Nguồn: Phịng Kế tốn – Hành chánh, Sacombank Cần Thơ
Nhìn vào Hình 4.2 cho thấy, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp chiếm cao hơn so với cho vay cá nhân ở năm 2010. Tuy nhiên tỷ trọng này giảm dần qua các năm và xu hướng cho vay cá nhân lại chiếm đa số. Cụ thể, nếu như năm 2010 cho vay doanh nghiệp chiếm 51,59% thì đến năm 2011 chỉ cịn 47,88%, giảm 3,71 điểm phần trăm. Năm 2012 cho vay doanh nghiệp chỉ cịn chiếm 44,51%. Song song đó là sự gia tăng liên tục của tỷ trọng cho vay cá nhân. Năm 2010 cho vay cá nhân chiếm 48,41% qua hai năm 2011 và 2012 tỷ trọng này đã lên đến 55,49%. Sự chuyển biến này cho thấy ngân hàng đang từng bước thực hiện chủ trương chuyển đổi từ cho vay tập trung sang cho vay phân tán, nhỏ lẻ, đánh mạnh vào khách hàng cá nhân nhằm giảm thiểu rủi ro, thực hiện mục tiêu phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ bậc nhất trong khu vực.
- Doanh số thu nợ:
Từ Bảng 4.2 ta thấy được tình hình doanh số thu nợ qua 3 năm 2010, 2011 và 2012. Trong năm 2010 doanh số thu nợ là 4.192.655 triệu đồng, đến năm 2011 con số này đạt 4.530.877 triệu đồng tăng 8,07% so với năm trước đó. Nguyên nhân do doanh số thu nợ đối với khách hàng cá nhân tăng mạnh (tăng 19,79%) trong khi doanh số thu nợ doanh nghiệp lại giảm rất ít (chỉ giảm 1,04%). Năm 2012 doanh số thu nợ giảm 323.912 triệu đồng tương đương 7,15% so với năm 2011, mức giảm không quá đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm này doanh số cho vay giảm khá nhiều (12,30%). Mặc dù doanh số thu nợ cá nhân có tăng nhưng mức tăng lại khơng bù đắp được mức sụt giảm của doanh số thu nợ của doanh nghiệp (năm 2012 thu nợ doanh nghiệp giảm 21,49%). Cá nhân 48,41 % Doanh nghiệp 51,59 % Năm 2010 Cá nhân 52,12 % Doanh nghiệp 47,88 % Năm 2011 Năm 2012 Doanh nghiệp 44,51% Cá nhân 55,49%
Hình 4.3 Tình hình thu nợ của Sacombank Cần Thơ giai đoạn 2010-2011
Nguồn: Phịng Kế tốn – Hành chánh, Sacombank Cần Thơ
Xét riêng doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp ta thấy, sự biến động của doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp có phần chuyển biến theo hướng giảm dần qua các năm. Năm 2011, doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp giảm một lượng nhỏ 1,04% tương đương giảm 24.487 triệu đồng. Đến năm 2012, doanh số thu nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Sacombank Cần Thơ tiếp tục giảm một lượng đáng kể 21,49% tương đương giảm 501.761 triệu đồng, mức giảm lớn hơn rất nhiều so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên chủ yếu là do số lượng các doanh nghiệp thủy sản làm ăn thua lỗ, phá sản tăng đột biến, một số khách hàng lớn của chi nhánh cũng nằm trong số đó. Từ việc làm ăn thua lỗ, doanh nghiệp không đủ tiền để thanh toán các khoản vay cho ngân hàng. Hơn nữa, cũng có thể thấy năm 2012 doanh số cho vay giảm đáng kể, tăng trưởng tín dụng bị hạn chế khá lớn nên việc cho vay ít sẽ dẫn đến việc thu hồi vốn bị sụt giảm là điều khó tránh khỏi.
Riêng đối với doanh số thu nợ khách hàng cá nhân, năm 2011 doanh số thu nợ ở mảng cá nhân tăng 19,79% tương đương tăng 362.709 triệu đồng. Năm 2012, doanh số thu nợ cá nhân vẫn tiếp tục tăng nhưng mức tăng chậm lại chỉ khoảng 8,1%, ở mức 177.849 triệu đồng. Nguyên nhân do việc cho vay doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên tập trung cho vay khách hàng cá nhân để chủ động quay vòng vốn. Thêm vào đó, cơng tác quản lí, giám sát việc sử dụng vốn của cá nhân, hộ gia đình được tiến hành chặt chẽ, cùng việc thẩm định kỹ trước khi quyết định giải ngân đã góp phần nâng cao doanh số thu nợ của chi nhánh
Nhìn chung, doanh số thu nợ của Sacombank Cần Thơ tương đối cao xấp xỉ doanh số cho vay. Điều đó cho thấy khả năng quản lí, giám sát các khoản nợ của ngân
0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Triệu đồng
DS thu nợ cá nhân DS thu nợ doanh nghiệp
hàng có hiệu quả, rủi ro tín dụng hạn chế đến mức thấp nhất.
