Các phương thức thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 26)

Khái niệm:

Chuyểntiền là phương thức thanh tốn trong đó khách hàng (người chuyển

tiền hay người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền

nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định,

trong một thời gian nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. Số tiền này được dùng để thanh toán cho hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ hoặc cho các mục đíchkhác mà pháp luậtcho phép.

- Thanh tốn chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản, thanh toán trực tiếpgiữa ngườichuyển tiền và ngườithụhưởng.

- Cơ sở pháp lý của nghiệp vụchuyển tiền là chế độ quản lý ngoại hối của từng quốc gia trong từng thời kỳ. Việc thực hiện chuyển tiền phải tuân thủ đúng các quyđịnhtrong chế độquản lý ngoạihối.

- Ngân hàng chỉ tham gia với vai trò trung gian chuyển tiền để hưởng hoa hồng (phí dịch vụ thanh tốn), ngân hàng khơng bị ràng buộc gì về trách nhiệm

đối với ngườichuyểntiền và ngườithụhưởng.

Hình thứcchuyển tiền:

- Chuyển tiền bằng điện (T/T Telegraphic Transfer): Người chuyển tiền yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài bằng điện. Ngân hàng thực hiện yêu cầu của ngườichuyển tiền bằng cách điện ra ngân hàng đại lý ở nước ngoài trảtiền cho người nhận. Chuyển tiền bằng điện nhanh hơn chuyển tiền bằngthư

nên hiện nayđượcsử dụng rộngrãi.

- Chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn (TTR – Telegraphic Transfer Reimbursement): Đây là hình thức chuyển tiền bằng điện, nhưng nếu người hưởng

lợi thực hiện không đúng lúc các điều khoản của hợp đồng thương mại, khi có sự khơng phù hợp giữa chứng từ và hàng hóa, thì ngân hàng trả tiền phải hoàn lại cho ngân hàng chuyển tiền số tiền cho người thụ hưởng, khi nhận được yêu cầu của ngân hàng chuyển tiền. Loại chuyển tiền này có lợi cho người mua và ràng buộc trách nhiệm của người bán tương đối chặt chẽ, nên được áp dụng nhiều.

- Chuyển tiền bằng thư (M/T Mail Transfer): Người chuyển tiền yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài bằng thư.

Nếu cả n g â n h à n g chuyển tiền và n g â n h à n g thanh toán đều là thành viên của Hiệp hội viễn thơng tài chính liên ngân hàng quốc tế (SWIFT) hoặc có quan hệ trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange – EDI) với nhau, ngân hàng chuyển tiền sẽ gởi lệnh thanh toán qua mạng viễn thơng này. Các chỉ thị được chuẩnhố vàđượcbảo mật hoàn toàn.

Các chủthểtham gia:

Một giao dịch chuyển tiền bao gồm bốn bên, nếu hai ngân hàng tham gia (ngân hàng chuyển tiền và ngân hàng giữ tài khoản của người thụ hưởng) có quan hệ tài khoản.

Người yêu cầu chuyển tiền (Remitter): Đây là người chủ động trả tiền cho

người thụ hưởng bằng cách lập lệnh chuyển tiền gởi cho ngân hàng phục vụ mình.

Người thụ hưởng: có thể là người bán, người cung cấp dịch vụ hoặc một

Ngân hàng của người mua (Buyer’s Bank) – Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank): Đây là ngân hàng của người mua, người yêu cầu chuyển tiền, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của lệnh chuyển tiền. Nếu đúng thì ngân hàng này thực hiện lệnh chuyển tiền đi theo yê u cầu của người chuyển tiền.

Ngân hàng của người thụ hưởng (Beneficiary’s Bank) – Ngân hàng trả tiền (Paying Bank): Đây là ngân hàng trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng.

Quy trình:

HÌNH 1. QUY TRÌNH THANH TỐN CHUYỂN TIỀN

Chú thích:

(1) Người xuất khẩu thực hiện giao hàng theo hợp đồng, lập bộ chứng từ hàng hoá gửi cho người nhập khẩu để đi nhận hàng.

(2) Người nhập khẩu sau khi nhận hàng, kiểm tra hàng hoá và bộ chứng từ hàng hoá, nếu thấy phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết, lập giấy đề nghị chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình.

(3) Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh tốn, ngân hàng thực hiện trích tài khoản

để chuyển tiền và gửi giấy báo nợ cho nhà nhập khẩu.

