.4 Doanh số cho vay cá nhân theo loại hình tại Sacombank Cần Thơ

Một phần của tài liệu luận văn đại học phân tích hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thƣơng tín chi nhánh cần thơ (Trang 60 - 63)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phịng Kế tốn – Hành chánh, Sacombank Cần Thơ

- Cho vay tiêu dùng: Đây là loại hình cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ

cấu doanh số cho vay cá nhân tại Sacombank Cần Thơ. Năm 2010 cho vay tiêu dùng đạt 21,47%, năm 2011 là 33,74% và đến năm 2012 là 27,93%. Mặc dù trong giai đoạn tỷ trọng này có sự thay đổi nhưng nhìn chung cho vay tiêu dùng vẫn chiếm ưu thế. Sacombank là một trong những ngân hàng đi đầu trên thị trường bán lẻ, với mục tiêu ngân hàng bán lẻ lớn nhất khu vực, Sacombank nói chung và Sacombank Cần Thơ nói riêng đang tập trung đầu tư vào mảng cho vay nhỏ lẻ, tiêu dùng. Việc nâng cao tỷ trọng cho vay tiêu dùng là mục tiêu và phương châm hoạt động xuyên suốt của Sacombank Cần Thơ. Mặt khác, với vị trí nằm ngay trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, địa bàn dân cư đông đúc, kinh tế phát triển thuộc bậc nhất của vùng, cùng kênh phân phối rộng rãi với hệ thống 8 phịng giao dịch và 1 chi nhánh chính trên địa bàn Cần Thơ, Sacombank Cần Thơ đã khai thác được tối đa tiềm năng về nhu cầu tín dụng tiêu dùng nơi đây. Chính vì thế, có thể nói tín dụng tiêu dùng là hoạt động cốt lõi trong mục tiêu hoạt động của ngân hàng và đang ngày càng được ngân hàng chú trọng phát huy. Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. CV SXKD 257.686 431.046 341.427 173.360 67,28 (89.619) (20,79) 2. CV tiêu dùng 470.232 779.810 602.742 309.578 65,84 (177.068) (22,71) 3. CV nông nghiệp 309.420 286.458 324.541 (22.962) (7,42) 38.083 13,29 4. CV đặc thù 1.152.983 813.810 889.126 (339.173) (29,42) 75.316 9,26 - CV tiểu thương chợ 299.709 130.246 147.455 (169.463) (56,54) 17.209 13,21 - CV thế chấp sổ 487.913 421.001 399.998 (66.912) (13,71) (21.003) (4,99) - CV CB-CNV 365.361 262.563 341.673 (102.798) (28,14) 79.110 30,13 Tổng 2.190.321 2.311.124 2.157.836 120.803 5,52 (153.287) (6,63)

Về sự biến động, cho vay tiêu dùng có những chuyển biến tích cực trong năm 2011. Với doanh số cho vay chỉ ở mức 470.232 triệu đồng ở năm 2010 thì đến năm 2011 con số này đã tăng lên gần gấp đôi đạt 779.810 triệu đồng tương đương 65,84%. Đây là dấu hiệu đáng mừng và là kết quả của q trình nỗ lực khơng mệt mỏi của tồn bộ nhân viên ngân hàng. Trước tình hình, tín dụng bị thắt chặt, các khoản cho vay doanh nghiệp không giải ngân được, ngân hàng đã chủ trương tập trung vào cho vay tiêu dùng bằng cung cấp gói cho vay ưu đãi với lãi suất chỉ 9%/năm cho các nhu cầu tín dụng tiêu dùng, các gói cho vay du học với lãi suất thấp và thời hạn cho vay lên đến 10 năm, mức cho vay cao 100% chi phí du học, tài sản đảm bảo đa dạng. Hơn nữa, Sacombank liên kết chặt chẽ với các công ty tư vấn du học, công ty nhà đất, các đại lý ô tô để đưa các gói cho vay du học, mua nhà mua xe đến tay người dân một cách nhanh chóng. Điều này đã tạo điều kiện để người dân có thể tiếp cận với nguồn vốn có chi phí thấp nhất.

Năm 2012, doanh số cho vay tiêu dùng giảm 22,71% tương đương giảm 177.068 triệu đồng. Nguyên nhân do kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu, theo một cuộc khảo sát khơng chính thức của tổ chức thương mại ở Việt Nam, tại các cửa hàng và shop bán lẻ ở Việt Nam, doanh số bán hàng trong hai tuần đầu tiên của tháng 12 thấp hơn so với dự đoán. Tăng trưởng doanh số bán hàng đã chậm lại kể từ quý II năm 2012 và các nhà bán lẻ e ngại thời điểm Tết Nguyên Đán sức mua không tăng nhiều. Rõ ràng, sức mua kém và triển vọng kinh tế èo uột vẫn là những rủi ro chính của lĩnh vực bán lẻ.

