CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bầu khơng khí tâm lý của tập thể giảng viên
3.3.3. Nhóm các yếu tố tâm lý xã hội
Nhóm các yếu tố xã hội tác giả đề cập ở đây bao gồm: điều kiện làm việc;
yếu tố vật chất như lương, thưởng, chế độ đãi ngộ và các hoạt động chung của đơn vị cũng như của toàn học viện.
- Thứ nhất: điều kiện làm việc
Trong học viện, các khoa phịng được bố trí cùng chung một nhà hiệu bộ A5,
ở các khoa, mọi người có bàn riêng để làm việc, đầy đủ các trang thiết bị như điều hịa, quạt, máy tính, ti vi, internet… điều kiện ánh sáng, yên tĩnh để làm việc đều được đảm bảo. Các phòng học cũng được trang bị đầy đủ từ điều hòa, camera, máy
chiếu, quạt… đảm bảo phục vụ tốt cho người dạy và người học. Các giảng viên đều
công nhận rằng học viện là nơi có một mơi trường làm việc tương đối thuận lợi và nó cũng góp phần tạo ra sự thỏa mãn của người giảng viên trong mối quan hệ với công việc.
- Thứ hai: Lương, thưởng, các chế độ hỗ trợ khó khăn
Lương, thưởng, các chế độ hỗ trợ khó khăn là một trong những yếu tố kích thích người lao động. Có đến 38.3% giảng viên đánh giá thu nhập là yếu tố “rất
96
10, phụ lục I). Tuy nhiên có đến 40.8% giảng viên đánh giá là “ít hài lịng” đối với thu nhập của bản thân (câu 11b, phụ lục I). Một giảng viên với thâm niên cơng tác 7
năm cũng chỉ có tổng thu nhập là 4.5 triệu đồng/tháng. Với mức sống hiện nay thì
mức thu nhập đó tuy khơng q thấp nhưng buộc người lao động phải chi tiêu có kế hoạch cụ thể mới đảm bảo trang trải được cuộc sống, với đối tượng công chức từ tỉnh lẻ vẫn đang phải th nhà thì mức thu nhập đó là khó khăn. Trong hai năm trở lại đây, sau khi học viện được tự điều phối chi tiêu, lãnh đạo học viện đã đưa ra
những chính sách, quy định mới củng cố ngân sách học viện, đảm bảo mọi người đều có thưởng vào các ngày lễ, tết. Bên cạnh đó, một số khoa bắt đầu tham gia vào đào
tạo cao học (khoa Lịch sử Đảng, khoa Quản lý kinh tế, khoa Triết…) tạo ra nhiều hơn
công ăn việc làm cho cán bộ giảng viên nói riêng và tăng thu nhập cho ngân quỹ học
viện nói chung. Nhưng nhìn chung, thu nhập thấp đã tạo ra những khó khăn nhất định
đối với đời sống người giảng viên cũng như tâm huyết giảng dạy của họ.
- Thứ ba: văn hóa, truyền thống của tập thể
Thể hiện ở ở niềm tin, giá trị, tập tục, truyền thống trong các quan hệ giữa các
thành viên trong tập thể. Các giảng viên đều đánh giá cao vai trò của các hoạt động chung đối với sự tăng cường hiểu biết, đoàn kết, gắn bó của tồn cán bộ học viện nói chung và tập thể giảng viên nói riêng trong việc xây dựng bầu khơng khí tâm lý
của học viện càng phát triển thuận lợi vì thế, khi tham gia phỏng vấn, trao đổi, giảng
viên cũng bày tỏ nguyện vọng của mình đối với việc tăng cường các hoạt động
chung của toàn học viện. Các ý kiến đóng góp trong phiếu trưng cầu ý kiến cũng
đồng tình với quan điểm trên.
