Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 1.280 600 889 (680) (53,13) 289 48,17 Trung và dài hạn 695 358 445 (337) (48,49) 87 24,30 Tổng 1.975 958 1.334 (1.017) (51,49) 376 39,25
Nguồn: Phịng Kế tốn – Hành chánh, Sacombank Cần Thơ
- Nợ xấu ngắn hạn: Năm 2010, nợ xấu của các khoản cho vay ngắn hạn là 1.280
triệu đồng đến năm 2011 nợ xấu giảm mạnh đến 53,13% tương đương giảm 680 triệu đồng. Do đó, ta thấy năm 2011 nợ xấu ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ khá thấp chỉ ở mức 600 triệu đồng, so với tình hình nợ xấu chung của các ngân hàng khác thì con số này khá thấp. Đây là một trong những kết quả của quá trình nỗ lực của toàn ngân hàng, Mục tiêu của ngân hàng là đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu, giữ tốc độ tăng trưởng tín dụng bền vững. Vì thế, Sacombank Cần Thơ không chạy theo chỉ tiêu cho vay vốn trong bối cảnh thị trường cịn nhiều khó khăn mà chú trọng hơn vào chất lượng của các món vay, việc thẩm định cũng như giám sát được các cán bộ tín dụng thường xuyên thực hiện. Trước khi giải ngân, chi nhánh ln kiểm tra kỹ lưỡng tính chân thực của các phương án sản xuất kinh doanh, cũng như thường xuyên đến tận nhà các hộ dân để giám sát quá trình sử dụng vốn. Ngân hàng cũng tiến hành xử lý các khoản nợ xấu tồn đọng bằng cách xem xét tình hình trả nợ để chuyển lại những món nợ ở nhóm 3,4 về nhóm 1, 2 khi những khách hàng này có biểu hiện trả đầy đủ gốc, lãi đúng hạn; xóa các khoản nợ khơng có khả năng thu hồi và tiến hành xử lý tài sản đảm bảo. Thu hồi đầy đủ gốc và lãi đối với những khách hàng có thu nhập cũng như những khách hàng mà ngân hàng cho cơ cấu lại nợ mà khoản nợ đã đến hạn. Vì vậy mà nợ xấu ngắn hạn giảm đáng kể.
Năm 2012, nợ xấu ngắn hạn tăng mạnh trở lại đến 48,17% tương đương tăng 289 triệu đồng, mức tăng rất nhanh. Nguyên nhân của sự gia tăng đột biến này là do các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng thường tập trung vào cho vay kinh doanh, sản xuất đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản trong vùng. Năm 2012, hàng loạt các công ty thủy sản lớn trên địa bàn bị phá sản như cơng ty Bình An, cơng ty TNHH XNK Thiên Mã, công ty thủy sản Đông Nam, … không trả được nợ cho người dân từ đó kéo theo việc người dân vay ngân hàng để ni thủy sản khơng có tiền trả nợ cho ngân hàng, làm cho nợ xấu ngân hàng tăng đột biến.
- Nợ xấu trung, dài hạn: đối với các khoản cho vay trung dài hạn thì tỷ lệ nợ xấu thấp hơn, nguyên nhân do doanh số cho vay cũng như dư nợ đối với các khoản cho vay này luôn thấp hơn so với ngắn hạn. Năm 2010, nợ xấu trung dài hạn là 695
triệu đồng, mặc dù tỷ trọng thấp nhưng ngân hàng cũng đã thực hiện nhiều biện pháp kiểm tra, giám sát, đơn đốc để có thể thu hồi nợ trong thời gian nhanh nhất có thể. Năm 2011, nợ xấu trung, dài hạn giảm đáng kể 48,49% tương đương giảm 337 triệu đồng. Sở dĩ đạt được thành quả trên là do ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp thắt chặt để thu hồi các khoản nợ quá hạn, đối với các khoản vay hồn tồn khơng có khả năng thu hồi ngân hàng tiến hành xử lí tài sản đảm bảo. Nhờ vào việc thẩm định, kiểm tra cũng như yêu cầu khách hàng cần có tài sản đảm bảo trước khi giải ngân nên nợ xấu ngân hàng được giảm đáng kể. Hơn nữa, năm 2011 doanh số cho vay trung dài hạn tăng chậm nên nợ xấu cũng ít phát sinh hơn.