- Cho vay nơng nghiệp: mặc dù chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu cho vay tại Sacombank Cần Thơ thế nhưng lĩnh vực nơng nghiệp đã đóng góp khơng nhỏ vào thu nhập của ngân hàng. Năm 2010 cho vay nông nghiệp chiếm 14,13%, năm 2011 chiếm 12,39 % đến năm 2012 tỷ trọng này là 15,05%. Nhìn chung cơ cấu cho vay nông nghiệp không thay đổi nhiều, mặc dù năm 2011 có sụt giảm do việc canh tác nông nghiệp trên địa bàn không thuận lợi, các hộ nông dân trồng lúa gặp tình trạng thiên tai, dịch bệnh, giá lúa không cao đã ảnh hưởng đến doanh số cho vay lĩnh vực này. Tuy nhiên đến năm 2012 cho vay nông nghiệp đã dần khôi phục. Cụ thể, ta xét sự biến động của doanh số cho vay nông nghiệp qua từng năm. Năm 2010, doanh số cho vay nông nghiệp đạt 309.420 triệu đồng, một con số khá lớn. Tuy nhiên đến năm 2011, do tác động của tình hình thiên tai, dịch bệnh cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nông nghiệp từ Trung Quốc, Thái Lan,… đang được bán tràn lan trên thị trường đã khiến cho ngành nông nghiệp của địa phương gặp nhiều khó khăn, việc mở rộng sản xuất nơng nghiệp từ đó cũng bị hạn chế. Hơn nữa, việc cho vay nông nghiệp của Sacombank Cần Thơ thường tập trung chủ yếu cho các phòng giao dịch Cái Răng, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Ơ Mơn bởi các phòng giao dịch khác nằm ngay trung tâm thành phố, nơng dân khó tiếp cận được, chính vì sự hạn chế của kênh phân phối nên nhiều khu vực có nền nơng nghiệp phát triển mạnh trên địa bàn như: Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ,… Sacombank Cần Thơ vẫn chưa khai thác được hết. Điều này đã làm hạn

chế doanh số cho vay ở lĩnh vực này của Sacombank Cần Thơ. Năm 2011 cho vay nông nghiệp giảm 7,42% tương đương giảm 22.962 triệu đồng. Bước sang năm 2012, doanh số cho vay nông nghiệp của ngân hàng tăng lên 13,29% tương đương tăng 38.083 triệu đồng. Có được thành tựu này là nhờ chính sách của NHNN, Nghị quyết số: 26/2012/QH13 của Quốc Hội khuyến khích đẩy mạnh cho vay lĩnh vực nông nghiệp; ngân hàng cũng đã giành một số vốn lớn để đẩy mạnh cho vay nơng nghiệp, các gói cho vay với lãi suất ưu đãi chỉ 6-10%/năm cũng được ngân hàng triển khai rộng rãi.

- Cho vay đặc thù: bao gồm các gói cho vay ở một số đối tượng đặc thù của ngân hàng như: tiểu thương chợ, cán bộ công nhân viên, những người có mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng,…Nhìn chung ta thấy các khoản mục cho vay này tuy tỷ trọng trong cơ cấu khác nhau nhưng lại có cùng xu hướng biến động. Năm 2011, nhóm cho vay này giảm 29,42% tương đương giảm 339.173 triệu đồng đến năm 2012 tăng nhẹ khoảng 9,26% tương đương tăng 75.316 triệu đồng. Để hiểu rõ hơn ta đi sâu vào phân tích từng khoản mục:

+ Cho vay thế chấp sổ: Đây là loại hình cho vay chiếm tỷ trọng cao. Năm 2010

cho vay thế chấp sổ đạt 22,28%, năm 2011 và 2012 lần lượt là 18,22% và 18,54%. Ta thấy doanh số cho vay có xu hướng giảm và ổn định lại ở năm 2012. Năm 2011, doanh số cho vay thế chấp sổ giảm 13,71% tương đương giảm 66.912 triệu đồng. Năm 2012, cho vay thế chấp sổ tiếp tục giảm 4,99% tương đương giảm 21.003 triệu đồng. Nguyên nhân do, lượng vốn huy động từ dân cư bị sụt giảm nên số lượng người dân dùng sổ tiết kiệm của mình để đi vay cũng từ đó giảm theo. Mặc khác lãi suất huy động liên tục giảm, trong khi lãi suất cho vay vẫn còn cao nên so với việc dùng sổ tiết kiệm để thế chấp đi vay thì việc rút trước hạn sẽ có lợi hơn, do đó đa phần người dân có nhu cầu sử dụng tiền sẽ chọn cách rút trước hạn thay vì đi vay.

