Các yếu tố thuộc về bản thân người giảng viên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bầu không khí tâm lý của tập thể Giảng viên Học viện chính trị – Hành chính khu vực I (Trang 93 - 96)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bầu khơng khí tâm lý của tập thể giảng viên

3.3.2. Các yếu tố thuộc về bản thân người giảng viên

Qua những phân tích ở phần 3.1.2 cho chúng ta thấy sự thỏa mãn của giảng

viên về mối quan hệ giữa giảng viên với giảng viên ở cả ba khía cạnh: giao tiếp, tâm

trạng khi làm việc, sinh hoạt chung và sự đoàn kết biết giúp đỡ chia sẻ lẫn nhau.

93

trải qua quá trình học tập và rèn luyện bản thân lâu dài nên hầu hết là những người biết ứng xử và tự ý thức cao về kỷ luật và trách nhiệm của bản thân đối với công

việc và đối với tập thể. Đây là những yếu tố có ảnh hướng tích cực đến bầu khơng

khí tâm lý của tập thể giảng viên học viện.

Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố thuộc về người giảng viên gây ra những ảnh hưởng thiếu tích cực đến bầu khơng khí tâm lý của tập thể. Như đã nói ở phần trên,

do nguồn tuyển dụng chủ yếu là nội bộ, cán bộ được tuyển dụng chủ yếu là con em

trong ngành nên một số người sử dụng các mối quan hệ thân quen để đạt được mục đích cá nhân hay tại một số khoa có hiện tượng bè cánh gây mất đoàn kết, ảnh hưởng tới bầu khơng khí chung của tập thể. Đây cũng là lý do tại sao có 22.5%

giảng viên đánh giá tập thể của mình có sự phân chia bè phái (câu 14, phụ lục I).

Nhiều người cịn tỏ ra khó chịu với cách sống dựa dẫm vào “người nhà” và cho rằng

làm việc ở mơi trường doanh nghiệp thì chỉ có áp lực về cơng việc, cịn làm viêc ở mơi trường nhà nước thì cịn phải chịu áp lực về “quan hệ”.

Tuy kết quả thu được ở các phần trên cho thấy giữa các giảng viên có sự đồn kết, gắn bó và biết chia sẻ lẫn nhau các vấn đề khó khăn trong cuộc sống nhưng giữa họ lại thiếu sự tương hỗ về mặt công việc. Kết quả thu được từ bảng

3.10 cho thấy, cũng có đến 45.8% giảng viên đánh giá mối quan hệ giữa mình với

đồng nghiệp là “việc ai người nấy làm” và vẫn có nhiều ý kiến phản ánh giảng viên “thiếu sự tương hỗ, phối hợp với nhau trong công việc” (41.7%, câu 14, phụ lục I),

do vậy, giảng viên đánh giá “sự hợp tác giữa các đồng nghiệp” là yếu tố quan trọng nhất so với các yếu tố khác (ĐTB 4.37; ĐLC 0.67, câu 10, phụ lục I). Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hạn chế cho mối quan hệ giữa giảng viên với giảng viên.

Như đã trình bày ở phần ở phần 3.1.3 để tìm hiểu về sự thỏa mãn của người

giảng viên đối với công việc, tác giả đã nêu ra một số khó khăn về cơng việc của người giảng viên học viện Chính trị - Hành chính khu vực I nói riêng và hệ thống trường Đảng nói chung. Bên cạnh một số khoa muốn thúc đẩy nhanh quá trình đào