Đến năm 2012, nợ xấu trung, dài hạn tăng 24,3%, mức tăng tương đối (khoảng 87 triệu đồng). Do tình hình kinh tế năm 2012 khó khăn, nhiều ngân hàng bị nợ xấu tăng cao nên việc tăng nợ xấu trung dài hạn là điều khó tránh khỏi. Các khoản vay mua nhà, đầu tư bất động sản gặp khó khăn trong cơng tác thu hồi nợ do thị trường bất động sản đóng băng. Riêng những khoản cho vay tài trợ hộ kinh doanh cá thể mua sắm tài sản cố định để sản xuất, kinh doanh cũng khó thu hồi nợ đúng hạn bởi tình hình tiêu thụ hàng hóa cũng như sức mua của người dân trên địa bàn giảm đáng kể.
Có thể thấy nợ xấu là một trong những mối lo ngại hàng đầu không chỉ của Sacombank Cần Thơ mà cịn của tồn ngành hàng. Ngân hàng cần nhìn nhận tình hình biến động kinh tế cũng như năng lực tài chính của khách hàng trước khi giải ngân để giảm thiểu nợ xấu đến mức thấp nhất.
b) Theo lĩnh vực cho vay
Bảng 4.13 Nợ xấu cho vay cá nhân theo lĩnh vực cho vay tại Sacombank Cần Thơ Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Kinh doanh 1.758 666 842 (1.092) (62,12) 176 26,43 Tiêu dùng 148 193 325 45 30,41 132 68,39 Nông nghiệp 38 57 107 19 50,00 50 87,72 CV đặc thù 31 42 60 11 35,48 18 42,86 Tổng 1.975 958 1.334 (1.017) (51,49) 376 39,25
Nguồn: Phịng Kế tốn – Hành chánh, Sacombank Cần Thơ
- Cho vay sản xuất kinh doanh: Ta thấy, hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh là hoạt động phát sinh nhiều nợ xấu nhất trong cơ cấu của ngân hàng. Năm 2010, nợ xấu sản xuất kinh doanh là 1.758 triệu đồng chiếm đến 89,01%, đến năm 2011 tỷ trọng này là 69,52% và năm 2012 tỷ trọng này là 63,12%. Sở dĩ nợ xấu sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao là do việc sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào tình hình biến động của kinh tế, nhu cầu tiêu dùng cũng như tác động của các yếu tố vĩ mô như: lạm phát, lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng,… Trong giai đoạn 2010-
2012 kinh tế trong nước cũng như trên địa phương nhìn chung nhiều khó khăn, cầu tiêu dùng giảm, lạm phát ở mức cao. Tình hình tiêu thụ hàng hóa giảm dẫn đến sản xuất, kinh doanh giảm, khơng có lời từ đó khả năng thanh tốn của khách hàng cũng bị ảnh hưởng mạnh. Năm 2011, nợ xấu lĩnh vực sản xuất kinh doanh giảm mạnh 62,12% tương đương 1.092 triêu đồng. Sở dĩ nợ xấu giảm là do, trong năm này dư nợ sản xuất kinh doanh giảm; trong quá trình giải ngân, ngân hàng cũng siết chặt các điều kiện cũng như thẩm định kỹ càng hơn trước khi quyết định giải ngân. Hơn nữa, tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn trong năm 2011 có những bước phát triển nhất định, tình hình xuất khẩu lúa gạo, thủy sản tăng hơn so với năm 2010. Do đó, người dân có khả năng thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng, làm giảm tỷ lệ nợ xấu đáng kể.
Sang năm 2012, nợ xấu lĩnh vực sản xuất kinh doanh tăng lên 26,43% tương đương 176 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng nợ xấu trong khi doanh số cho vay giảm là do sự biến động của kinh tế cả nước và trên địa bàn khiến nhiều khách hàng cảu Sacombank Cần Thơ làm ăn thua lỗ, khơng có khả năng trả nợ đúng hạn. Số khác do ảnh hưởng của hàng loạt vụ đổ bể của công ty thủy sản nên không trả được nợ. Một số khách hàng vay tiền để sản xuất, kinh doanh trên địa bàn gặp rủi ro trong kinh doanh gây chậm trễ trong việc thanh tốn nợ. Nhìn chung, lĩnh vực sản xuất kinh doanh là lĩnh vực có nhiều rủi ro nhất, dễ xảy ra tình trạng nợ xấu nhất. Do đó, ngân hàng cần chú trọng thẩm định, giám sát chặt chẽ các món vay này để giảm thiểu rủi ro, hạn chế nợ xấu.