+ Cho vay cán bộ cơng nhân viên: loại hình cho vay này chiếm tỷ trọng khoảng

15% trong cơ cấu, năm 2011 doanh số cho vay loại hình này giảm 102.798 triệu đồng (28,14%) và năm 2012 tăng 79.110 triệu đồng (30,13%). Sở dĩ năm 2011, cho vay CB- CNV giảm là do ngân hàng hạn chế việc cho vay tín chấp lại bởi các khoản cho vay này có nhiều rủi ro, do tăng trưởng tín dụng bị hạn chế. Hơn nữa một số khách hàng có đã từng vay rồi khơng có nhu cầu vay tiếp nữa, những khách hàng mới phần lớn thu nhập họ chưa đảm bảo để ngân hàng có thể giải ngân. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh của các ngân hàng khác trên khu vực với gói cho vay cao hơn, mức lãi suất thấp hơn đã khiến cho một số đơn vị liên kết của Sacombank Cần Thơ bắt đầu chuyển sang ngân hàng đối thủ. Đến năm 2012, doanh số cho vay CB-CNV tăng trở lại, do ngân hàng bắt đầu mở rộng liên kết với nhiều đơn vị như y tế, giáo dục, đặc biệt các đơn vị có liên kết trả lương qua Sacombank Cần Thơ đều có vay của ngân hàng. Khơng những thế, CB-CNV làm việc tại ngân hàng cũng được vay với những chính sách ưu đãi. Năm 2012, nhờ những biện pháp mạnh tay và sự nổ lực khơng ngừng của ngân hàng đã góp phần làm giảm lãi suất cho vay, từ đó nhu cầu tín dụng cũng tăng theo.

+ Cho vay tiểu thương chợ: Sacombank là một trong những ngân hàng đầu tiên

khai thác loại hình cho vay này, với số lượng tiểu thương đông, đặc biệt trung tâm thành phố Cần Thơ với khu vực tập trung nhiều chợ đầu mối là nơi chứa đựng rất nhiều tiềm năng phát triển loại hình này. Năm 2010, tỷ trọng cho vay tiểu thương của Sacombank Cần Thơ chiếm 13,68% đến năm 2011 giảm xuống còn 5,64% và năm 2012 là 6,83%. Đây là loại hình cho vay mới trên địa bàn nên chiếm tỷ trọng chưa cao nhưng hứa hẹn sẽ phát triển trong tương lai. Năm 2011 cho vay tiểu thương chợ giảm mạnh đến 56,54% tương đương giảm 169.463 triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm khá lớn này là do đa số các tiểu thương chợ vẫn còn e ngại việc tiếp xúc với ngân hàng, giấy tờ thủ tục rườm rà. Thực tế cho thấy nhiều tiểu thương có trình độ học vấn rất thấp, thậm chí khơng biết chữ nên việc vay ngân hàng của họ rất khó khăn. Từ đầu năm 2011, cơ quan thuế ra quyết định tăng thuế khốn lên khoản 20% thêm vào đó là việc tăng tiền hoa chi. Chính vì vậy mà nhiều tiểu thương không đủ vốn để cầm cự và quyết định đóng sạp ngừng kinh doanh. Bên cạnh đó, khơng thể không kể đến sự cạnh tranh của các ngân hàng khác trên mảng cho vay này. Mặc dù hình thức này đã được Sacombank khai thác từ lâu nhưng hiện tại một số ngân hàng TMCP khác cũng đã bắt đầu triển khai như Eximbank, MD Bank, VP bank,…. Việc xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh đã làm doanh số cho vay năm 2011 của Sacombank Cần Thơ giảm mạnh.

Đến năm 2012, việc cho vay có xu hướng phục hồi. Cụ thể, doanh số cho vay tăng 17.209 triệu đồng (khoảng 13,21%). Tuy mức tăng chưa nhiều và chưa đủ để bù đắp mức sụt giảm của năm trước nhưng đó chính là thành quả của sự phấn đấu của toàn thể chi nhánh. Ngân hàng đã chủ trương tiếp cận khách hàng đến tận các chợ, giới thiệu dịch vụ và cung cấp nhiều hình thức giải ngân đa dạng, để khách hàng dễ dàng quen với việc vay vốn của ngân hàng. Hơn nữa ta thấy, năm 2012 nhiều khách hàng có quan hệ vay vốn lâu dài với ngân hàng tiếp tục vay thêm với số lượng lớn để mở rộng sản xuất. Chính vì thế doanh số cho vay năm 2011 của tiểu thương chợ được cải thiện đáng kể.

c) Theo hình thức đảm bảo

Một phần của tài liệu luận văn đại học phân tích hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thƣơng tín chi nhánh cần thơ (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)