Kim ngạch xuất nhập khẩu của Thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 58 - 68)

3.3. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

3.3.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Thành phố Cần Thơ

BẢNG 1. KIM NGẠCHXUẤTNHẬPKHẨUCỦA TP CẦN THƠ GIAIĐOẠN2010-2012 (ĐVT:ngàn USD) NĂM CHỈTIÊU 2010 2011 2012 XuấtKhẩu 1.093.822 1.274.219 1.333.643 NhậpKhẩu 472.938 422.502 286.909 Tổng 1.566.760 1.696.721 1.620.552

(Nguồn:Niên giám Thống kê TP CầnThơ và Sở Công Thương TP Cần Thơ)

Vấn đề xuất khẩu của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trên thị trường

quốc tế, nhất là khi các tiêu chuẩn an toàn mới của các quốc gia như Mỹ, Nhật, EU,... ngày càng khắc khe hơn trong đặc biệt lĩnh vực thủy sản. Các tiêu chuẩn

về Global GAP, đạo luật Farm Bill về chất lượng nuôi cá da trơn của Mỹ, các tiêu chuẩn thương mại khắc khe về xuất xứ nguồn gốc và nhiều tiêu chuẩn vệ

sinh đối với hàng hóa nhập khẩu khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng cải tiến chất lượng sản xuất, dẫn đến chi phí cao và lợi nhuận thấp. Riêng Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương nằm ở trung tâm châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, trên quan hệ đối ngoại, thành phố

tâm kinh tế - văn hóa - khoa học kỹthuật - quốc phịng, cũng là thị trường lớn có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố nói riêng và củacả nước nóichung. Theo thơng tin từ Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ

tại thời điểm năm 2011, tổng số doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp trên địa bàn là 225 đơn vị. Vì vậy, hoạt động xuất nhập khẩu tại Cần Thơ cũng được diễn ra khá sơi nổi.

Song song vớitình hình tăng trưởng chung trong cả nước, kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phốCần Thơcũng tăng lên không ngừng từ năm2010 đến năm 2012. Tổng kim ngạch thành phố năm 2012 đã tăng lên với tốc độ

tăng 3,43% so với năm 2010 và đạt giá trị 1.620.552 ngàn USD. Trong thời kì này, kim ngạch nhập khẩu có xu hướng sụt giảm và giảm 39,33% trong 3 năm. Sở dĩ kim ngạch xuất nhập khẩu của Cần Thơ thời gian này vẫn tăng là do tốc

độ tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn ln duy trì ở

mức tăng khá là 21,93%. Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 2012 giảm nhẹ 4,49% so với 2011. Con số này chỉ đạt giảm nhẹ là do đầu năm nay, nhu cầu

nhập khẩu trên địa bàn đã giảm đi, bù trừ với mức tăng lên trong kim ngạch xuất khẩu thành phố. Để hiểu rõ hơn nguyên nhân của sự tăng giảm trái chiều trong kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu trong thời gian qua tại thành phố

Cần Thơ, ta đi vào phân tích chi tiết như sau:

3.3.1.1.Đốivới hoạt động xuấtkhẩu

Tổng quan tình hình xuất khẩu của Thành phố Cần Thơ đều có xu hướng tăng qua 3 năm. Năm 2011, Cần Thơ xuất khẩu được 1.274.219 ngàn USD,tăng 16,49% so với năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2012 tiếp tục tăng 59.421 ngàn USD , tương đương mức tăng 4,66%, đưa giá trị

xuất khẩu toàn thành phố lên 1.333.643 ngàn USD . Đây là một con số đạt kỷ lụccủangành ngoại thươngCần Thơ.

Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ở Thành phố Cần Thơ.