Mặc dù, có tới 30% giảng viên đánh giá ở mức độ “thường xuyên” đối với các hoạt động chung của tập thể (bảng 3.12, câu 18.1, phụ lục I) nhưng theo các giảng
viên, hiện nay các mối quan hệ đồng nghiệp chủ yếu vẫn bị bó hẹp trong cùng một khoa và học viện không tổ chức được nhiều cuộc gặp gỡ, giao lưu giữa các khoa phịng, có chăng chỉ vào hai dịp là gặp mặt đầu xuân và tổng kết năm học. Theo đánh giá của các lãnh đạo, có 46.2% lãnh đạo cho rằng khoa mình “thường xuyên”
97
gian nhưng nói chung, vẫn chủ yếu là các thành viên trong tập thể đơn vị khoa tự tổ
chức đi với nhau, hoặc không đi cùng một số khoa khác chơi thân. Điều đó làm hạn chế sự hiểu biết lẫn nhau giữa các khoa, phịng. Tuy phong trào Đồn thanh niên diễn ra khá sơi nổi nhưng nó chỉ bó hẹp ở độ tuổi thanh niên, do đó, với các đối tượng giảng viên đã hết tuổi đoàn (đã trưởng thành) ngoài tham gia các hoạt động
của khoa ra thì ít khi có hoạt động chung của tồn học viện để tham gia. Cũng do
ngân sách học viện còn hạn hẹp nên việc cho cán bộ đi thăm quan, nghỉ mát hàng năm cũng chỉ bó hẹp theo chỉ tiêu đến từng đơn vị. Đó là hạn chế trong việc tăng cường sự giao lưu, hiểu biết giữa các khoa, phịng, gây ảnh hưởng khơng tốt đến
bầu khơng khí tâm lý chung của tập thể giảng viên.
3.3.4. Mối quan hệ giữa các yếu tố tác động với bầu khơng khí tâm lý của tập thể giảng viên
Sơ đồ 5. Mối quan hệ giữa các yếu tố tác động với BKKTL của TT GV Ngƣời lãnh đạo (Phong cách, phẩm chất đạo đức, chức năng...) Các yếu tố thuộc về bản thân ngƣời GV (tính tích cực, TM về kết quả CV…) Nhóm các yếu tố TL –XH (văn hóa, truyền thống của TT; thu nhập, đk làm việc…) BKKTL của TT GV (Tâm trạng và sự TM của người GV) r =0.620** r=0.621** r=0.344** r=0.471 ** r=0.371** r=0.680* *
98
Như đã trình bày ở phần trên về các yếu tố ảnh hưởng tới bầu khơng khí tâm lý
của tập thể giảng viên, yếu tố thuộc về người lãnh đạo được đánh giá cao nhất với điểm
trung bình là 3.56/5.00 điểm; yếu tố thuộc về bản thân người giảng viên là 3.48/5.00 điểm và nhóm các yếu tố xã hội là 3.47/5.00 điểm. Mối quan hệ giữa bầu khơng khí tâm lý của tập thể giảng viên với các yếu tố tác động được trình bày ở sơ đồ dưới đây:
Nhìn vào sơ đồ 4 chúng ta thấy, quan hệ giữa bầu khơng khí tâm lý của tập
thể giảng viên với các yếu tố ảnh hưởng có quan hệ thuận và chặt chẽ, trong đó, bầu
khơng khí tâm lý có tương quan thuận và chặt chẽ với yếu tố thuộc về người lãnh đạo (r = 0.620; p < 0.01) và nhóm các yếu tố xã hội (r = 680; p < 0.01), tương quan thuận và tương đối chặt với yếu tố thuộc về bản thân người giảng viên với r = 0.371; p < 0.01. Các yếu tố ảnh hướng đến bầu khơng khí tâm lý tập thể cũng có mối quan hệ
thuận và khá chặt trong đó: yếu tố thuộc về người lãnh đạo có quan hệ thuận và chặt với nhóm các yếu tố xã hội với r = 0.621; p < 0.01; yếu tố thuộc về người lãnh đạo có quan hệ thuận và tương đối chặt với các yếu tố thuộc về người giảng viên: r = 0.471; p
< 0.01 và yếu tố thuộc về người giảng viên cũng có quan hệ thuận và tương đối chặt
với nhóm các yếu tố tâm lý xã hội: r = 0.344; p < 0.01. Như vậy, mối quan hệ giữa bầu
khơng khí tâm lý với yếu tố thuộc về người lãnh đạo và với nhóm các yếu tố tâm lý xã
hội là chặt chẽ, thể hiện mối quan hệ chi phối của hai yếu tố đó đối với bầu khơng khí
tâm lý tập thể so với yếu tố còn lại: yếu tố thuộc về bản thân người giảng viên.
