.3 Cơ cấu chi phí lãi của Sacombank Cần Thơ

Một phần của tài liệu luận văn đại học phân tích hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thƣơng tín chi nhánh cần thơ (Trang 41 - 47)

Nguồn: Phịng Kế tốn – Hành chánh, Sacombank Cần Thơ

Các khoản chi điều hành chiếm một tỷ trọng đáng kể, năm 2011 tăng 22,89%

CP lãi điều chuyển vốn 54,15% CP lãi huy động vốn 45,85% Năm 2011 CP lãi điều hòa vốn 51,53% CP lãi huy động vốn 48,47% Năm 2010 CP lãi điều chuyển vốn 49,57 % CP lãi huy động vốn 50,43% Năm 2012

tương đương tăng 4.000 triệu đồng, năm 2012 tăng 26,34% khoảng 5.656 triệu đồng. Điều này cho thấy, ngân hàng đang bắt đầu tập trung vào đầu tư cho cơng tác quản lí, điều hành, nguồn lực con người đang ngày càng được chú trọng hơn. Bởi đây là nhân tố quyết định đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, một ngân hàng phát triển tốt cần có đội ngũ quản trị và nhân viên có chất lượng; đây cũng là xu hướng chung của toàn thế giới, Sacombank cũng đã nắm bắt được và đã áp dụng vào thực tiễn của chi nhánh.

3.4.3 Lợi nhuận

Đây là mục tiêu cuối cùng của ngân hàng cũng như tất cả các doanh nghiệp khác, lợi nhuận là thành phần quan trọng nhất , nó phản ánh hiệu quả của cả quá trình kinh doanh. Trong giai đoạn 2010-2012, ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn cả về mặt khách quan, lẫn chủ quan. Trước tình hình đó, lợi nhuận của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Điển hình, lợi nhuận của Sacombank Cần Thơ cũng đã có những biến động mạnh. Năm 2010 lợi nhuận của chi nhánh đạt 32.224 tỷ ở mức tương đối đến năm 2011 lợi nhuận tăng khoảng 24,66% (gần 8 tỷ đồng), mức tăng khá đáng kể. Nguyên nhân do năm 2011 thu nhập của ngân hàng tăng mạnh trong khi đó chi phí lại tăng thấp hơn nên làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng. Đây có thể xem là một năm thành công của Sacombank Cần Thơ với việc gặt hái nhiều kết quả tốt trong công tác huy động vốn và cho vay cũng như việc chuyển đổi trong cơ cấu, tăng cường hoạt động dịch vụ và đẩy mạnh đến việc đào tạo đội ngũ quản trị ngân hàng. Tuy nhiên, năm 2012 lợi nhuận của ngân hàng lại tăng trưởng thấp hơn chỉ tăng 5,40% khoảng 2.169 triệu đồng. Nguyên nhân do tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu lại cao làm thu nhập giảm đáng kể. Trong khi chi phí có giảm nhưng mức giảm không đáng kể (0,7%).

Tuy nhiên, nếu so với mặt bằng chung khi mà các ngân hàng khác lợi nhuận ở mức âm, thì Sacombank Cần Thơ đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Đạt được kết quả đó là nhờ sự cố gắng, nỗ lực của tồn chi nhánh, ngân hàng đã có những kế hoạch, chiến lược phù hợp với tình hình kinh tế hiện thời, phát huy thế mạnh bên mảng dịch vụ và bán lẻ để tăng thu nhập mà lại ít rủi ro. Đồng thời, việc thực hiện chính sách tiết kiệm trong nội bộ chi nhánh đã phần nào giảm thiểu chi phí đến mức thấp nhất. Định hướng năm 2013, Sacombank Cần Thơ sẽ có những bước tiến khả quan hơn, chú trọng hơn về chất lượng và dịch vụ. Với uy tín hơn 21 năm có mặt trên thị trường tài chính Việt Nam, Sacombank nói chung và Sacombank Cần Thơ nói riêng hứa hẹn sẽ vượt qua được tình hình khó khăn và đạt được mục tiêu đề ra.

3.5 Thuận lợi và khó khăn của chi nhánh trong những năm gần đây

3.5.1 Thuận lợi

- Cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi tạo điều kiện tốt cho cán bộ nhân viên làm

việc và khách hàng đến giao dịch.

- Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ và thường xuyên được bồi dưỡng đào tạo các lớp nghiệp vụ để ngày càng chuyên nghiệp hơn.

- Có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phịng ban, đồn kết nội bộ giúp cho ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả.

- Ngân hàng đã hoạt động trên địa bàn Cần Thơ hơn 10 năm vì vậy ngân hàng đã có lượng khách hàng thân thiết tương đối nhiều và ổn định nên mức tin cậy và sự hiểu biết giữa ngân hàng và khách hàng càng cao.

- Sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ đồng thời ngân hàng có nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng trong những năm qua.

