Những vấn đề người GV cho rằng người LĐ cần phải

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bầu không khí tâm lý của tập thể Giảng viên Học viện chính trị – Hành chính khu vực I (Trang 57 - 60)

thực hiện tốt cho tập thể

STT Các phƣơng án lựa chọn SL %

1 Làm tốt công việc chuyên môn của bản thân, ít quan tâm

đến người khác 15 12.5

2 Quan tâm đến công tác quản lý để đáp ứng vấn đề bên trên 27 22.5

3 Quan tâm đến cuộc sống vật chất và tinh thần của cấp dưới,

khuyến khích họ làm việc 94 78.3

4 Chú ý đến tạo dựng văn hóa tập thể lành mạnh, làm việc

sáng tạo 88 73.3

5 Quan tâm đến việc đổi mới, huy động mọi người tham gia

xây dựng mục tiêu và đạt mục tiêu của tập thể 99 82.5

Từ bảng trên cho thấy giảng viên có kỳ vọng cao đối với việc thực hiện các chức năng cơ bản của người lãnh đạo đơn vị. 82.5% giảng viên cho rằng người lãnh

đạo cần “Quan tâm đến việc đổi mới, huy động mọi người tham gia xây dựng mục tiêu và đạt mục tiêu của tập thể” (chức năng đổi mới); 78.3% giảng viên cho rằng lãnh đạo cần “Quan tâm đến cuộc sống vật chất và tinh thần của cấp dưới, khuyến khích họ làm việc” (chức năng tạo động lực) và 73.3% giảng viên cho rằng lãnh đạo

cần “Chú ý đến tạo dựng văn hóa tập thể lành mạnh, làm việc sáng tạo” (chức năng

xây dựng văn hóa tập thể và xây dựng bầu khơng khí tâm lý tập thể phù hợp với sáng tạo). Rất ít giảng viên cho rằng lãnh đạo cần “Làm tốt công việc chuyên môn

của bản thân, ít quan tâm đến người khác” (12.5%) hay chỉ quan tâm đến công tác quản lý (22.5%).

Nhìn chung, đa số giảng viên đều mong muốn người lãnh đạo phải là người

thực hiện tốt các chức năng của người lãnh đạo. Một người lãnh đạo dù làm tốt công việc chuyên môn của bản thân đến mấy, học sâu hiểu rộng đến mấy nhưng nếu

họ không biết quan tâm, không biết động viên cấp dưới, vì quyền lợi của cấp dưới

và vì sự phát triển của tập thể thì người đó cũng khơng nhận được sự ủng họ và tín

57

Tác giả đặt thêm câu hỏi: “Xin thầy/cô cho biết người lãnh đạo trong cơ

quan của thầy cô đã thể hiện các vấn đề sau đây như thế nào?”. Kết quả được tổng

hợp ở bảng dưới đây:

Bảng 3.3.2. Đánh giá của giảng viên về việc thực hiện một số vấn đề

trong công tác quản lý của người lãnh đạo

S T T

Nội dung đánh giá

Mức độ (%) ĐTB ĐLC Chƣa bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên Rất thƣờng xuyên 1 Làm tốt công việc chuyên môn của bản thân, ít quan tâm đến người khác

5.8 33.3 31.7 15.0 14.2 2.98 1.13

2

Quan tâm đến công tác

quản lý để đáp ứng yêu cầu bên trên

5.0 17.5 25.0 38.3 14.2 3.39 0.84

3

Quan tâm đến cuộc sống

vật chất và tinh thần của cấp dưới, khuyến khích họ làm việc 0 7.5 29.2 50.8 12.5 3.68 0.78 4 Chú ý đến tạo dựng văn hóa tập thể lành mạnh, làm việc sáng tạo 0 15.0 17.2 49.2 18.3 3.70 0.93 5

Quan tâm đến việc đổi

mới, huy động mọi người

tham gia xây dựng mục tiêu và đạt mục tiêu của

tập thể

0 1.7 19.2 58.3 20.8 3.98 0.68

Từ bảng trên cho thấy, các mức độ được giảng viên lựa chọn dao động từ

mức “hiếm khi” cho đến mức “thường xuyên” trong đó, nội dung được lựa chọn nhiều nhất là “Quan tâm đến việc đổi mới, huy động mọi người tham gia xây dựng

58

mục tiêu và đạt mục tiêu của tập thể” (58.3%; ĐTB 3.98); thứ hai là “Chú ý đến tạo dựng văn hóa tập thể lành mạnh, làm việc sáng tạo” (49.2%; ĐTB 3.70); thứ 3 là “Quan tâm đến cuộc sống vật chất và tinh thần của cấp dưới, khuyến khích họ làm

việc” (50.8%; ĐTB 3.68). Như vậy, ba chức năng cơ bản của người lãnh đạo đều

được giảng viên đánh giá khá cao.

