.9 Cơ cấu doanh số thu nợ cá nhân theo thời hạn tại Sacombank Cần Thơ

Một phần của tài liệu luận văn đại học phân tích hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thƣơng tín chi nhánh cần thơ (Trang 66)

Nguồn: Phịng Kế tốn – Hành chánh, Sacombank Cần Thơ

Từ Hình 4.9 cho thấy doanh số thu nợ ngắn hạn của khách hàng cá nhân tại Sacombank Cần Thơ chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay trung dài hạn. Tuy nhiên tỷ trọng này lại có xu hướng biến đổi khá mạnh. Năm 2010, tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn là 55,61% đến năm 2011 tăng lên 6,26 điểm phần trăm và năm 2012 là 53,75%. Trong khi tỷ trọng trung và dài hạn lại biến đổi ngược lại, năm 2010 đạt 44,39% đến năm 2011 giảm còn 38,13%, năm 2012 tăng 8,12 điểm phần trăm. Sự biến đổi về mặt tỷ trọng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự biến đổi số lượng doanh số thu nợ. Sau đây ta sẽ xem xét tình hình biến đổi cụ thể của từng khoản mục.

- Doanh số thu nợ ngắn hạn

Trong giai đoạn 2010-2012, doanh số thu nợ ngắn hạn có nhiều chuyển biến. Năm 2010, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 1.019.515 triệu đồng đến năm 2011 tăng 33,25% tương đương tăng 339.013 triệu đồng (Bảng 4.6 trang bên). Đạt được những thành tựu này là do năm 2011 dư chấn của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã phần nào lắng lại, kinh tế dần hồi phục. Việc kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở khách hàng cũng được các chuyên viên khách hàng thực hiện triệt để. Bên cạnh đó ngân hàng cũng có nhiều chính sách khen thưởng cho cán bộ, nhân viên tín dụng quản lí, thu hồi tốt các khoản nợ. Điều này đã tạo động lực cho chun viên tín dụng làm việc có hiệu quả hơn. Năm 2012, doanh số thu nợ ngắn hạn giảm 6,08% so với năm 2011, do năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn giảm. Ảnh hưởng của việc hạn chế tín dụng, cũng như suy thoái kinh tế đã làm cho tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ ngắn hạn bị chậm lại. Bên cạnh đó, ngun nhân chủ yếu là các hộ nơng dân vay vốn ngân hàng để nuôi trồng thủy sản gặp khó khăn lớn trong việc giải quyết đầu ra, nhiều công ty thủy sản trên địa bàn phá sản không trả tiền thu mua cá của nơng dân, nên họ khơng có tiền trả cho ngân hàng. Chính việc này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh số thu nợ ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ. Ngắn hạn 61,87 % Trung , dài hạn 38,13 % Năm 2011 Ngắn hạn 55,61 % Trung dài hạn 44,39 % Năm 2010 Ngắn hạn 53,75 % Trung dài hạn 46,25 % Năm 2012

Bảng 4.6 Doanh số thu nợ cá nhân theo thời hạn tại Sacombank Cần Thơ Đơn vị tính: Triệu đồng Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phịng Kế tốn – Hành chánh, Sacombank Cần Thơ

- Doanh số thu nợ trung, dài hạn

Năm 2010 doanh số thu nợ cá nhân trung, dài hạn là 813.717 triệu đồng, con số này gần bằng với doanh số cho vay cho thấy cơng tác quản lí cũng như thu hồi nợ ở Sacombank Cần Thơ khá tốt. Đến năm 2011, doanh số thu nợ trung, dài hạn tăng lên 2,91% tương đương 23.696 triệu đồng. Năm 2012, doanh số thu nợ trung, dài hạn tăng mạnh đạt 31,10% tương ứng 260.442 triệu đồng. Nguyên nhân do trong các năm 2008, 2009 và 2010 ngân hàng giải ngân các khoản vay trung, dài hạn tương đối nhiều. Do đây là các khoản vay dài hạn nến đến năm 2011, 2012 các khoản vay này mới thời gian đáo hạn, do đó làm cho doanh số thu nợ tăng nhanh so với cùng kì trước đó. Cầu tín dụng tăng, doanh số cho vay tăng so với năm 2010, lãi suất cho vay trung dài hạn ngân hàng được phép thỏa thuận với khách hàng nên doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ nhờ đó đều tăng.

