Quy trình nghiên cứu trong luận văn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp marketing nội bộ tại công ty cổ phần đường biên hòa (Trang 35 - 41)

2.3. Đo lường thang đo

2.3.1. Thang đo về chính sách sản phẩm

Sản phẩm trong luận văn này được hiểu theo khía cạnh là cơng việc và các điều kiện làm việc của nhân viên/chuyên viên được công ty cung cấp chẳng hạn như quy trình thăng tiến có được cơng khai, minh bạch và cơng việc của bạn có thích hợp với nhu cầu thăng tiến đó hay khơng…. Do đó, dựa vào sự đề nghị của Dumitrescu và các cộng sự (2014) khi đo lường thang đo về sản phẩm trong marketing nội bộ, thang đo này sẽ bao gồm các biến quan sát sau:

Bảng 2.1. Thang đo về chính sách sản phẩm

1. Bảng mô tả công việc của anh/chị thể hiện rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình

2. Anh/chị có quyền tự quyết định cách thức hoàn thành cơng việc của mình một cách hiệu quả nhất

3. Cơng việc hiện tại thích hợp với trình độ và nhu cầu thăng tiến của anh/chị 4. Anh/chị được tập huấn đầy đủ các khóa huấn luyện trong quá trình làm việc

5. Anh/chị có được khuyến khích nâng cao kiến thức và trau dồi kỹ năng nghề nghiệp

6. Anh/chị hài lịng với mơi trường làm việc hiện tại (phịng ốc, bàn ghế, ánh sáng, quang cảnh, khơng khí xung quanh…)

7. Anh/chị được trang bị đầy đủ dụng cụ làm việc và các tài nguyên khác để hồn thành cơng việc một cách hiệu quả

Nguồn: Dumitrescu và các cộng sự (2014)

2.3.2. Thang đo về chính sách phân phối

Phân phối có thể được xem như là những địa điểm cũng như cách thức để đưa sản phẩm đến các khách hàng có nhu cầu sử dụng. Trong marketing nội bộ, những địa điểm này được xem xét dưới khía cạnh như các cuộc họp, hội thảo, các buổi tọa đàm hay hội nghị trong Công ty, chẳng hạn như các buổi họp, các buổi đối

thoại trực tiếp của các nhân viên/chuyên viên với các cấp lãnh đạo…, do đó, thang đo về sự phân phối trong luận văn này sẽ được tác giả đo lường theo các biến quan sát sau:

Bảng 2.2. Thang đo về chính sách phân phối

1. Cơng ty thường xuyên tổ chức cuộc họp, đối thoại nội bộ với các cấp lãnh đạo để đánh giá sự phát triển của nhân viên

2. Công ty tạo điều kiện để nhân viên diễn đạt tâm tư, nguyện vọng của mình qua các kênh phong phú (trực tiếp, hội nghị, Email…)

3. Công ty cho anh/chị biết giá trị và sự quan trọng của anh/chị

4. Anh/chị có đầy đủ công cụ, hướng dẫn, quy định cần thiết để đánh giá kết quả cơng việc của mình

Nguồn: Đinh Việt Hịa (2009)

2.3.3. Thang đo về chính sách giá

Trong marketing nội bộ, giá được xem xét dưới góc độ chính sách tiền lương chẳng hạn như mức lương mà bạn nhận được có thật sự phù hợp với những gì bạn đã làm với cơng việc hiện tại… và các chính sách phúc lợi khác chẳng hạn như khi hồn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có ý tưởng đột phá giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của Cơng ty thì có được khen thưởng hay khơng…. Theo đó, dưới góc độ này thì thang đo về giá của Cơng ty có thể được xem xét bởi các biến quan sát sau:

Bảng 2.3. Thang đo về chính sách giá

1. Anh/chị ln nhận được sự phản hồi về hiệu quả làm việc của mình

2. Anh/chị tin rằng điểm thưởng và phần thưởng đột xuất sẽ tăng động lực làm việc 3. Anh/chị được khen thưởng cho các thành tích xuất sắc

4. Anh/chị tin rằng mình được trả cơng phù hợp với cơng việc hiện tại

5. Anh/chị tin rằng mức lương của mình rất cạnh tranh so với thị trường lao động trong nước

6. Anh/chị hài lịng với chính sách tăng lương và các chính sách phúc lợi khác (BHXH, BHYT, nghỉ phép, nghỉ lễ, thai sản, du lịch…)

2.3.4. Thang đo về chính sách truyền thơng

Trong marketing nội bộ, truyền thông được xem như là việc sử dụng quảng cáo, các cách thức công khai, trao đổi cá nhân, khuyến khích để truyền thơng điệp đến khách hàng nội bộ (nhân viên/chuyên viên), do đó, theo cách xác định này thì thang đo về truyền thơng trong luận văn này có thể được xem xét ở các biến quan sát sau:

Bảng 2.4 Thang đo về chính sách truyền thơng

1. Anh/chị luôn được cung cấp thông tin kịp thời về các chính sách và chiến lược của công ty

2. Anh/chị luôn được hỗ trợ và động viên khi cần thiết

3. Hợp tác làm việc nhóm/bộ phận ln được khuyến khích trong cơng ty

4. Khi nhận việc, anh/chị luôn được cấp trên cung cấp đầy đủ thơng tin: mục đích, u cầu, thời gian hồn thành… của cơng việc

5. Trong công việc, ý kiến của anh/chị luôn được lắng nghe và tôn trọng 6. Anh/chị được thông báo đầy đủ về tình hình hoạt động của cơng ty

Nguồn: Berry và Leonard L (1981)

2.3.5. Nghiên cứu sơ bộ

Từ thang đo ban đầu, tiến hành thảo luận nhóm tập trung 10 chuyên gia của các phịng ban trong cơng ty để điều chỉnh và bổ sung (hoặc loại bớt) các biến quan sát để phù hợp với đối tượng nghiên cứu của đề tài. Dàn bài thảo luận nhóm xem bảng phụ lục 2 và lấy ý kiến để xây dựng giải pháp cho đề tài.