Thời gian qua, dù tình hình trong nước và thế giới biếnđộng khơng ngừng nhưng kim ngạch xuất khẩu thành phố vẫn tăng là do nguyên nhân sau: các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là các mặt hàng tiêu dùng, chế biến như: gạo, thủy sản và may mặc, đây là những mặt hàng xuất khẩu mà Cần Thơ có nhiều lợi thế cạnh tranh. Trong năm 2010 tình hình kinh tế thế giới dần dần khôi phục, nhu

cầu nhập khẩu của các nước tăng trở lại. Tuy có sự thắt chặt chi tiêu do các vấn

đề về tài chính nhưng đây là những mặt hàng tiêu dùng hằng ngày nên nhu cầu luôn tăng. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Cần Thơ vẫn là các nước trong khối ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan… Bên cạnh đó,

thị trườngMỹ, EU cũnglà các thị trườngxuất khẩutiềmnăng.

Qua bảng 2 dưới đây, có thể thấy các mặt hàng thế mạnh của Cần Thơ là gạo, tôm đông, cá đông, quần áo may sẵn, hàng thủ công mỹnghệ… được xuất khẩu với số lượng khá lớn và đa số có xu hướng tăng lên qua các năm.

BẢNG 2. MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU TP. CẦN THƠ 2010 - 2012 NĂM SẢNPHẨM ĐƠNV TÍNH 2010 2011 2012 Gạo tấn 648.542 866.375 1.097.111 Cáđơng tấn 190.276 235.837 105.606 Tômđông tấn 3.698 4.470 7.016

Quần áo may sẵn 1000 cái 1.658 2.661 10.376

Thủcông mỹnghệ 1000 USD 1.952 1.965 3.252

Trứng muối 1000 quả 7.185 7.271 13.177

Lông vịt tấn 519 1.172 1.269

Nấm muối tấn 333 498 202

Giày các loại 1000đôi 606 270 240

(Nguồn:Biểu225 Niên giám Thống kê thành phố Cần Thơ 2011 và Sở Công Thương Thành phố Cần Thơ)

a) Gạo

Sở dĩ hoạt động xuất khẩu gạo tại Cần Thơ thành cơng là do thành phố có hệ thống chế biến gạo và tập trung nhiều đầu mối doanh nghiệp, trong nhiều năm qua dẫn đầu xuất khẩu gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Biểu hiện là tổng

lượng gạo xuất khẩu của Cần Thơ năm 2011 đạt 866.375 tấn, tăng 33,59% so với năm 2010. Sang năm kế tiếp tục tăng trưởng thêm 26,63% tương đương 230.736

tấn, như vậy tổng lượng gạo xuất đi trong năm 2012 là 1.097.111 tấn. Có được sự tăng trưởng tốt như vậy là do các doanh nghiệpxuất khẩu gạo chủ động nâng cao chất lượng hạt gạo bằng cách đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao

và đồng thời áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), sử dụng hệ

thống sấy lúa để nâng cao khả năng bảo quản sau thu hoạch. Sản phẩm gạo sản xuất khẩu và chế biến tại Cần Thơ được rất nhiều quốc gia trên thế giới ưa

chuộng. Hàng năm, Cần Thơ xuất khẩu gạo qua hơn 20 nước, trong đó chủ yếu là

thị trường các nước châu Á và châu Phi.

b) Thủysản

Ngành thủy sản Cần Thơ đang có nhiều cơ hội phát triển mạnh. Sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực kỹthuật ni, cơng nghệ sinh học (di truyền và chọn giống, bệnh học và chếphẩm sinh học), khai thác và chế biến thủy sản

đã và đang hỗ trợ tích cực vào sự phát triển nhanh của ngành thủy sản. Thành phố Cần Thơ có18 doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản với những dây chuyền sản xuất hiện đại, phù hợp tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế. Các sản phẩmđược các quốc gia trên thế giới ưa chuộng là tôm

đông và cá đông (cá Tra, cá Basa). Năm 2011, sản lượng cá đông xuất khẩu là 235.837 tấn, tăng 23,64% so với năm 2010. Nhưng sang năm kế tiếp do nhiều doanh nghiệp trong khu vực gặp khó khăn về tài chính và nguồn nguyên liệu nên sản lượng xuất khẩu giảm đáng kể, tổng sản lượng xuất khẩu chỉ còn 105.606 tấn, giảm 130.231 tấn tương đương 55,22% so với 2011.