- Cho vay tiêu dùng: Đây là lĩnh vực cho vay có tỷ lệ nợ xấu cao thứ hai (sau sản xuất, kinh doanh). Năm 2010, tỷ trọng nợ xấu cho vay tiêu dùng là 7,49%, đến năm 2011 là 20,15% tăng 12,66 điểm phần trăm và năm 2012 là 24,36%. Ta thấy tỷ trọng nợ xấu lĩnh vực tiêu dùng tăng liên tục qua các năm, một phần do doanh số cho vay tiêu dùng liên tục tăng và luôn ở mức cao trong giai đoạn 2010-2012; mặt khác là do các khoản cho vay này thường trong thời hạn dài nên rủi ro cũng cao hơn.
Năm 2010, nợ xấu lĩnh vực tiêu dùng là 148 triệu đồng con số không quá lớn so với mặt bằng chung của các ngân hàng khác. Năm 2011, nợ xấu tiêu dùng tăng 30,41% tương đương tăng 45 triệu đồng. Việc gia tăng nợ xấu trong năm này là do có một số khách hàng của ngân hàng do gặp vấn đề về tài chính, việc đầu tư kinh doanh gặp rủi ro khơng có khả năng thanh tốn nợ. Tuy nhiên, con số này khá ít nên nợ xấu gia tăng cũng không lớn. Đến năm 2012, nợ xấu tăng nhanh cả về mức tương đối lẫn tuyệt đối, trong năm này nợ xấu tăng đến 68,39% tương đương tăng 132 triệu đồng. Nguyên nhân do, năm 2012 là một năm đầy biến động của thị trường lài chính, chứng khốn và bất động sản. Các hộ gia đình vay ngân hàng để kinh doanh nhà, đất khơng có lời do thị trường bất động sản đóng băng, cịn những người trước đây có thu nhập khá vay ngân hàng để tiêu dùng thì mức thu nhập bị sụt giảm do tình hình kinh doanh khơng khấm khá từ đó làm cho nợ xấu tăng cao.
- Cho vay nông nghiệp: chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu nợ xấu của ngân
hàng nhưng nợ xấu lĩnh vực nơng nghiệp có nhiều biến động. Năm 2010, nợ xấu trong nơng nghiệp là 38 triệu đồng, con số khá nhỏ. Đạt được thành tựu này là nhờ công tác thu nợ cũng như giám sát chặt chẽ của ngân hàng. Năm 2011, nợ xấu tăng 50% tương đương tăng 29 triệu đồng , con số không lớn nhưng do nợ xấu của năm trước thấp nên xét về mặt tỷ lệ thì mức tăng này khá cao. Sang năm 2012, mức tăng này là 87,72% tương đương tăng 50 triệu đồng. Sự gia tăng liên tục của các khoản nợ xấu này là do việc canh tác của nơng dân gặp nhiều khó khăn, thời tiết khí hậu bất thường làm việc sản xuất gặp bất lợi. Hơn nữa, năm 2012 nuôi trồng thủy sản gặp nhiều biến cố, đặc biệt là đầu ra nhiều biến động, vì vậy nợ xấu tăng hơn so với năm trước.
- Cho vay đặc thù: Mặc dù bao gồm nhiều lĩnh vực nhưng ta thấy tỷ lệ nợ xấu ở
lĩnh vực này khá thấp. Năm 2010, nợ xấu của mảng này là 31 triệu đến năm 2011 tăng 11 triệu đồng (35,48%) mức tăng tương đối, năm 2012 nợ xấu tăng 42,86% tương đương 18 triệu đồng. Sở dĩ có sự gia tăng nợ xấu đối với lĩnh vực này là do một số tiểu thương chợ ngừng kinh doanh, đóng sạp nên khơng cịn khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng, số khác do buôn bán không được thuận lợi nên việc trả nợ bị chậm trễ. Riêng đối với các khoản cho vay cán bộ công nhân viên và cho vay thế chấp sổ hầu như khơng xuất hiện nợ xấu do độ an tồn của các khoản vay này khá cao.
c) Theo hình thức đảm bảo
Bảng 4.14 Nợ xấu cho vay cá nhân theo hình thức đảm bảo tại Sacombank Cần Thơ Thơ Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thế chấp 710 255 359 (455) (64,08) 104 40,78 Tín chấp 1.265 703 975 (562) (44,43) 272 38,69 Tổng 1.975 958 1.334 (1.017) (51,49) 376 39,25
Nguồn: Phịng Kế tốn – Hành chánh, Sacombank Cần Thơ
- Cho vay thế chấp: so với các khoản cho vay tín chấp thì cho vay có tài sản đảm bảo có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn. Năm 2010, nợ xấu của các khoản cho vay thế chấp là 710 triệu đồng; đến năm 2011 tỷ lệ nợ xấu giảm 64,08% tương đương giảm 455 triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm là do doanh số thu nợ cao, ngân hàng thực hiện triệt để việc thu nợ, các khoản cho vay đều có tài sản đảm bảo nên khách hàng có động lực trả nợ nhiều hơn. Năm 2012, nợ xấu cho vay thế chấp tăng 40,78% tương đương 104 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm do sự biến động của kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp làm cho một số khách hàng vay ngân hàng làm ăn thua lỗ khơng có khả năng thanh tốn dẫn đến việc không trả được nợ. Năm 2012 cũng là năm tình hình nợ xấu chung của tồn ngành tăng cao do đó việc tăng nợ xấu của chi nhánh là không tránh khỏi.