(4) Ngân hàng chuyển tiền lập lệnh chuyển tiền gửi qua ngân hàng đại lý

hoặc chi nhánh của mìnhđến ngân hàng trả tiền.

(5) Ngân hàng trả tiền thực hiện ghi có vào tài khoản của ngừ ời hưởng lợi đồng thời gửi báo có cho người hưởng lợi.

Nhậnxét:

- Phương thức này thủ tục đơn giản nhanh chóng, tiện lợi, chi phí chuyển tiền khơng cao.

- Vận dụng phương thức này trong thực tế khá phong phú và đa dạng tùy theo từng trường hợp cụ thể: chuyển tiền trả ngay, trả chậm, trảtrước và trả

ngay sau khi giao hàng.

- Ngân hàng chỉ đóng vai trị trung gian thanh tốn. Đối với trả ngay hoặc

trả chậm việc trả tiền hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và thiện chí của người mua, nên khơng đảm bảo an tồn chắc chắn cho người bán và dễ bị người

mua chiếm dụng vốn. Còn đối với chuyểntiền trả trước, người mua có thể bị ứ đọng vốn do phải ứng trước tiền hàng, nhưng ngược lại đảm bảo quyền lợi của bên bánhơn.

- Điều kiện áp dụng của phương thức chuyển tiền là trong trường hợp hai bên quen biết,quan hệ thườngxuyên và tin tưởnglẫn nhau.

- Phươngthức này thường đượcáp dụng thanh toán những khoản tương đối nhỏ, các mặt hàng quen thuộc truyền thống trong thanh tốn hàng xuất nhập khẩu; thanh tốn các chi phí liên quan đến xuất nhập khẩu: bảo hiểm, vận chuyển, bưu điện; trong lĩnh vực phi mậu dịch, chuyển vốn, lợi nhuận ra nước ngoài, chuyển kiềuhối.

2.1.5.2. Phươngthức nhờthu (Collection of Payment):

Khái niệm: “Nhờ thu là phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu sau khi giao hàng hay cung cấp dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền nhà nhập khẩu trên cơ sở hối phiếuvà chứng từ hàng hóa liên quan (nếu

có).” [4, tr 159]

Hình thứcnhờ thu:

- Nhờ thu trơn (Clean Collection): Là sự thỏa thuận mà theo đó bên bán giao hàng và gửi chứng từ giao hàng trực tiếp cho bên mua để nhận hàng. Sau

đó bên bán lập hối phiếu (trả ngay hay trả chậm) gửi ngân hàng phục vụ mình

nhờ thu hộtiền bên mua dựa trên hốiphiếu.

- Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection): Là sự thỏa thuận mà theo đóbên bán giao hàng cho bên mua, sau đó bên bán lập hối phiếu (trả ngay hay trả chậm) và chứng từ giao hàng gửi ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền bên mua. Với điều kiện ngân hàng thay mặt bên bán khống chế bộ chứng từ chỉ khi nào bên mua đồng ý thanh toán hoặc chấp nhận thanh tốn hối phiếu, thì ngân hàng mớigiao bộ chứng từ để làm cơsở nhận hàng.

Các chủthểtham gia:

thu cho ngân hàng và phải chịumọiphí tổn nhờ thu do ngân hàng thực hiện.

- Ngân hàng bên xuất khẩu (Exporter's Bank) Ngân hàng ủy thác (Principal Bank): có nhiệm vụ tiếp nhận bộ chứng từ của nhà xuất khẩu và chuyển bộ chứng từ nàyđến ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu, để thu tiền theo hướngdẫn đã ghi trong lệnh nhờ thu.

- Nhà nhập khẩu (Importer): có trách nhiệm trả tiền khi bộ chứng từ đã

đượcgửiđến vàđã nhận được bảnsao bộchứng từ đểkiểm trađối chiếu.

- Ngân hàng bên nhập khẩu (Importer's Bank) Ngân hàng thu hộ (Collection Bank): có nhiệm vụ tiếp nhận bộ chứng từ từ ngân hàng bên xuất khẩu gửi đến, xuất trình hối phiếu và bộ chứng từ cho người nhập khẩu để yêu cầu trả tiền. Sau đó, ngân hàng này thực hiện việc thu hộtiền theoủy nhiệm của

nhà xuất khẩu.

Nhờ thu trơn

Quy trình thanh tốn nhờ thu trơn:

HÌNH 2. QUY TRÌNH THANH TỐN NHỜ THU TRƠN

Chú thích:

(0) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh tốn quy định áp

dụng phương thức “Nhờ thu trơn”.