- Hoạt động của Sacombank Cần Thơ ngày càng được chuẩn hóa bằng các quy định, quy chế ban hành dựa trên cơ sở pháp luật, chính sách, chủ trương của NHNN, tạo điều kiện chuyên nghiệp hóa cho cán bộ nhân viên.

- Sacombank Cần Thơ luôn được sự quan tâm, giúp đỡ từ Hội sở, đặc biệt điều chuyển vốn giúp chi nhánh đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng.

- Trong cơ cấu tái cấu trúc bộ máy của Sacombank thì Sacombank Cần Thơ được chọn làm chi nhánh đầu mối, trung tâm của khu vực Tây Nam Bộ và đặt văn phịng khu vực tại đây. Từ đó, Sacombank Cần Thơ có nhiều thuận lợi trong hoạt động tác nghiệp do giảm được các thủ tục, thời gian, chi phí trong tác nghiệp khi phải trình về Hội sở đối với việc vượt thẩm quyền của chi nhánh.

- Sacombank Cần Thơ chủ động triển khai phần mềm lõi Corebanking-T24 của cơng ty Temenos, Thụy Sĩ. Quy trình vận hành T24 đã được cải tiến nhằm giảm thời gian giao dịch và nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên; dự án nâng cấp hệ thống T24/R8 lên T24/R11 đã được khởi động từ tháng 10/2011 nhằm nâng cao tính năng của hệ thống Core và các tiện ích ứng dụng.

3.5.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi thì ngân hàng cịn tồn tại những khó khăn khơng nhỏ ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

- Cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên thành phố Cần Thơ. Hiện nay, tại Cần Thơ với 43 tổ chức tín dụng đã tạo nên sự cạnh tranh gay gắt cho Sacombank Cần Thơ.

- Lãi suất trên thị trường thường xuyên biến động buộc ngân hàng phải có những chính sách thay đổi phù hợp với sự biến động của thị trường.

- Trong những năm vừa qua, hoạt động kinh tế của thành phố Cần Thơ khơng ít khó khăn do biến động giá cả trên thị trường, thị trường bất động sản đóng băng, tỷ lệ lạm phát cao đã tác động tới hoạt động cho vay của ngân hàng.

- Sự xuất hiện của nhiều kênh đầu tư mới mà người dân có thể chủ động lựa chọn (vàng, ngoại tệ,…) Thị trường vàng biến động mạnh trong khi chỉ số giá tiêu dùng tăng cao nên một lượng tiền đáng kể của người dân được đầu tư mua vàng.

- Sự xuất hiện của các cơng ty cho th tài chính cũng tạo nên sức cạnh tranh lớn về lãi suất và dịch vụ trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng của Sacombank Cần Thơ.

- Áp lực về sự biến động bất thường và sự lạm phát của nền kinh tế làm cho một số đối tượng khách hàng sử dụng vốn không hiệu quả tạo nên các khoản nợ xấu, nên điều này cũng gián tiếp tạo nên khó khăn cho Sacombank Cần Thơ trong công tác quản lí rủi ro. Hơn nữa, các thủ tục xử lý tài sản đảm bảo đối với các khoản nợ xấu cũng gặp khơng ít khó khăn do các quy định của pháp luật còn rườm rà, mất thời gian,…chưa hỗ trợ tốt cho ngân hàng trong việc xử lý tài sản khi khách hàng không trả được nợ khi đáo hạn.

3.6 Phƣơng hƣớng phát triển trong thời gian tới

- Nghiên cứu, đánh giá thị trường theo ngành, theo quy mô sản xuất kinh doanh đặc thù của từng địa phương. Trên cơ sở đó, Sacombank Cần Thơ xây dựng cho vay vốn hỗ trợ cho các ngành nghề tiềm năng, đặc biệt là sản xuất vừa và nhỏ.

- Thành lập thêm các đơn vị trực thuộc tại các quận, huyện của thành phố Cần Thơ nhằm đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng, phát triển thêm các sản phẩm mới – sản phẩm dịch vụ cơng nghệ cao với nhiều tiện ích nhằm đa dạng hóa hoạt động của Sacombank Cần Thơ.

- Coi trọng cơng tác cơ cấu lại hoạt động tín dụng theo chính sách tín dụng của ngân hàng

- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tín dụng và đầu tư theo nguyên tắc tăng trưởng an toàn và hiệu quả.

- Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhất là cơng tác chăm sóc khách hàng, nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên.