Trái chiều với sự phát triển của cá đông lạnh, sản lượng tôm đông xuất khẩu tăng từ 3.698 tấn ở năm 2010 lên 7.016 tấn trong năm 2012 với tốc độ

tăng đáng kể 89,72% mặc dù năm 2012 là một năm đầy khó khăn đối với ngành

tôm của cả nước. Thành phốcũng đang tiếp tục triển khai dựán “Nâng cao khả năng cạnh tranh trong phát triển xuất khẩu thủy sản của thành phố bằng hệ

thống quốc tế HACCP và SQF 1.000-2.000CM”. Dự án sẽ phối hợp với các d o a n h n g h iệ p chế biến thủy sản xuất khẩu tiến hành thực hiện tiêu chuẩn SQF 2.000CM, xúc tiến đánh giá công nhận SQF 1.000- 2.000CM cho vùng nuôi và nhà máy chế biếnthủy sản.

c) May mặc

Hàng may mặc Cần Thơ hiện nay được xuất khẩu sang các nước, chủ yếu là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Ngành dệt may Cần Thơ đã có đủ năng lực để

cạnh tranh với các hàng cao cấp của các nước về chất lượng, mẫu mã… Trong nhiều năm qua, ngành dệt may thành phố Cần Thơ đã đạt tốc độ tăng

trưởng xuất khẩu khá do có những lợi thế như nguồn lao động dồi dào và khéo tay, chi phí nhân cơng thấp. Cụ thể năm 2012, có khoảng 10.376 ngàn sản phẩm quần áo may sẵn được xuất khẩu, vượt 22,06% kế hoạch, tăng

21,27% so với năm 2011. Để đáp ứng tốt nhu cầu nguyên, phụ liệu cho sản

xuất trong nước, thành phố Cần Thơ đã có chủ trương khuyến khích các nhà

đầu tư đầu tư xây dựng các đầu mối chuyên doanh và phân phốinguyên, phụ liệu cho ngành may mặc.

Các mặt hàng xuất khẩu khác như hàng thủ công mỹ nghệ, trứng muối, nấm muối, da giày... tuy chiếm tỉ trọng ít hơn nhưng lại là một phần khơng thể thiếu

đóng góp vào sự tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu trên địa bàn thành phố.

Những thị trường xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp ở TP. Cần Thơ.

BẢNG 3. THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TP. CẦN THƠ 2009 - 2011

(ĐVT:nghìn USD)

(Nguồn: Biểu 224 Niê n giám thống kê Thành phố Cần Thơ2011)

Theo chiều hướng phát triển của kim ngạch xuất khẩu, các thị trường xuất khẩu từ 2009 – 2011 đều tăng về tổng giá trị giao dịch. Những đối tác làm ăn lớn chủ yếu đến từ các nước Châu Á, luôn chiế m hơn 40% trong cơ cấu thị

trường xuất khẩu. Kế tiếp là thị trường tiềm năng là Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Đại Dương.

Qua 3 năm từ 2009 – 2011 tổng giá trị xuất khẩu sang các thị trường nhìn chung có xu hướng tăng. Châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu số 1, vớicác đối tác

chủ yếu là các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc,… duy chỉ có năm 2011 trị giá xuất khẩu sang thị trường này có giảm đơi chút, qua năm 2011 nhờ sự hổ trợ của nhà nước dành cho các doanh nghiệp nên trị giá xuất khẩu tăng trở

Thị trường 2009 2010 2011

Châu Âu 193.448 114.178 139.686 Châu Á 368.079 334.819 440.295 Châu Mỹ 88.287 110.178 194.515 Châu Phi 34.300 66.511 83.366

Châu Đại Dương 15.854 14.957 19.048

Quốc gia, vùng lãnh thổ khác. 169.679 453.179 397.309 Tổng 869.647 1.093.822 1.274.219

lại. Thị trường Châu Phi và Châu Mỹ vẫn là thị trường tiềm năng với trị giá xuất khẩu qua 3 năm tăng liên tục.