Khi so sánh với số liệu thu được từ bảng 3.3.1 chúng ta có thể thấy, một số

vấn đề mà người giảng viên cho rằng cấp trên của mình cần phải thực hiện với vai

trò là một người lãnh đạo thì ở bảng 3.3.2 họ đều đánh giá việc thực hiện các vấn đề đó của lãnh đạo đơn vị mình ở mức độ khá cao (mức độ “thường xuyên”). Rất nhiều

giảng viên cho rằng việc song song với việc lãnh đạo cần phải quan tâm đến việc

đổi mới, huy động mọi người tham gia xây dựng mục tiêu và đạt mục tiêu của tập

thể thì rất cần chú ý đến việc phát huy khả năng làm việc sáng tạo của mỗi cá nhân.

Do đặc thù của môn học là các môn lý luận, nặng về lý thuyết, ít hấp dẫn người học,

nếu giảng viên đơn thuần chỉ dậy theo phương pháp giảng dạy truyền thống (thuyết

trình) sẽ khiến cho học viên mệt mỏi, thiếu tiếp thu. Vì thế, rất nhiều khoa đã đề

xuất học viện tiến hành mở dày hơn các lớp đào tạo các khóa học “phương pháp

giảng dậy tích cực”, bản thân giảng viên tại các khoa cũng dành nhiều thời gian hơn cho việc báo cáo các chuyên đề định kỳ tại đơn vị áp dụng cho mọi đối tượng giảng

viên nhất là giảng viên tập sự.

Kết quả thu được từ câu hỏi 3, phụ lục II cho thấy có đến 100% lãnh đạo cho rằng cần phải “Quan tâm đến cuộc sống vật chất và tinh thần của cấp dưới, khuyến

khích họ làm việc”; 69,2% lựa chọn người lãnh đạo cần phải “Chú ý đến tạo dựng văn hóa tập thể lành mạnh, làm việc sáng tạo” và 100% cho rằng là người lãnh đạo thì phải biết “Quan tâm đến việc đổi mới, huy động mọi người tham gia xây dựng

mục tiêu và đạt mục tiêu của tập thể”. Những số liệu trên cho thấy người lãnh đạo nhận thức được về vai trò của bản thân trong tập thể cũng như mình phải có trách nhiệm chăm lo cho đời sống của nhân viên, xây dựng và phát triển tập thể.

Như vậy, hầu hết giảng viên đều chờ đợi người lãnh đạo quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển của cấp dưới chứ không chỉ chú trọng phát triển riêng bản thân họ.

59

Trong môi trường làm việc nhà nước, nơi bị đánh giá là sức ì cao, chậm đổi mới thì vai trị của người lãnh đạo càng nặng nề hơn trong việc phải có các biện pháp nhằm thúc đẩy và động viên mọi người liên tục học tập và trau dồi các kỹ năng, dám tiếp

nhận những cơng việc khó khăn để học hỏi được nhiều hơn là làm những công việc

nhàn hạ, tạo cơ hội cho họ đi thực tế để mở mang đầu óc bởi kinh nghiệm thu được

sẽ giúp họ nhiều hơn cho công việc sau này.

c) Sự thỏa mãn của giảng viên về giao tiếp với người lãnh đạo

Để tồn tại và phát triển mỗi người không thể sống một mình, tách khỏi gia đình, người thân, bạn bè, cộng đồng người mà phải gia nhập vào các mối quan hệ

giao tiếp giữa con người với con người. Khi nghiên cứu về quan hệ giữa cấp trên

với cấp dưới, chúng ta không thể bỏ qua quá trình giao tiếp giữa họ. Để đi sâu vào mối quan hệ này, tác giả đã đặt ra câu hỏi 3 – phụ lục I: “Xin Thầy/cô cho biết, khi

có khó khăn trong cuộc sống, cơng việc, Thầy/cơ thường tìm đến ai để chia sẻ nhằm

giải quyết vướng mắc?”. Kết quả được tổng hợp ở bảng sau:

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bầu không khí tâm lý của tập thể Giảng viên Học viện chính trị – Hành chính khu vực I (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)