- Địa điểm thảo luận tại: Phịng họp Cơng ty Cổ phần đường Biên Hòa

- Nội dung thảo luận: cuộc thảo luận tập trung vào các câu hỏi mở và đóng để tìm hiểu quan điểm của các chuyên viên về các yếu tố và biến quan sát trong mơ hình nghiên cứu để tác giả điều chỉnh biến quan sát và hoàn chỉnh lại từ ngữ cho ngắn gọn, dễ hiểu và phù hợp với Công ty.

- Kết quả thảo luận nhóm cho thấy các thành viên tham gia thảo luận đều hiểu rõ nội dung của thang đo marketing nội bộ, trong đó ý kiến các chuyên gia nên bỏ yếu tố GC1_ Anh/chị luôn nhận được sự phản hồi về hiệu quả làm việc của mình (trực tiếp hoặc gián tiếp) trong yếu tố giá cả TT6 _ Anh/chị được thông báo đầy đủ về tình hình hoạt động của cơng ty.

2.3.6. Nghiên cứu chính thức

2.3.6.1. Xác định mẫu nghiên cứu

Phương pháp xác định cỡ mẫu trong nghiên cứu định lượng chính thức được xác định theo nguyên tắc kinh nghiệm, tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, tức là kích thước mẫu = số biến quan sát đưa vào phân tích * 5 (Nguyễn Đình Thọ, 2010), do đó số mẫu tính tốn ban đầu tối thiểu phải là: 21*5 = 105 mẫu.

Số lượng mẫu khảo sát phát ra là 245 bằng cách: gởi phiếu khảo sát trực tiếp đến đối tượng khảo sát là các nhân viên/chuyên viên đang làm việc tại Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa. Kết quả thu về 245 bảng trả lời, sau khi phân tích, loại 16 phiếu khơng thỏa điều kiện, 229 phiếu khảo sát chính thức được sử dụng phục vụ cho kiểm định mơ hình giả thiết.

Bên cạnh đó, thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng để đo lường giá trị các biến số, với ý nghĩa như sau:

1: Hồn tồn khơng đồng ý (phát biểu hoàn toàn sai) 2: Hơi khơng đồng ý

3: Khơng có ý kiến (trung lập) 4: Hơi đồng ý

5: Hoàn toàn đồng ý (phát biểu hồn tồn đúng)

Ngồi ra, luận văn này cịn sử dụng một số thang đo định danh và thang đo thứ bậc để lấy một số thông tin độ tuổi, giới tính, chức vụ cũng như thời gian gắn bó với cơng ty.

2.3.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Toàn bộ dữ liệu thu được sẽ được mã hóa, nhập liệu và xử lý, phân tích bằng cơng cụ SPSS 20.0. Các bước tiến hành phân tích như sau:

 Bước 1: Thống kê mô tả dữ liệu

Thống kê mô tả được sử dụng nhằm mô tả các đặc trưng cơ bản của các quan sát. Các mẫu thu thập được sẽ tiến hành thống kê phân loại theo các đặc tính như: vị trí cơng việc, số năm gắn bó với cơng ty, thu nhập và độ tuổi. Đồng thời cũng sẽ thể hiện các giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất và độ lệch chuẩn của các câu trả lời trong bảng câu hỏi thu thập được.  Bước 2: Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Các nhân tố sản phẩm, giá cả, truyền thông, phân phối được đưa vào kiểm định bằng công cụ Cronbach's Alpha để loại bỏ các biến quan sát không phù hợp. Các biến có hệ số Cronbach's Alpha < 0,6 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item- Total Correlation) < 03 sẽ bị loại bỏ.

 Bước 3: Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố EFA để khám phá cấu trúc khái niệm nghiên cứu, loại bỏ các biến đo lường không đạt yêu cầu, xác định lại các nhóm biến trong mơ hình nghiên cứu. Các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) < 0,5 sẽ bị loại. Thang đo được chấp nhận khi có tổng phương sai trích > 50%, Eigenvalue >1.

2.3.7. Kết quả khảo sát chính thức 2.3.7.1. Thông tin mẫu nghiên cứu 2.3.7.1. Thông tin mẫu nghiên cứu

Thông tin mẫu nghiên cứu xét theo độ tuổi (xem hình 2.2) bởi vì sự khác biệt trong sự hài lòng của nhân viên/chuyên việc đang làm việc tại công ty sẽ khác nhau theo lứa tuổi hiện tại của họ. Kết quả cho thấy trong 229 nhân viên tham gia khảo sát thì có 62 nhân viên có độ tuổi từ 18 – 25 tuổi (chiếm 27,07%), độ tuổi từ 26 – 35 tuổi có đến 57 nhân viên tham gia khảo sát (chiếm 24,89%), có 60 nhân viên có độ tuổi từ 36 – 50 tuổi tham gia phỏng vấn và 50 nhân viên có độ tuổi từ 50 trở lên. Tỷ

lệ này có ý nghĩa trong kiểm định mẫu vì tỷ trọng đối tượng nghiên cứu được phân bổ khá phù hợp và không tập trung chủ yếu vào độ tuổi nào.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp marketing nội bộ tại công ty cổ phần đường biên hòa (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)