Đánh giá theo tiêu chí, người học được đánh giá dựa trên các tiêu chí đã định

Một phần của tài liệu Tài liệu Môn Vật Lý THCS - Phòng GD&ĐT Huyện Vĩnh Thuận (Trang 43 - 44)

rõ về thành tích, thay vì được xếp hạng trên cơ sở kết quả thu được. Khi đánh giá theo tiêu chí, chất lượng thành tích không phụ thuộc vào mức độ cao thấp về năng lực của người khác mà phụ thuộc chính mức độ cao thấp về năng lực của người được đánh giá so với các tiêu chí đã đề ra.Thông thường, đánh giá theo tiêu chí dùng để xác lập mức độ năng lực của một cá nhân

- Đánh giá theo chuẩn là hình thức đánh đưa ra những nhận xét về mức độ cao thấp trong năng lực của cá nhân so với những người khác cùng làm bài thi.Đây là hình thức đánh giá kết hợp với đường cong phân bố chuẩn, trong đó giả định rằng một số ít sẽ làm bài rất tốt, một số rất kém, số còn lại nằm ở khoảng giữa được đánh giá trung bình. Bài kiểm tra IQ là ví dụ rõ nhất về đánh giá theo chuẩn, hay cách xếp loại học tập của HS ở nước ta hiện nay cũng là cách đánh giá theo chuẩn.

- Khác với đánh giá theo tiêu chí, đánh giá theo chuẩn thường tạo nên mối quan hệ căng thăng giữa HS với nhau, làm giảm đi tính hợp tác trong học tập. Đánh giá theo chuẩn thường sử đụng các câu hỏi TNKQ vì thế khó có thể đánh giá được một số năng

lực của HS như:

+ Vận dụng (giải thích, dự đốn, tính tốn, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.

+ Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó

+ Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thơng tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn dé trong học tập vật lí

+Vận dụng sự tương tự và các mơ hình để xây dựng kiến thức vật lí

+ Đề xuất được giả thuyết: suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được.

+ Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiễn hành xử lí kết quả thí

nghiệm và rút ra nhận xét.

+ Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn các kết

luận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm này.

+ Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngơn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí

+ Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thơng tin, thí nghiệm, làm việc nhóm... ).

+ Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí

+ Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật

lí nhằm nâng cao trình độ bản thân.

Mặt khác, việc đánh giá thông qua các kỳ thi đầu vào có tính tham chiếu chuẩn cho phép một tỷ lệ HS vượt qua thì đồng nghĩa với việc các tiêu chuẩn có thể khác nhau giữa các năm tùy thuộc chất lượng HS thi vào. Trong khi đó đánh giá theo tiêu chí khơng khác nhau giữa các năm, trừ phi chính các tiêu chí này được thay đổi. 2.3. Tự suy ngẫm và tự đánh giá

- Tự suy ngẫm và tự đánh giá là việc HS tự đưa ra các quyết định đánh giá về công việc và sự tiến bộ của bản thân. Hai hình thức đánh giá này góp phần thúc đây học tập suốt đời, bằng cách giúp HS đánh giá thành tích học tập của bản thân và của

bạn một cách thực tế, khơng khuyến khích sự phụ thuộc vào đánh giá của GV. Tự

đánh giá rất hữu ích trong việc giúp HS nhận thức sâu sắc về bản thân, nhận ra được

điểm mạnhvà điểm yếu của mình. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực để điều chỉnh hoạt động học kịp thời. Vì vậy, tự suy ngẫm, tự đánh giá cần được diễn

ra trong suốt quá trình học tập và được sử dụng như một phần của đánh giá quá trình. - Tự đánh giá khác với tự chấm điểm: Tự chấm điểm là cho điểm băng cách sử dụng các tiêu chí do người khác quy định. Trong khi đó tự đánh giá là quy trình xem

xét, phản ánh,đồng thời là sự suy ngẫm về lựa chọn tiêu chí.

Một phần của tài liệu Tài liệu Môn Vật Lý THCS - Phòng GD&ĐT Huyện Vĩnh Thuận (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)