(1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo quy định của hợp đồng.

(2) Người xuất khẩu lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng chứng từ tài chính tới ngân hàng phục vụ mình.

(3) Ngân hàng gửi nhờ thu lập Lệnh nhờ thu cùng chứng từ tài chính đến ngân hàng thu hộ.

(5) Người nhập khẩu lập lệnh thanh toán gửi đến ngân hàng thu hộ hoặc gửi hối phiếu chấp nhận thanh toán đến ngân hàng thu hộ.

(6) Ngân hàng thu hộ chuyển giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho ngân hàng nhận nhờ thu.

(7) Ngân hàng gửi nhờ thu chuyển trả giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho người xuất khẩu.

Nhận xét:

Phương thức này có nhiều rủi ro cho cả người bán và người mua do ngân hàng chỉ đóng vai trị trung gian, thuđược hay khơng ngân hàng cũng thu thủ tục

phí, ngân hàng khơng chịu trách nhiệm nếu bên nhập khẩu khơng chịu thanh tốn hoặc hàng gửi đến nhà nhập khẩu khơng phù hợp. Vì thế, nhờ thu trơn chỉ nên áp

dụng trong những trường hợp: người mu a và người bán có mối quan hệ thương mại thường xuyên, tin cậy lẫn nhau hoặc giữa nội bộ công tư liên doanh với nhau, giữa công ty mẹ với công ty con, hoặc dùng để thanh toán cho các hợp

đồng giá trị nhỏ, cước phí vận tải, bảo hiểm, hoa hồng,..

Nhờ thu kèm chứng từ:

Trong phương thức này ngân hàng chỉ đóng vai trị là người trung gian thu

hộ tiền, khơng chịu trách nhiệm đến việc trả tiền của người mua. Tuỳ theo cách

trả tiền của người nhập khẩu mà uỷ thác thu kèm chứng từ ta có thể chia làm hai loại là:

Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Document against payment – D/P) nếu nhà nhập khẩu phải trả ngay số tiền ghi trên tờ hối phiếu trả tiền ngay do người xuất khẩu lập thì mới được lấy bộ chứng từ hàng hóa. [6, tr 160]

Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (Document against acceptance– D/A) người

nhập khẩu phải ký tên chấp nhận trả tiền chi trên hối phiếu do người xuất khẩu ký

Quy trình thanh tốn nhờ thu kèm chứng từ:

Ngân hàng nhờ

thu Ngân hàng thu hộ

Người ủy thác Người trả tiền (1) (6) (2) (3) (4) (0) (5) (7) (8)

HÌNH 3. QUY TRÌNH THANH TỐN NHỜ THU KÈM CHỨNGTỪ

Chú thích:

(0) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp

dụng phương thức “Nhờ thu kèm chứng từ”

(1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo quy định của

hợp đồng.

(2) Người xuất khẩu lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ (bao

gồm chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính, nếu có) tới ngân hàng phục

vụ mình.

(3) Ngân hàng gửi nhờ thu lập lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ

thanh toán đến ngân hàng thu hộ.

(4) Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ

cho người nhập khẩu.

(5) Người nhập khẩu lập lệnh thanh toán gửi đến ngân hàng thu hộ hoặc

gửi hối phiếu chấp nhận thanh toán đến ngân hàng thu hộ.

(6) Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ hàng hoá để người nhập khẩu đi

nhận hàng.

(7) Ngân hàng thu hộ chuyển giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho ngân hàng nhận nhờ thu.

(8) Ngân hàng gửi nhờ thu chuyển trả giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho người xuất khẩu.

Nhận xét:

- Nhà xuất khẩu chắc chắn rằng bộ chứng từ chỉ được trao cho nhà nhập khẩu sau khi người này đã thanh toán hay chấp nhận thanh tốn.

- Nhà xuất khẩu có quyền đưa nhà nhập khẩu ra tồ nếu người này khơng trả tiền hối phiếu đã chấp nhận khi đến hạn thanh toán.

- Có thể chỉ định người đại diện ở nước nhà nhập khẩu thay mặt mình để

giải quyết trường hợp nhà nhập khẩu khơng thanh tốn hoặc khơng chấp nhận thanh tốn. Thẩm quyền của người đại diện phải được xác định rõ ràng.

Đối với nhà nhập khẩu:

- Nhà nhập khẩu được kiểm tra bộ chứng từ tại ngân hàng xuất trình trước

khi thanh toán hay chấp nhận thanh toán.