- Cho vay tín chấp: Tỷ lệ nợ xấu của các khoản vay này thường cao hơn so với
các khoản vay khác, chiếm đến hơn 70% trong tổng cơ cấu. Việc chiếm tỷ trọng cao hơn là do các món vay này khơng có bất cứ tài sản có giá trị thực tế nào làm đảm bảo, chỉ dựa vào uy tín của người vay cho nên rủi ro khơng thanh tốn của khách hàng khá cao. Tuy nhiên, ta thấy năm 2011 nợ xấu của cho vay tín chấp giảm đáng kể, đến 44,43% tương đương 526 triệu đồng. Một dấu hiệu đáng mừng là trong khi năm 2011 doanh số cho vay tín chấp tăng lên 11,81% mà nợ xấu lại giảm, chứng tỏ ngân hàng đã thực hiện tốt công tác thu hồi, giám sát nợ. Các khoản vay được xem xét kỹ lưỡng, việc chọn lọc khách hàng cũng được triển khai tồn diện. Hơn nữa các khoản cho vay tín chấp thường nhỏ và khách hàng đa số là những người có thu nhập ổn định nên xác suất xảy ra nợ xấu giảm đáng kể. Năm 2012, nợ xấu cho vay tín chấp tăng 38,69% khoảng 272 triệu đồng, mức tăng thấp hơn so với cho vay thế chấp. Nguyên nhân do trong năm này tình hình sản xuất, kinh doanh cũng như tiêu dùng giảm đáng kể, mức lương công nhân viên tăng không bù đắp được sự gia tăng của giá các loại thực phẩm, nguyên nhiên liệu. Từ đó, thu nhập cũng như tiết kiệm của người dân giảm dẫn đến thanh tốn các món vay chậm gây ra tình trạng nợ xấu.
Nhìn chung nợ xấu của ngân hàng ở mức thấp nhưng lại có xu hướng tăng trong tương lai do tác động của tình hình kinh tế, thị trường cũng như xuất phát từ phía chủ quan của khách hàng. Do đó, ngân hàng nên quan tâm nhiều đến công tác thẩm định, chọn lọc khách hàng trước khi quyết định cho vay; công tác thu hồi nợ phải được thực hiện nghiêm túc, đúng kỳ hạn. Đồng thời việc dự báo những ảnh hưởng từ phía nền kinh tế, tài chính cũng rất quan trọng đến việc giảm thiểu nợ xấu.
4.2.3 Đánh giá hoạt động cho vay cá nhân của chi nhánh
4.2.3.1 Đánh giá thực trạng và mức độ hài lòng của khách hàng đối với hoạt động cho vay cá nhân của Sacombank Cần thơ
Qua quá trình thu thập thơng tin sơ cấp từ những khách hàng cá nhân có quan hệ vay vốn đối với Sacombank Cần Thơ, phản ánh được thực trạng cụ thể, đặc điểm của các khách hàng đi vay cũng như mức độ hài lòng của khách hàng khi đến giao dịch với Sacombank Cần Thơ. Đây là căn cứ, tiền đề quan trọng để ngân hàng đánh giá được chất lượng dịch vụ cho vay cá nhân cũng như hiện trạng, tiềm năng phát triển trong tương lai. Những điều đó được thể hiện chi tiết qua các bảng số liệu sau đây:
Bảng 4.15 Giới tính của khách hàng vay vốn tại Sacombank Cần Thơ
Nguồn: Khảo sát, 2013
Giới tính N Tỷ lệ (%)
Nam 52 69,33
Nữ 23 30,67
Từ kết quả khảo sát về giới tính của khách hàng đi vay tại Sacombank Cần Thơ ở Bảng 4.15 cho thấy, có đến 69,33% khách hàng đứng tên vay là nam giới chỉ có 30,67% là nữ giới. Điều này được giải thích bởi đặc điểm chủ hộ gia đình trên địa bàn thường là nam giới trong khi đó việc đi vay đa số do chủ hộ cũng như người đứng tên