Nhìn chung tình hình thu nợ của Sacombank Cần Thơ có nhiều chuyển biến tích cực mặc dù tình hình kinh tế, tài chính trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn nhưng với sự nổ lực của mình Sacombank Cần Thơ vẫn duy trì mức tăng trưởng doanh số thu nợ ổn định, đảm bảo khả năng thanh khoản cũng như nguồn vốn trong ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần phải xem xét có các biện pháp thu hồi vốn đặc biệt là các khoản cho vay trung, dài hạn bởi các khoản vay này có thời hạn dài nên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn.

b) Doanh số thu nợ theo loại hình cho vay

Do sự biến động của doanh số thu nợ, dư nợ cũng như tình hình nợ xấu của 3 nhóm cho vay: cán bộ - cơng nhân viên, tiểu thương chợ, cho vay thế chấp sổ thường giống nhau; cũng như theo sự phân chia của ngân hàng gom nhóm này thành một nhóm vay đặc thù riêng nên từ phần này về sau bài viết sẽ gom chung 3 nhóm cho vay này lại thành nhóm cho vay đặc thù để phân tích.

Từ số liệu bên dưới ta thấy, cơ cấu doanh số thu nợ theo loại hình vay biến động mạnh trong giai đoạn 2010-2012, nhìn chung thì cho vay tiêu dùng và cho vay đặc thù đang chiếm ưu thế và phát triển hơn trong giai đoạn sau này.

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 1.019.515 1.358.528 1.275.935 339.013 33,25 (82.593) (6,08) Trung và dài hạn 813.717 837.413 1.097.855 23.696 2,91 260.442 31,10 DS thu nợ 1.833.232 2.195.941 2.373.790 362.709 19,79 177.849 8,10

Hình 4.10 Cơ cấu doanh số thu nợ theo loại hình vay tại Sacombank Cần Thơ

Nguồn: Phịng Kế tốn – Hành chánh, Sacombank Cần Thơ

Năm 2012 cho vay tiêu dùng chiếm 30,76%, cho vay đặc thù chiếm 40,37% trong tổng cơ cấu, cho vay nông nghiệp cũng liên tục tăng từ 10,98% năm 2010 đến năm 2011 đã lên đến 14,22% và năm 2012 là 13,25%. Cho vay sản xuất kinh doanh là lĩnh vực có nhiều biến động nhất, năm 2011 tăng từ 16,45% lên 22,55% sau đó lại giảm cịn 15,63%. Mỗi giai đoạn thì doanh số thu nợ của mỗi lĩnh vực lại biến động khác nhau, mỗi năm một lĩnh vực khác nhau chiếm ưu thế. Để làm rõ tình hình biến động doanh số thu nợ, ta đi vào phân tích tình hình biến động của từng lĩnh vực.

Bảng 4.7 Doanh số thu nợ cá nhân theo loại hình vay tại Sacombank Cần Thơ

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Phịng Kế tốn – Hành chánh, Sacombank Cần Thơ

- Cho vay sản xuất kinh doanh

Từ Bảng 4.7 ta thấy, năm 2010 doanh số thu nợ của lĩnh vực sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng 16,45%. Năm 2010, doanh số thu nợ của lĩnh vực này đạt 301.540 triệu đồng, đến năm 2011 doanh số thu nợ kinh doanh tăng 64,20% tương đương tăng 193.580 triệu đồng, mức tăng khá lớn. Nguyên nhân của sự gia tăng đột biến này là do doanh số cho vay lĩnh vực này tăng cao trong năm 2011, đa phần các khoản cho vay