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN THƢƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ TRONG GIAI

ĐOẠN TỪ 2010 – 2012 4.1 Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Đối với bất kì doanh nghiệp nào muốn hoạt động được thì yếu tố cơ bản và sơ khai nhất vẫn là nguồn vốn, ngân hàng cũng không ngoại lệ, vốn càng có tầm quan trọng hơn khi ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trực tiếp nguồn vốn của mình bằng cách sử dụng vốn để cho vay. Đây là nguồn lực để ngân hàng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài sản để phục vụ quá trình hoạt động kinh doanh, vừa là “hàng hóa” mang lại doanh thu cho ngân hàng. Ngoài ra, nếu ngân hàng có nguồn vốn dồi dào thì khả năng thanh khoản cũng như khả năng cấp tín dụng càng cao, đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu thiếu hụt vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh phát triển. Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm hai thành phần chính là vốn chủ sở hữu và vốn vay, tuy nhiên khác với các doanh nghiệp thông thường khác, ngân hàng hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay (chiếm khoảng 90%) vốn chủ sở hữu chỉ chiếm khoảng 10%. Do Sacombank Cần Thơ chỉ là chi nhánh ngân hàng nên phần vốn chủ sở hữu khơng được hạch tốn mà do Hội sở thực hiện nên trong khn khổ bài viết chỉ trình bày phần vốn mà chi nhánh có thể hạch tốn là vốn vay.

Nguồn vốn của Sacombank Cần Thơ bao gồm 2 thành phần chính đó là: vốn huy động và vốn điều chuyển.

- Vốn huy động: do ngân hàng huy động được từ nguồn vốn nhàn rỗi của người dân, các tổ chức kinh tế, ngân hàng được quyền sử dụng và có nghĩa vụ hồn trả gốc và lãi đúng hạn.

- Vốn điều chuyển: nếu ngân hàng huy động được vốn nhiều hơn nhu cầu cho vay thì số vốn thừa sẽ được điều chuyển đi ngân hàng cấp trên theo quy định. Ngược lại, nếu lượng vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay thì ngân hàng sẽ xin ngân hàng cấp trên điều chuyển vốn đến. Tuy nhiên nguồn vốn này sẽ chịu chi phí lãi cao hơn so với chi phí lãi huy động vốn.

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của nguồn vốn nên Sacombank Cần Thơ đã thực hiện nhiều chương trình nhằm thu hút vốn từ bộ phận dân cư và các tổ chức kinh tế nhằm đáp ứng được nhu cầu thanh khoản cũng như mở rộng tín dụng đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Và thực tế cho thấy, ngân hàng đã đạt được những thành tựu nhất định trong công tác huy động vốn với tỷ trọng vốn huy động luôn ở mức cao, tăng trưởng nhanh đáp ứng được nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Tình hình biến động cũng như cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của Sacombank Cần Thơ giai đoạn 2010-2012 Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phịng Kế tốn – Hành chánh, Sacombank Cần Thơ

Nhìn chung trong thời gian qua, tình hình nguồn vốn của Sacombank Cần Thơ có xu hướng giảm, từ năm 2010 đến 2012 vốn của ngân hàng giảm liên tục. Năm 2011 lượng vốn trong ngân hàng giảm 8,96% tương đương giảm 134.555 triệu đồng so với năm 2010 đến năm 2012 mức giảm này lên đến 20,66% tương đương tăng 282.349 triệu đồng so với năm trước đó. Ngun nhân của tình trạng này là do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, biến động nên việc huy động vốn khó khăn. Bên cạnh đó lượng vốn điều chuyển của ngân hàng giảm mạnh do việc hạn chế tăng trưởng tín dụng nên ngân hàng không cần phải điều chuyển vốn từ Hội Sở xuống để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, từ đó làm cho tổng vốn của ngân hàng có sự sụt giảm. Riêng năm 2012, do lượng vốn huy động cao hơn so với nhu cầu sử dụng vốn của chi nhánh nên chi nhánh đã gửi vốn lên Hội sở làm cho tổng nguồn vốn còn lại ở chi nhánh giảm mạnh. Bên cạnh đó cơ cấu nguồn vốn cũng có sự chuyển biến tích cực tỷ trọng vốn huy động ngày càng tăng cao năm 2010 tỷ trọng vốn huy động chiếm 70,24% đến năm 2011 con số này tăng gần 2,5 điểm phần trăm và đến năm 2012 là 96,83% tăng 24,08 điểm phần trăm. Bên cạnh đó, lượng vốn điều chuyển đến chi nhánh đã giảm đáng kể trong cơ cấu nguồn vốn nếu năm 2010 vốn điều chuyển chiếm 27,79% thì đến năm 2012 tỷ trọng này là 0%. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy ngân hàng đang từng bước nâng cao lượng vốn huy động, giảm thiểu sự phụ thuộc vào vốn điều chuyển để từ đó tiết kiệm được chi phí lãi một cách đáng kể. Đồng thời cũng nâng cao uy tín của ngân hàng đối với khách hàng.

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 1.054.451 994.269 1.283.262 (60.182) (5,71) 288.993 29,07 Vốn điều chuyển 417.192 345.939 (233.279) (71.253) (17,08) (579.218) (167,43) Vốn khác 29.630 26.510 34.386 (3.120) (10,53) 7.876 29,71 Tổng 1.501.273 1.366.718 1.084.369 (134.555) (8,96) (282.349) (20,66)

Vốn huy động Vốn điều chuyển Vốn khác

Một phần của tài liệu luận văn đại học phân tích hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thƣơng tín chi nhánh cần thơ (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)