- Đối với D/A, nhà nhập khẩu được sử dụng hay bán hàng hoá mà chưa phải thanh toán cho đến khi hối phiếu đến hạn thanh toán.

Đối với ngân hàng nhờ thu và ngân hàng xuất trình:

- Có thu nhập từ phí nhờ thu, từ các giao dịch mua bán ngoại tệ và từ các

giao dịch khác có liên quan.

- Mở rộng được tín dụng tài trợ thương mại.

-Tăng cường được mối quan hệ với ngân hàngđại lý, do đó tạo ra tiềm năng

về các giao dịch đối ứng.

Tuy nhiên, đối với người xuất khẩu có rủi ro khi người nhập khẩu không

chấp nhận hàng được gửi bằng cách không chấp nhận chứng từ. Rủi ro tín dụng của người nhập khẩu, rủi ro chính trị ở nứơc người nhập khẩu... dẫn đến việc trả tiền quá chậm, từ lúc giao hàng đến lúc nhận tiền có khi kéo dài vài tháng đến

một năm.

2.1.5.3. Phươngthức tín dụngchứngtừ (Letter of Credit):

Khái niệm:

“Phương thức tín dụng chứng từ (hay cịn gọi tắt là L/C) là một sự thỏa thuận, trong đó ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng)đáp ứng những yêu cầu

của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết hay cho phép một ngân hàng khác (ngân hàngở nước xuất khẩu) chi trả hoặc chấp nhận những yêu cầu của người hưởng lợi với điều kiện người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản, điều kiện đã ghi trong thư tín dụng.”[6, tr 190]

Thư tín dụng:

Khái niệm:Thư tín dụng (L/C) là một văn bản cam kết trả tiền có điều kiện, do một ngân hàng (ngân hàng phát hành) ký phát hành cho người xuất khẩu

(người hưởng lợi nói chung) để cam kết trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền cho người xuất khẩu, nếu người xuất khẩu thực hiện đúng các điều kiện đã nêu trong thư tín dụng, và được minh chứng bằng một bộ chứng từ hợp lệ hợp pháp và được xuất trìnhđúng hạn.

Thư tín dụng được phát hành theo yêu cầu của người nhập khẩu. Như vậy L/C

là một thư bảo lãnh của ngân hàng. Người nhập khẩu muốn được ngân hàng bảo

lãnh phải thỏa mãn những điềukiện nhất định do ngân hàngphát hành qui định, còn

ngân hàngphát hành L/C là người đứng ra trả tiền thay cho người nhập khẩu.

Nội dung

Thư tín dụng do các ngân hàng phát hành, có thể sử dụng mẫu khác nhau,

nhưng thơng thường có những nội dung cơ bản sau: Tên và địa chỉ của ngân hàng phát hành L/C. Tên và địa chỉ của ngân hàng thông báo L/C.

Tên và địa chỉ của một số ngân hàng có liên quan (ngân hàng xác nhận,

ngân hàng thanh toán,...).

Tên và địa chỉ của người yêu cầu mở L/C.

Tên và địa chỉ của người hưởng lợi. Số hiệu L/C, địa điểm, ngày mở L/C:

Số hiệu L/C: Mỗi L/C đều có số hiệu riêng dùng để ghi vào các chứng từ

thanh toán và là cơ sở để trao đổi thư từ, điện tín khi thực hiện L/C.

Địa điểm: là địa điểm mà ngân hàng viết cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu, có ý nghĩa quan trọng là nơi lựa chọn nguồn luật để giải quyết những tranh chấp xảy ra.

Ngày mở L/C: ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với nhà nhập khẩu, là ngày chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C của nhà nhập

khẩu, là ngày bắt đầu thời hạn hiệu lực của L/C.

Loại thư tín dụng: có nhiều loại L/C nên cần phải ghi rõ L/C thuộc gì. Theo UCP 600, nếu khơng ghi rõ L/C loại gì thìđược coi là L/C không thể hủy ngang.

Thời hạn hiệu lực của L/C: được tính từ ngày mở L/C cho đến ngày hết

hiệu lực thanh toán L/C. Thời hạn hiệu lực L/C là thời hạn cuối cùng cho việc xuất trình bộ chứng từ để được thanh toán chấp nhận.

Thời hạn trả tiền của L/C: là trả tiền ngay hay trả tiền sau bằng hối phiếu.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)