- Dƣ nợ:
Trong giai đoạn 2010-2012, dư nợ của Sacombank Cần Thơ giảm liên tục, năm 2011 giảm 6,83% tương đương giảm 96.765 triệu đồng. Năm 2012, dư nợ tiếp tục giảm mạnh đến 24,12% so với năm 2011, điều này chứng tỏ tín dụng của ngân hàng giai đoạn này kém tăng trưởng. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do sự sụt giảm của dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp.
Hình 4.4 Tình hình dƣ nợ của Sacombank Cần Thơ giai đoạn 2010-2012
Nguồn: Phịng Kế tốn – Hành chánh, Sacombank Cần Thơ
Dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp sụt giảm liên tục, năm 2010 dư nợ đạt 739.006 triệu đồng, bước sang năm 2011 đã giảm 211.948 triệu (khoảng 28,68%) một con số khá lớn. Đến năm 2012, dư nợ doanh nghiệp tiếp tục giảm nhưng mức giảm đã thấp hơn trước chỉ khoảng 19,45%. Do tình hình kinh tế biến động, các doanh nghiệp làm ăn khơng có lời nên ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với một số doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn; việc giải ngân cho doanh nghiệp sụt giảm là nguyên nhân chủ yếu khiến cho dư nợ khu vực này sụt giảm. Tuy nhiên, ngân hàng đã ban hành một số gói hỗ trợ cho doanh nghiệp vay vốn sản xuất với lãi suất ưu đãi (13%/năm) nhờ đó mặc dù tín dụng khơng tăng trưởng nhưng dư nợ năm 2012 giảm ít hơn đảm bảo nguồn thu nhập cho ngân hàng.
Đối với khách hàng cá nhân, dư nợ biến động có phần tích cực hơn. Năm 2011 dư nợ cá nhân tăng 16,98% tương đương 115.183 triệu đồng. Sở dĩ có được thành tựu này trong tình hình tín dụng khơng tăng trưởng là nhờ ngân hàng đã tập trung cho vay cá nhân, doanh số cho vay tăng nên kéo theo dư nợ cũng tăng. Sang năm 2012, với sự tác động của các yếu tố kinh tế như lạm phát cao, chỉ số giá tiêu dùng CPI giảm, giá cả hàng hóa tăng đã làm cho người dân hạn chế chi tiêu, doanh số cho vay từ đó cũng giảm làm cho dư nợ cá nhân năm 2012 chỉ còn ở mức 577.516 triệu đồng, giảm 27,22%, con số khá lớn. Mặt khác, do nhiều khoản vay đã đến hạn thanh toán, khách hàng tất tốn hợp đồng tín dụng nên cũng làm cho dư nợ bị sụt giảm đáng kể.
0 200000 400000 600000 800000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
678.287 793.470
577.516 793.006
527.058
424.564
Dư nợ cá nhân Dư nợ doanh nghiệp
Nhìn chung, dư nợ của Sacombank Cần Thơ giai đoạn 2010-2012 giảm khá nhiều, điều này đã phản ánh được thực trạng kinh tế Việt Nam giai đoạn bấy giờ, sản xuất khó khăn, trì trệ, doanh nghiệp không đủ vốn sản xuất kinh doanh nhưng lại không đủ tiêu chuẩn để vay ngân hàng. Tín dụng tăng trưởng âm là tình hình chung đối với hầu hết các ngân hàng trên địa bàn, tuy nhiên Sacombank Cần Thơ đã nỗ lực hết mình để mức giảm đó khơng đáng kể, mặc dù kinh tế khủng hoảng nhưng tín dụng của ngân hàng vẫn được giữ ở mức ổn định. Tuy nhiên, ngân hàng cần nhận thức được những biến động kinh tế trong tương lai để có những chính sách phù hợp, nâng cao mức tăng trưởng tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất của xã hội đồng thời nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.
