Đánh giá của giảng viên về mối quan hệ với đồng nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bầu không khí tâm lý của tập thể Giảng viên Học viện chính trị – Hành chính khu vực I (Trang 71 - 72)

STT Các nội dung đánh giá SL %

1 Tin tưởng, coi nhau như ruột thịt 20 16.7

2 Thân tình, cởi mở 80 66.7

3 Nhiệt tình hỗ trợ, chia sẻ cùng nhau trong công việc và

khi gặp khó khăn 82 68.3

4 Ln giao tiếp cởi mở nhưng cảnh giác, đề phòng 53 44.2

5 Không thân thiết cũng không thù ghét ai cả 64 53.3

6 Chỉ là quan hệ mang tính chất cơng việc 48 40.0

7 Việc ai người nấy làm 55 45.8

8 Luôn luôn cảnh giác với nhau 35 29.2

9 Gị bó, khó chịu 11 9.2

Từ kết quả trên ta thấy, ba phương án được giảng viên lựa chọn cao nhất là

“Nhiệt tình hỗ trợ, chia sẻ cùng nhau trong công việc và khi gặp khó khăn” với 68.3%; “thân tình, cởi mở” với 66.7% và “Không thân thiết cũng không thù ghét ai

cả” với 53.3%. Các phương án còn lại như “ln ln cảnh giác với nhau” hay “gị

bó, khó chịu” chiếm rất thấp (29.2% và 9.2%)

Như vậy, số lượng giảng viên có đánh giá tích cực về mối quan hệ giữa bản thân với đồng nghiệp trong quá trình làm việc cùng nhau là khá cao. Tuy nhiên, nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy, số lượng giảng viên lựa chọn phương án “tin tưởng, coi nhau như ruột thịt” chỉ chiếm 16.7%. Vậy tại sao số lượng giảng viên lựa

chọn những phương án mang tính chất tích cực để nói về mối quan hệ giữa mình

71

thân thiết và có thể tin tưởng nhau như ruột thịt? Điều này rất dễ lý giải bởi trong

tâm tưởng của nhiều người cho dù mối quan hệ đó có thân tình, cởi mở như thế nào đi chăng nữa thì nó cũng chỉ là quan hệ giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp - là mối

quan hệ dựa trên cơ sở chủ yếu là công việc. Thậm chí với nhiều người, họ còn phân biệt giữa đồng nghiệp và bạn bè. Dó đó, cho dù có thể giao tiếp, đối xử với

nhau cởi mở, thân tình hay nhiệt tình hỗ trợ lẫn nhau trong cơng việc nhưng để đạt

đến mức độ tin tưởng coi nhau như ruột thịt là rất khó. Mặt khác, khi tính chất của

mối quan hệ giữa một số thành viên trong tập thể đạt đến mức coi nhau như ruột

thịt, vơ hình chung điều đó sẽ khiến tập thể đó trở thành gia đình chủ nghĩa, sẽ không tốt cho sự phát triển của tập thể bởi bên cạnh việc chia sẻ, tương trợ lẫn nhau trong cơng việc, họ cũng sẽ dễ dàng vì tình cảm riêng tư mà bênh vực cho nhau, dễ tạo ra tình trạng kết bè, cánh, ảnh hưởng khơng tốt đến sự đoàn kết của tập thể. Số liệu ở

hai bảng 3.9 và 3.10 là khá tương đồng với nhau, cho thấy tính chất về mối quan hệ

giữa giảng viên với giảng viên là khá tích cực, khơng khí làm việc chung giữa họ nhìn

chung là thoải mái, thân tình, biết hỗ trợ, chia sẻ lẫn nhau trong cơng việc.

c) Sự đồn kết, gắn bó giữa giảng viên với giảng viên

Sự đoàn kết giữa giảng viên với giảng viên trong tập thể trước tiên thể hiện ở việc giữa họ có hay xảy ra xung đột hay mâu thuẫn không. Để đánh giá về vấn đề này, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi 6 – phụ lục I. Nội dung câu hỏi sẽ cho chúng ta đánh giá chính xác hơn về mức độ mâu thuẫn giữa giảng viên với giảng viên.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bầu không khí tâm lý của tập thể Giảng viên Học viện chính trị – Hành chính khu vực I (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)