94

tuyển cử giảng viên mới về có quy định 2 năm sau mới được đi học cao học. Điều

này tạo ra tâm lý bất mãn của nhiều giảng viên bởi nó sẽ kéo dài thời gian để họ có

thể trở thành một giảng viên được đi dậy thực thụ. Trong quá trình làm giảng viên tập sự, lượng công việc được tham gia trên khoa rất ít, chủ yếu là tự nghiên cứu,

trực khoa và đi coi thi. Giảng viên tập sự khơng có quyền hạn được chấm thi, thậm

chí là làm chủ nhiệm mơn. Tính thời gian để một người từ một cử nhân đại học, trở thành một thạc sĩ, trải qua khóa học để có được bằng cao cấp lý luận chính trị,

chuẩn bị bài giảng để hội đồng xét duyệt, có nhanh cũng phải mất gần 5 năm. Chưa kể đến việc nếu khoa nào có đơng giảng viên tập sự thì thời gian đó sẽ bị kéo dài lâu

hơn bởi theo quy định của học viện mỗi khoa chỉ có một chỉ tiêu đi học cao cấp lý

luận, vì thế, có người phải chờ rất lâu mới được cử đi học. Do đặc thù của học viện,

đối tượng đi học là học viên người lớn, đều là những người đã và đang làm việc trong các tổ chức, cơ quan nhà nước, có trình độ học vấn cao nên càng tạo ra nhiều áp lực cho người dậy. Vì thế, rất nhiều giảng viên trẻ, tuy đã được hội đồng thông qua bài giảng để lên lớp nhưng bản thân họ lại tỏ ra chưa tự tin, nhiều người còn xin làm tiếp nghiên cứu sinh để có thời gian lâu hơn cho việc rèn rũa bản thân. Đầu năm

2008, học viện cử tuyển 16 cán bộ trẻ trong độ tuổi từ 23 đến 26 về công tác ở

ngạch giảng viên nhưng tính đến thời điểm này chưa có đồng chí nào trong số 16

cán bộ trên đã tham gia giảng dạy, một số đã được hội đồng thông qua bài giảng nhưng vẫn chưa tự tin đứng lớp, số còn lại đang học cao cấp lý luận và học cao học. Như vậy, trong vòng 6 năm – một khoảng thời gian tương đối dài mà chưa đào tạo được ai trong số 16 giảng viên trẻ trưởng thành, đủ điều kiện và trình độ để lên lớp. Có thể nói, ở học viện, số giảng viên trẻ trong tầm tuổi 30 là vơ cùng hiếm.

Tính tích cực và thái độ đối với lao động cũng là những yếu tố có ảnh hưởng

lớn tới bầu khơng khí tâm lý của tập thể. Như đã đề cập ở trên, hầu hết ở các khoa

thì lượng cơng việc khơng nhiều, có khoa giảng viên cịn khơng đủ giờ để tính vượt

giờ, do đó, một cơng việc nhàn dỗi, người giảng viên thi thoảng mới lên lớp đã khơng thể khiến cho họ phát huy hết trí lực và sự sáng tạo của bản thân. Mỗi người được lên lớp theo phân cơng của cấp trên, có giảng viên cịn đùa rằng mình cứ “nhai

95

đi nhai lại mãi một bài hết lớp này đến lớp khác”. Không những thế, các chuyên đề

giảng dạy cũng cố định theo quy định, giữa các giảng viên khơng có sự ganh đua trong cơng việc mà chỉ lên lớp đều đều theo sự phân công, điều này vơ hình chung đã tạo ra “sức ì” đối với người giảng viên, đặc biệt là người giảng viên nữ. Bên

cạnh đó, động cơ làm việc của người lao động cũng rất quan trọng. Có người làm việc hết mình để phấn đấu cho sự nghiệp, nhưng cũng có người chỉ cần cơng việc

nhàn hạ để có thời gian chăm sóc gia đình. Tùy thuộc vào động cơ làm việc của người lao động mà nó đóng vai trị như là một trong những yếu tố tạo ra tính tích

cực hay “sức ì” đối với công việc của người giảng viên.

Sự nhàn dỗi gắn liền với thu nhập thấp làm nảy sinh tình trạng giảng viên đi

làm “chân trong, chân ngồi”, phải đi dạy thêm, thậm chí thời gian làm ở ngồi cịn

nhiều hơn thời gian người đó đảm nhiệm công việc tại cơ quan.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bầu không khí tâm lý của tập thể Giảng viên Học viện chính trị – Hành chính khu vực I (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)