Dựa trên kết quả nghiên cứu thực tiễn, sơ đồ trên cũng chỉ ra sự tác động mãnh mẽ của yếu tố thuộc về người lãnh đạo và nhóm các tố xã hội đối với việc tạo ra
một bầu khơng khí tâm lý tập thể tích cực, thuận lợi. Như vậy, muốn tạo dựng được
bầu khơng khí tâm lý tập thể tích cực, thuận lợi cần nâng cao vai trò và chức năng của
người lãnh đạo đối với tập thể; tăng cường các yếu tố ảnh hưởng như: tạo ra một mơi trường làm việc bình đẳng, dân chủ, phát huy khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; hoàn
thiện hơn điều kiện làm việc; quan tâm nhiều hơn đến các chế độ chính sách nhằm nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người cán bộ. Đó cũng là những
yếu tố quan trọng để tạo ra tâm trạng phấn chấn trong công việc và sự thỏa mãn đối
99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu thu được qua các phương pháp điều tra, tác giả rút ra những kết luận sau:
1. Bầu khơng khí tâm lý của tập thể giảng viên học viện Chính trị - Hành
chính khu vực I là trạng thái tâm lý xã hội của tập thể, phản ánh mức độ phát
triển của các mối quan hệ liên nhân cách, tâm trạng, xu hướng, quan điểm,
phản ánh tính chất và sự thỏa mãn của người giảng viên về các quan hệ chủ yếu trong tập thể: quan hệ với người lãnh đạo, quan hệ với giảng viên khác và quan hệ với công việc
2. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thực trạng bầu khơng khí tâm lý của tập thể giảng viên học viện Chính trị - Hành chính khu vực I là khá tích cực. Kết quả này
khẳng định giả thuyết nghiên cứu của đề tài đó là: bầu khơng khí tâm lý của tập thể giảng viên học viện Chính trị - Hành chính khu vực I là tích cực.
3. Bầu khơng khí tâm lý thể hiện qua sự thỏa mãn của người giảng viên trong mối quan hệ với người lãnh đạo – quan hệ theo chiều “dọc” là thuận lợi. Nghiên cứu cho thấy, về cơ bản, giảng viên hài lòng với phong cách người lãnh đạo (được thể hiện qua cách thức tiếp cận giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong tập thể của
người lãnh đạo), phẩm chất đạo đức, nhân cách, năng lực quản lý của người lãnh đạo. Trong quan hệ với cấp dưới, người lãnh đạo thể hiện sự quan tâm, chia sẻ và
giao tiếp thường xuyên, gần gũi, giải quyết được một số vấn đề trong công tác quản
lý phù hợp với mong muốn của người dưới quyền.
4. Bầu khơng khí tâm lý thể hiện qua sự thỏa mãn của người giảng viên trong mối quan hệ với giảng viên – quan hệ theo chiều “ngang” là thuận lợi. Giữa giảng
viên có sự giao tiếp, trao đổi thông tin thường xuyên về nhiều chủ đề trong cuộc
sống; biết chia sẻ khó khăn cả về cơng việc lẫn đời sống riêng tư; biết hỗ trợ lẫn nhau trong công việc và phấn đầu vì mục tiêu chung của cả tập thể.
100
5. Bầu khơng khí tâm lý thể hiện qua sự thỏa mãn của người giảng viên trong mối quan hệ với công việc là không thuận lợi. Người giảng viên hài lịng với điều kiện làm việc và chính sách đề bạt, quy hoạch, bổ nhiệm nhưng thể hiện sự khơng hài lịng đối với sự phân cơng cơng việc, nhiệm vụ của cấp trên và thu nhập của bản thân. Trong đó, thu nhập có ảnh hưởng tiêu cực một cách mạnh mẽ đến tinh thần làm việc và sự gắn bó, tâm huyết với nghề của người giảng viên.
6. Bầu khơng khí tâm lý bị tác động bởi nhiều yếu tố trong đó, người lãnh đạo làm tốt các chức năng cơ bản của mình (chức năng tạo động lực, chức năng đổi mới, chức năng xây dựng văn hóa và tạo dựng bầu khơng khí tập thể theo phong cách làm việc sáng tạo), quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần
của cấp dưới, kích thích họ hăng say học tập và làm việc; sự đồn kết, gắn bó,
giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống của người giảng viên có vai trị tích cực trong
việc tạo ra bầu khơng khí tâm lý tập thể tích cực. Sự đối xử còn thiên về “quan hệ cá nhân”, thiếu cơng bằng của người lãnh đạo; sự thiếu tích cực, tâm huyết đối với nghề, kém tự tin về bản thân của người giảng viên; sự khơng hài lịng
về thu nhập của người giảng viên là những yếu tố góp phần tạo nên bầu khơng khí tâm lý khơng tích cực.