3.3.1.2. Đối với hoạtđộng nhập khẩu

Trong cơ cấu kim ngạch XNK thì kim ngạch nhập khẩu của thành phố

luôn chiếm tỷtrọng thấp hơn kim ngạch xuất khẩu. Giai đoạn 2010 - 2012, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu 3 năm lần lượt là 30%; 25%; và 14%. Nhìn chung trong thời kì này tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu biến động không ổn định,

nhưng xét về mặt giá trị thì kim ngạch nhập khẩu lại có chiều hướng giảm đi. Cụ thể kim ngạch nhập khẩu năm 2010 là 472.938 nghìn USD.Đến năm 2011 và 2012 con số này giảm xuống liên tục, lần lượt giảm 10,66% và 32,09%. Nguyên nhân của việc sụt giảm này được lý giải do số lượng các mặt hàng chủ yếu là các loại máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụtrồng trọt, sản

xuất như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vải, nguyên liệu sản xuất dược phẩm... ngày càng được nhập khẩu ít hơn. Giai đoạn này, nơng nghiệp trồng trọt gặp phải vấn đề khó khăn về thời tiết, mùa vụ.

Hơn nữa trong năm 2011, có một số d o a n h n g h iệ p trên địa bàn TPCT đồng loạt phá sản, những doanh nghiệp kinh doanh sản xuất khác cũng

gặp phải nhiều trở ngại nên họ khơng có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất

khiến cho lượngcầu về những hàng hóa này trong thành phố cũng giảmđi.

BẢNG 4. MỘT SỐ MẶT HÀNG NHẬP KHẨU TP. CẦN THƠ 20102012 NĂM SẢN PHẨM ĐVT 2010 2011 2012 Phân bón hóa chất tấn 205.781 185.230 92.543 Nông dược tấn 7.205 7.193 5.120

Nguyên liệu dượcphẩm 1000 USD 22.606 25.251 37.373

Vảicác loại 1000 mét 9.201 5.900 6.901

Máy móc phụtùng 1000 USD 26.290 23.486 908

Hạtnhựa tấn 2.945 1.912 1.490

(Nguồn:Biểu229 Niên giám thống kê Thành phố Cần Thơ 2011 và Sở CơngThương

a) Phân bón hóa chất

Nhu cầu sử dụng phân bón hóa chất hàng năm của Đồng bằng sông Cửu Long khoảng trên 1 triệu tấn các loại. Năm 2010, Cần Thơ đã nhập khẩu

đến 205.781 tấn phân bón hóa chất vì thành phố và một số tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải triển khai chương trình xây dựng vùng lúa chất lượngcao và mở rộng diện tích trồng cây lươngthực thêm 8.500 haở năm

2009; do đó, nhu cầu phân bón ở mức khá cao nên phải nhập khẩu thêm mới

đáp ứng được. Sau khi đã thực hiện được mục tiêu đề ra, sang năm 2011 và 2012, nhu cầu mặt hàng này có phần sụt giảm đi, cụ thể là giảm lần lượt 9,98% và 50,04% trong 2 năm. Chính điều nàyđã tác độngđến kim ngập nhập

khẩu của thành phố qua các năm. Thị trường nhập khẩu phân bón lớn nhất của Cần Thơ vẫn là Châu Á, trongđóchủyếunhập từ Trung Quốc.