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Kinh doanh 301.540 495.120 371.011 193.580 64,20 (124.109) (25,07) Tiêu dùng 190.123 726.791 730.049 536.668 282,27 3.258 0,45 Nông nghiệp 201.290 312.290 314.522 111.000 55,14 2.232 0,71 CV đặc thù 1.140.279 661.740 958.208 (478.539) (41,97) 296.468 44,80 Tổng 1.833.232 2.195.941 2.373.790 362.709 19,79 177.849 8,10 Kinh doanh 16,45% Tiêu dùng 10,37% Nông nghiệp 10,98% CV đặc thù 62,20% Năm 2010 Kinh doanh 22,55 % Tiêu dùng 33,10 % Nông nghiệp 14,22 % CV đặc thù 30,13 % Năm 2011 Kinh doanh 15,63 % Tiêu dùng 30,76 % Nông nghiệp 13,25 % CV đặc thù 40,37 % Năm 2012

sản xuất kinh doanh thường là ngắn hạn nên việc thu hồi nợ thường diễn ra trong năm, chính vì thế doanh số cho vay tăng cũng làm doanh số thu nợ tăng cao. Năm 2011, tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố tăng trưởng tốt, đạt mức tăng trưởng kinh tế là 14,64%. Chính nhờ sản xuất, kinh doanh có bước phát triển nên việc thu nợ đối với cá nhân sản xuất kinh doanh cũng tăng cao so với cùng kì năm trước.

Năm 2012, doanh số thu nợ trong lĩnh vực kinh doanh giảm 25,07% tương đương giảm 124.109 triệu đồng. Nguyên nhân tình trạng này là do năm 2012, doanh số cho vay sản xuất kinh doanh giảm đáng kể, việc sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, cá nhân gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ kinh doanh khơng có lời, việc thanh tốn các khoản nợ cũng vì thế mà trì trệ.

- Cho vay tiêu dùng

Nhìn chung doanh số thu nợ đối với lĩnh vực tiêu dùng có nhiều chuyển biến tích cực. Doanh số thu nợ tiêu dùng liên tục tăng trong giai đoạn 2010-2012. Bên cạnh đó, tỷ trọng doanh số thu nợ đối với lĩnh vực tiêu dùng cũng ngày một tăng và chiếm tỷ trọng cao. Năm 2010, tỷ trọng doanh số thu nợ đối với lĩnh vực tiêu dùng chiếm 10,37% , tỷ trọng này đã tăng nhanh chóng lên đến 33,10% trong năm 2011 và tiếp tục tăng ổn định, đạt mức 30,76% trong năm 2012. Việc gia tăng tỷ trọng này cho thấy ngân hàng đang ngày càng chú trọng lĩnh vực cho vay tiêu dùng và có thể nói lĩnh vực này đang có nhiều tiềm năng phát triển, chứa đựng ít rủi ro bởi doanh số thu nợ luôn ở mức cao. Năm 2010, doanh số thu nợ đối với lĩnh vực tiêu dùng đạt 190.123 triệu đồng, khá đáng kể so với doanh số cho vay. Đến năm 2011, doanh số thu nợ tăng đột biến với mức khá lớn lên đến 282,27% tương đương tăng 536.668 triệu đồng. Việc gia tăng nhanh chóng, đột biến này là do năm 2011 doanh số cho vay tiêu dùng tăng nhanh, trong khi dư nợ năm trước vẫn còn nhiều khoản chưa thu hồi. Các khoản cho vay tiêu dùng cũng thường ít rủi ro hơn, ít phụ thuộc vào việc biến động của thị trường, khả năng thu hồi khá cao. Công tác thu hồi nợ cũng được ngân hàng chú trọng, nhân viên tín dụng cũng thường xuyên kiểm tra, theo dõi các khoản cho vay để đảm bảo khả năng thu hồi. Đến năm 2012, doanh số thu nợ tiếp tục tăng nhưng mức tăng không đáng kể chỉ ở mức 0,45% tương đương tăng 3.258 triệu đồng. Việc gia tăng chậm lại của doanh số thu nợ năm này do hầu hết các khoản nợ đã được thu hồi trong năm 2011, hơn nữa năm 2012 doanh số cho vay tiêu dùng cũng giảm hơn so với năm trước đó do sự biến động của kinh tế cũng như sự hạn chế tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, cơng tác thu hồi nợ vẫn được ngân hàng triển khai triệt để nhằm hạn chế nợ xấu cho ngân hàng, các khách hàng truyền thống của ngân hàng vẫn đảm bảo thực hiện tốt việc trả nợ.