7. Như vậy, muốn xây dựng được bầu khơng khí tâm lý tập thể tích cực, lành mạnh cần phải giải quyết ổn thỏa ba mối quan hệ đã nêu trên có như vậy mới tạo ra một mơi trường tốt nhất cho người giảng viên cống hiến tâm lực, trí lực, phát huy khả năng sáng tạo trong giảng dạy và gắn bó, tâm huyết hơn với nghề.
KIẾN NGHỊ
Từ những kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm xây
dựng một bầu khơng khí tâm lý tích cực cho tập thể giảng viên nói riêng cũng như cho tồn học viện nói chung như sau:
1. Đối với học viện
- Để tăng cường bầu khơng khí tâm lý của học viện, khi ban hành các quy
chế, điều lệ, nghị định cần lấy ý kiến của giảng viên; cần có nhiều chế độ chính sách
101
- Cần xem xét để thay đổi một số quy định để giúp giảng viên sớm đủ điều
kiện đứng lớp, giúp họ thêm gắn bó, nhiệt huyết và hài lịng hơn đối với cơng việc. - Tổ chức nhiều hơn các hoạt động chung của toàn học viện nhằm tăng
cường sự giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa các khoa phòng và các thành viên ở mỗi đơn vị khác nhau.
- Quan tâm nhiều hơn đến đời sống của giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ - những người đóng vai trị là cán bộ nguồn trong tương lai. Cải cách một số quy
định, điều lệ để những giảng viên tập sự là cử nhân, thạc sĩ được tham gia nhiều
hơn vào các công việc chuyên môn, để họ phát huy bản thân và tính tích cực trong cơng việc.
2. Đối với lãnh đạo
- Để tăng cường bầu khơng khí tâm lý, người lãnh đạo cần đối xử công bằng
hơn đối với nhân viên. Lãnh đạo cần quan tâm nhiều hơn nữa đến đời sống vật chất,
tinh thần và quyền lợi của cấp dưới, thực hiện tốt các chức năng của mình để chăm
lo, phát triển cho lợi ích của cả tập thể.
- Cần quan tâm nhiều hơn nữa đến đời sống của giảng viên tập sự, giảng viên trẻ, cần trực tiếp rèn rũa, tạo điều kiện cho họ học tập, tham gia nhiều hơn các công việc chuyên môn trong khả năng của mỗi người, đẩy nhanh công tác kết nạp Đảng,
đi học cao cấp lý luận chính trị, học lớp kinh điển, có như vậy giảng viên trẻ mới được trang bị kiến thức sâu sắc để tự tin hơn, vững vàng hơn trong hành trình tự
khẳng định bản thân
- Tổ chức phân công công việc hợp lý, giao nhiều công việc thuộc về chuyên
môn hơn cho giảng viên, tạo điều kiện cho giảng viên tham gia nghiên cứu khoa
học để nâng cao khả năng nghiên cứu, học hỏi đồng thời có thêm thu nhập cải thiện
đời sống.
- Tổ chức nhiều hơn các chuyến đi thăm quan, thực tế, giao lưu không chỉ
riêng tập thể đơn vị mà còn với các đơn vị khác để phát triển hơn các mối quan
hệ liên nhân cách tạo ra sự gần gũi, phát huy cao độ tinh thần tập thể của mỗi thành viên.
102
3. Đối với người người giảng viên
- Nhằm tăng cường bầu khơng khí tâm lý tập thể, người giảng viên cần tích cực tham gia nhiều hơn các phong trào Đoàn thanh niên khởi xướng cũng như các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao do học viện tổ chức nhằm giao lưu nhiều hơn với các thành viên thuộc các đơn vị khác.
- Giảng viên trẻ cần tích cực hơn trong việc học tập, tự nghiên cứu, chịu
khó tham dự giờ giảng của các thầy, cô trên giảng đường để học tập kinh nghiệm
giảng dạy.
- Cần phản ánh trực tiếp tâm tư, nguyện vọng của bản thân về cuộc sống làm việc tại học viện lên lãnh đạo đơn vị hoặc lãnh đạo cấp trên để họ kịp thời nắm bắt
và có những quy chế, chính sách hỗ thiết thực hơn cho đời sống của cán bộ học viện nói chung và giảng viên nói riêng.
103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. E. X. Cudơmin, J. P. Vôcôp. 1978. Người lãnh đạo và tập thể.
NXB Sự thật.
2. Vũ Dũng. 1995. Tâm lý học xã hội với quản lý. NXB Chính trị Quốc gia.