- Nợ xấu:
Nợ xấu của ngân hàng ở mức khá cao, năm 2010 là 6.906 triệu đồng, đến năm 2011 nợ xấu giảm khá mạnh, giảm 45,03% chỉ còn 3.796 triệu đồng. Tuy nhiên sang năm 2012 con số này lại tăng lên 151,40% tương đương tăng 5.747 triệu đồng. Trong đó nợ xấu của doanh nghiệp chiếm đa số với 71,40% năm 2010, năm 2011 nợ xấu doanh nghiệp chiếm 74,76% và năm 2012 là 86,02%. Trong khi nợ xấu của cá nhân chỉ ở mức thấp và có xu hướng giảm. Điều này cho thấy, cho vay khách hàng cá nhân rủi ro tín dụng ít hơn bởi các khoản vay này thường nhỏ, phân tán, việc thẩm định cũng dễ dàng, kĩ lưỡng hơn. Nếu có xảy ra rủi ro tín dụng thì cũng chỉ với số lượng nhỏ, khơng có quy mô lớn như đối với doanh nghiệp. Hơn nữa, việc phân tán rủi ro bằng các gói cho vay nhỏ lẻ còn giúp quay vòng vốn nhanh, đảm bảo khả năng thanh khoản.
Hình 4.5 Cơ cấu nợ xấu của Sacombank Cần Thơ giai đoạn 2010-2012
Nguồn: Phịng Kế tốn – Hành chánh, Sacombank Cần Thơ
Xét về sự biến động đối với nợ xấu của doanh nghiệp ta thấy, năm 2011 nợ xấu của doanh nghiệp giảm đáng kể 42,45% tương đương giảm 2.093 triệu đồng. Đây là
71.4 74.76 86.02 28.6 25.24 13.98 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 01/01/2011 01/01/2012 01/01/2013 Nợ xấu cá nhân
nỗ lực đáng kể của ngân hàng trong công tác giám sát, thu hồi các khoản nợ, đồng thời trong quá trình thẩm định ngân hàng cũng đã thẩm định rất kĩ càng. Do việc hạn chế tăng trưởng tín dụng nên mỗi khi giải ngân, ngân hàng rất quan tâm đến chất lượng cũng nhu khả năng thu hồi các khoản nợ của khách hàng, do đó việc thẩm định được đặt lên hàng đầu. Hơn nữa, có thể thấy năm 2011, doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp giảm , đa số là các khách hàng quen, có lịch sử giao dịch tốt nên tình trạng nợ xấu giảm đáng kể. Đến năm 2012, nợ xấu doanh nghiệp tăng 5.317 triệu đồng, mức tăng rất cao lên đến 189,25%. Nguyên nhân do năm 2012, hàng loạt các doanh nghiệp đặc biệt là các cơng ty thủy sản, lúa gạo lâm vào tình trạng khó khăn, khơng bán được hàng dẫn đến phá sản. Không những thế, do Sacombank Cần Thơ là ngân hàng lớn nên tổng doanh số cho vay trên địa bàn cũng rất cao từ đó nợ xấu cũng cao hơn.
Đối với khách hàng cá nhân, tương tự như khách hàng doanh nghiệp nợ xấu của mảng này cũng giảm ở năm 2011, với mức giảm khá cao 51,49% tương đương giảm 1.017 triệu đồng. Đến năm 2012, nợ xấu lại tăng lên 39,25% tương đương tăng 376 triệu đồng. Từ đó ta thấy, nợ xấu đối với khách hàng cá nhân đã giảm rõ rệt, năm 2012 tuy có tăng lên nhưng mức tăng vẫn nhỏ. Điều này chứng tỏ, các khoản cho vay cá nhân khá an toàn, khả năng xảy ra rủi ro tín dụng thấp hơn so với các khoản cho vay doanh nghiệp. Bởi các khoản này thường nhỏ, có xảy ra tình trạng nợ xấu thì số tiền cũng khơng lớn. Do đó, việc phát triển tín dụng cá nhân đang là xu hướng của Sacombank Cần Thơ trong tương lai. Mảng tín dụng này hứa hẹn đem lại lợi nhuận cho ngân hàng với mức rủi ro thấp nhất, đồng thời với đặc điểm nằm ngay trung tâm thành phố, dân cư đơng đúc nhu cầu tín dụng cho tiêu dùng cũng như kinh doanh nhỏ lẻ của các hộ gia đình cao, tín dụng cá nhân là lĩnh vực tiềm năng mà ngân hàng cần khai thác triệt để trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động, khi mà cho vay doanh nghiệp đang trong trạng thái khó khăn.
