn, tiếng nói 1.7 11.7 33.3 40.8 12.5 3.50 0.91 4 Gị bó, gượng ép, không

thoải mái 8.3 34.2 43.3 9.2 5.0 2.68 0.93

5. Gặp gỡ thì buộc phải

giao tiếp 14.2 33.3 20.8 27.5 4.2 2.74 1.13

Từ kết quả trên cho thấy, phương án được lựa chọn nhiều nhất là “vui vẻ nhưng cũng phải dè chừng lời ăn tiếng nói” (40.8%; ĐTB 3.50) thứ hai là trong giao

tiếp “Luôn giữ khoảng cách giữa lãnh đạo với nhân viên” (34.2%; ĐTB 3.46); thứ ba là” Thoải mái, cởi mở nói chuyện về cơng việc cũng như chuyện riêng của bản thân” (34.2%; ĐTB 3.16). Ba phương án đều được đánh giá ở mức độ “thường xun” và có điểm trung bình tương đối cao. Rất ít giảng viên lựa chọn phương án

cảm thấy “gị bó, gượng ép, khơng thoải mái” (9.2%; ĐTB 2.68) hay “gặp gỡ thì

buộc phải giao tiếp” (27.5%; ĐTB 2.74).

Số liệu thu được là phù hợp với tính chất của mơi trường làm việc là trường

Đảng nơi có địi hỏi cao khơng chỉ về trình độ chuyên mơn mà cịn về phẩm chất chính trị phù hợp với yêu cầu của nghề giảng dậy với đối tượng là các đảng viên,

học viên người lớn. L (cử nhân, thâm niên 5 năm) cho biết: “bình thường nói

chuyện với sếp chị, em rất thoải mái, nhưng sếp vẫn là sếp, ăn nói khơng suy nghĩ

62

Người lãnh đạo có thể rất chu đáo, tế nhị và quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của người dưới quyền nhưng ln địi hỏi ở họ sự nỗ lực vươn lên trong việc rèn luyện bản thân trở thành một đảng viên, một người chững chạc, uy nghiêm

trước những học viên người lớn - người có thể lớn hơn giảng viên rất nhiều tuổi, hơn về trình độ và kinh nghiệm sống. Do đó, số đơng các ý kiến nhận được đều cho

rằng, tâm trạng khi giao tiếp với người lãnh đạo là thoải mái, vui vẻ, nhưng trước

khi phát ngôn cần phải cẩn thận, cân nhắc, chứ không thể đối đáp dễ dãi như đối

với các đồng nghiệp ngang hàng. Chính vì lý do trên mà có đến 34.3% giảng

viên đánh giá ở mức độ “thường xuyên” đối với việc khi giao tiếp cần biết “giữ

khoảng cách giữa lãnh đạo với nhân viên”. Họ gọi đó là khoảng cách “an tồn” cho cuộc giao tiếp.

Tuy nhiên, có 34.2% giảng viên cho biết họ cảm thấy “thoải mái, cởi mở nói

chuyện về cơng việc cũng như chuyện riêng của bản thân” khi giao tiếp với người

lãnh đạo. Điều này cho thấy giao tiếp giữa người lãnh đạo với cấp dưới không chỉ

dừng lại ở yếu tố liên quan đến cơng việc mà cịn ở những chia sẻ mang tính gần gũi, thân tình. Việc giữ khoảng cách trong giao tiếp chính là một cách người giảng viên thể hiện sự tôn trọng đối với địa vị của người lãnh đạo, giữ khoảng cách đó

trong giao tiếp khơng đồng nghĩa với việc họ dám bày tỏ những khó khăn của bản

thân với người lãnh đạo của mình. Qua những phân tích ở trên có thể thấy, quan hệ

giữa lãnh đạo với nhân viên thể hiện qua kênh giao tiếp không được cởi mở thực

chất nhưng cũng khá thuận lợi, điều này tương đối phù hợp với số liệu thu được ở câu 6 – phụ lục I khi chỉ có 1,7% giảng viên lựa chọn mức độ “thường xuyên” khi nói về mâu thuẫn xảy ra trong mối quan hệ giữa lãnh đạo và giảng viên.

Qua câu hỏi 4, phụ lục II cho thấy, người lãnh đạo đánh giá mức độ mâu

thuẫn về mối quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên và giữa người lãnh đạo với tập thể dao động từ mức “hiếm khi” cho đến mức “thỉnh thoảng”, trong đó, chỉ có 15,4% lãnh đạo đánh giá “thỉnh thoảng” xảy ra mâu thuẫn giữa lãnh đạo với giảng viên và 30.8% đánh giá “thỉnh thoảng” mới xảy ra mâu thuẫn giữa lãnh đạo với tập

63

đạo với giảng viên do người lãnh đạo và người giảng viên đánh giá là tương đối phù

hợp với nhau, khẳng định tính chất mối quan hệ trên là khá thuận lợi.

Trên cơ sở khảo sát sự thỏa mãn của giảng viên về phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo, về phẩm chất đạo đức, chức năng, năng lực quản lý của người lãnh đạo và giao tiếp giữa giảng viên với người lãnh đạo, tác giả tổng hợp lại kết quả ở

bảng sau:

Bảng 3.6. Bầu khơng khí tâm lý thể hiện qua sự thỏa mãn của người

giảng viên về người lãnh đạo

STT Nội dung Mức độ Kết luận

1 Sự thỏa mãn của GV về phong cách LĐ của

người LĐ + Tích cực

2 Sự thỏa mãn của GV đối với phẩm chất đạo đức,

chức năng, năng lực quản lý của người LĐ + Tích cực

3 Sự thỏa mãn của GV về giao tiếp với người LĐ + Tích cực

Tổng hợp + Tích cực

Từ bảng tổng hợp trên chúng ta có thể thấy rằng mối quan hệ giữa nhân viên với lãnh đạo của học viện rất tích cực, ở đó, nhân viên có thể bày tỏ những khó khăn vướng mắc về cuộc sống, về cơng việc với người lãnh đạo cũng như thể hiện

sự hài lòng đối với phẩm chất đạo đức đạo đức, chức năng, năng lực quản lý của người lãnh đạo trong tập thể của mình. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một bầu khơng khí tâm lý tập thể tích cực, lành mạnh.

3.1.2. Bầu khơng khí tâm lý thể hiện qua sự thỏa mãn của giảng viên về mối quan hệ giữa giảng viên với giảng viên mối quan hệ giữa giảng viên với giảng viên

Quan hệ giữa nhân viên với nhân viên trong tập thể là mối quan hệ ngang hàng giữa những người có cùng vị thế, địa vị trong công việc. Một đội ngũ nhân viên gắn bó và tận tâm tạo nên một hình ảnh tốt đẹp về tổ chức, dó đó, rất nhiều lãnh đạo đồng quan điểm cho rằng không nên xem nhân viên chỉ là lực lượng lao động mà phải xem xét họ như là những nhân tố có vai trị quyết định trong việc triển khai và đạt được các mục tiêu chung của tập thể.

64

a) Giao tiếp giữa giảng viên với giảng viên trong tập thể

Trong quá trình làm việc cùng nhau, nhu cầu giao tiếp xảy ra là điều hiển nhiên. Để nghiên cứu về nội dung và mức độ giao tiếp giữa giảng viên, tác giả đưa ra câu hỏi 17 – phụ lục I: “Hàng ngày các Thầy/cô thường xuyên đề cập đến những

vấn đề gì?”. Kết quả được tổng hợp ở bảng dưới:

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bầu không khí tâm lý của tập thể Giảng viên Học viện chính trị – Hành chính khu vực I (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)