b) Nôngdược

Theo số liệu của Sở Công Thương, thị trường nơng dược Cần Thơ đã có 48 mặt hàng phục vụ cho ngành nơng nghiệp. Trong đó, các sản phẩm nơng dược nhập khẩu chủ yếu là: Thuốc trừ nấm bệnh, thuốc trừ cỏ, chất điều hoà sinh

trưởng cây trồng, phân bón lá,… Sản lượng nhập khẩu loại hàng hóa này suy giảm trong thời gian qua, từ 7.205 tấn trong năm 2010 xuống chỉ còn 5.120tấn vào năm 2012, tức đã giảm đến 28,94%. Ngoài ra, nhu cầu về các loại thuốc sát trùng, thuốc bảo vệ kho hàng nhằm khống chế những tổn thất sau thu hoạch và bảo quản các kho hàng hố xuất nhập khẩu cũng có phần hạn chế hơn.

c) Nguyên dược liệu

Hiện nay, nguyên liệu dược là một trong những ngành hàng nhập khẩu

chính của Cần Thơ. Dượcliệu tựsản xuất trong nước (bao gồm thu hái trong tự nhiên và trồng trọt) không đáp ứng đủ nhu cầu, do đó chủ yếu vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu trong 3 năm tăng nhanh,

tiêu biểu năm 2012 tăng mạnh và tăng65,32% tương đương 14.767 ngàn USD so với năm 2010. Do tình hình sản xuấtngành dược phẩm tại TPCT ngày càng gặp phải khó khăn,đây là ngành liên tục gia tăng mức độ sử dụng nợ nhằm tài trợ cho quá trình tăng trưởng. Đây là một rủi ro cho các doanh nghiệp khi sử dụng nợ vay quá nhiều trong cơ cấu tài chính. Nếu kinh doanh khơng tốt, khả năng trả nợ của các doanh nghiệp này sẽ dần bị mất đi. Thị trường nhập

khẩu chính trong những năm qua vẫn là các nước Châu Á như: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản,… và một số nước khác như: Pháp, Mỹvà Hà Lan.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu khác tại TPCT như vải, máy móc thiết bị, giấy các loại, hạt nhựa... cũng có xu hướng giảm từ năm 2010 đến năm

2012. Cụ thể giảm lần lượt 25%ở lượng vải nhập khẩu; 96,55% ở lượng máy móc, phụ tùng và 49,41% ở lượng hạt nhựa. Trong năm 2011, nhu cầu về máy móc để phục vụ sản xuất và số cầu các mặt hàng kể trên tương đối ít hơn năm 2010, tác động cùng chiều đến hoạt động nhập khẩu khiến kim ngạchnhập khẩuhàng hóa củatồn thành phố cũnggiảmđi.

Những thị trường nhập khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp hoạt động ở Thành phố Cần Thơ.

BẢNG 5. NHỮNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CỦA TP. CẦN THƠ 2009 - 2011 (ĐVT: ngàn USD) Thị trường 2009 2010 2011 Châu Âu 51.294 36.930 56.681 Châu Á 395.267 338.122 316.687 Châu Mỹ 20.761 15.962 13.500 Châu Phi - - -

Châu Đại Dương 6.296 12.092 2.919

Quốc gia, vùng lãnh thổ khác. 24.437 69.832 32.715

Tổng 500.055 472.938 422.502

(Nguồn:Biểu 226 Niên giám thống kê Thành phố Cần Thơ2011)

Từ 2009 đến 2011, thị trường nhập khẩu trên địa bàn Tp. Cần Thơ khơng có nhiều thay đổi. Tổng giá trị nhập khẩu giảm rõ từ 2009 đạt 550.055 ngàn

USD đến năm 2011 chỉ còn 422.502 ngàn USD. Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu quen thuộc, tuy có chiều hướng giảm, nhưng giá trị nhập khẩu luôn đạt

trên 50% tổng giá trị nhập khẩu của địa bàn thành phố. Châu Âu và Châu Mỹ là

2 thị trường nhập khẩu chiếm doanh số khá cao. Trong đó Châu Âu là thị trường

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)