4.2.2 Phân tích tình hình cho vay cá nhân trong giai đoạn 2010 – 2012
Cho vay cá nhân là loại tín dụng đáp ứng nhu cầu của tầng lớp dân cư trong xã hội để mua sắm phương tiện sinh hoạt, nhà ở, du học hay sản xuất kinh doanh cá thể. Quy mô của từng hợp đồng vay thường nhỏ nhưng chi phí tổ chức cho vay cao, vì vậy lãi suất cho vay khách hàng cá nhân thường cao hơn lãi suất cho vay doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp, dịch vụ,… nhưng đồng thời cũng vì quy mơ của từng hợp đồng nhỏ nên khi xảy ra trường hợp khách hàng mất khả năng thanh tốn thì tổn thất đối với ngân hàng không lớn. Cho vay cá nhân giúp mở rộng kênh cho vay, tăng số lượng khách hàng nhờ đó tăng doanh số cho vay và dư nợ cho ngân hàng, tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho chi nhánh.
Hiện nay, cho vay cá nhân đang là lĩnh vực đầy tiềm năng, nhiều đơn vị mở rộng hoạt động dịch vụ cho vay cá nhân với mục tiêu trở thành nhà bán lẻ dịch vụ cho khách hàng cá nhân. Sacombank Cần Thơ với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ
hiện đại, đa năng, cùng với lịch sử hình thành từ lâu đời, uy tín lớn trên thị trường, ngân hàng đang có nhiều lợi thế trên thị trường bán lẻ, cụ thể là trên lĩnh vực cho vay cá nhân. Để hiểu rõ hơn về tình hình cho vay cá nhân, cũng như những mặt đạt đươc, hạn chế của ngân hàng ta sẽ đi sâu vào phân tích từng khoản mục cụ thể trong tổng thể tình hình cho vay cá nhân của chi nhánh.
4.2.2.1 Doanh số cho vay
Doanh số cho vay cho biết tất cả các khoản tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định, khơng kể món vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo kỳ: tháng, quý, năm.
a) Doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn
Doanh số cho vay khách hàng cá nhân tại Sacombank Cần Thơ được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau, trước tiên là theo thời hạn. Theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, doanh số cho vay được phân thành ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn:
- Ngắn hạn: Bao gồm các khoản vay có thời hạn đến 1 năm, có nghĩa là các khoản vay từ 1 – 12 tháng.
- Trung và dài hạn: Là các khoản vay có thời hạn từ 12 tháng trở lên.
Hình 4.6 Cơ cấu doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn tại Sacombank Cần Thơ
Nguồn: Phịng Kế tốn – Hành chánh, Sacombank Cần Thơ
Từ cơ cấu cho vay cá nhân của Sacombank Cần Thơ, cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn chiểm tỷ trọng cao hơn. Cụ thể, năm 2010 cho vay ngắn hạn chiếm 58,70%, đến năm 2011 chiếm 59,10% và năm 2012 tỷ trọng này là 59,34%. Ta thấy rõ ràng, cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân tại Sacombank Cần Thơ đang chuyển dịch theo hướng tăng tín dụng ngắn hạn và giảm dần tín dụng trung, dài hạn. Đây cũng là xu hướng thích hợp trong tình hình kinh tế biến động như hiện nay, các khoản cho vay ngắn hạn sẽ giúp cho ngân hàng giảm thiểu rủi ro và dễ kiểm soát hơn. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do:
Ngắn hạn 59,10 % Trung dài hạn 40,90 % Năm 2011 Ngắn hạn 58,70 % Trung dài hạn 41,30 % Năm 2010 Ngắn hạn 59,34 % Trung dài hạn 40,66 % Năm 2012
- Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP liên quan đến tiền tệ và hoạt động ngân hàng, giảm tốc độ và tỷ trọng cho vay lĩnh vực phi sản xuất (bất động sản, chứng khoán). Nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vốn cho vay sản xuất, kinh doanh; khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tỷ trọng cho vay để đầu tư bất động sản, chứng khoán bị hạn chế ở mức 16% do đó doanh số cho vay trung dài hạn cũng bị giới hạn hơn so với các khoản vay ngắn hạn để phục vụ sản xuất, kinh doanh.
- Việc cho vay cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi tình hình huy động vốn, theo thơng tư 15/2009/TT-NHNN của NHNN, các NHTM chỉ được sử dụng 30% vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Trong khi đó, tại Sacombank Cần Thơ lượng vốn huy động trên 12 tháng chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với vốn huy động ngắn hạn (dưới 30%) nên nguồn vốn để phục vụ cho nhu cầu cho vay trung, dài hạn cũng bị hạn chế đáng kể. Ngân hàng muốn cho vay trung, dài hạn cần phải xem xét rất kỹ lưỡng, việc giải ngân khó khăn hơn.