- Cho vay nông nghiệp

Tỷ trọng doanh số thu nợ đối với lĩnh vực nơng nghiệp có nhiều biến động, năm 2010 tỷ trọng này là 10,98% đến năm 2011 tỷ trọng này tăng lên đến 14,22% sang năm 2012 giảm còn 13,25%. Năn 2010, doanh số thu nợ đạt 201.290 triệu đồng đến

năm 2011 tăng 111.000 triệu đồng khoảng 55,14%. Doanh số thu nợ tăng khá cao nguyên nhân là do chi nhánh thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ như cho cán bộ xuống phổ biến các quy trình, kĩ thuật sản xuất để người dân sản xuất, canh tác có hiệu quả từ đó nâng cao khả năng thu hồi nợ của nơng dân. Ngồi ra, các tỉnh đã tập trung phát huy lợi thế hệ thống thủy lợi, bảo vệ đê bao, cụm tuyến dân cư, tôn nền vượt lũ được xây dựng từ sau năm 2000, nhiều cánh đồng mực nước cao 4 - 5m vẫn được bảo vệ tốt, nên diện tích lúa khơng giảm, cịn tăng hơn năm 2010 gần 133 ngàn ha. Chính nhờ thế mà thu nhập nơng hộ tăng cao, khả năng trả nợ cũng cải thiện đáng kể.

Năm 2012, doanh số thu nợ của lĩnh vực nông nghiệp biến động theo xu hướng tăng nhưng mức tăng rất nhỏ, chỉ tăng 0,71% (2.232 triệu đồng). Qua đó ta thấy tình hình cho vay nơng nghiệp của chi nhánh đang bắt đầu có chiều hướng đi xuống, mặt khác cũng phản ánh được hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn còn thấp trong năm 2012. Nguyên nhân của biến động đi xuống này xuất phát từ 2 phía. Trước hết về phía ngân hàng, mặc dù doanh số cho vay lĩnh vực nông nghiệp năm 2012 tăng nhưng đa số các khoản vay này phát sinh từ khoảng thời gian cuối năm để phục vụ nông dân trong đợt trồng lúa đông xuân và các loại rau quả phục vụ cho nhu cầu Tết là chủ yếu, chính vì thế thời gian tất tốn hợp đồng thường rơi vào đầu năm 2013. Xét về yếu tố tình hình kinh tế, lĩnh vực thủy sản gặp nhiều biến động hàng hóa xuất khẩu sang nước ngồi gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp thủy sản lớn trên địa bàn bị phá sản đã kéo theo việc những người nông dân bán thủy sản cho họ khơng được thanh tốn tiền hàng từ đó khơng trả được nợ. Từ đó làm cho doanh số thu nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp bị chựng lại.

- Cho vay đặc thù: Đây là các khoản cho vay đối với cán bộ công nhân viên, cho vay tiểu thương chợ và cho vay đối với khách hàng gửi tiết kiệm tại chi nhánh. Các khoản cho vay này có doanh số thu nợ chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu. Năm 2010 doanh số thu nợ của cho vay đặc thù chiếm 62,20% đến năm 2011 giảm còn 30,13% và năm 2012 tăng lên đạt 40,37%. Có thể thấy năm 2010, ngân hàng tập trung nhiều vào cho vay cán bộ và tiểu thương đây là những khoản vay thường mang lại ít rủi ro hơn, đặc biệt là vay thế chấp sổ tiết kiệm rủi ro được hạn chế thấp nhất. Tuy nhiên trong 2 năm gần đây tỷ trọng này bị sụt giảm, một phần là do chính sách của nhà nước khuyến khích tập trung cho vay lĩnh vực nơng nghiệp và lĩnh vực sản xuất; một phần bởi việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn nên cho vay thế chấp sổ giảm từ đó làm giảm doanh số thu nợ. Năm 2010, doanh số thu nợ của cho vay đặc thù đạt 1.140.279 triệu đồng, con số khá cao, đạt được thành quả này là do doanh số cho vay ở lĩnh vực này năm 2010 ở mức cao, hơn nữa cơng tác quản lí cũng như thu nợ của cán bộ ngân hàng được thực hiện triệt để. Năm 2011, doanh số thu nợ bị giảm 41,97% tương đương giảm 478.539 triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do, đa số khách hàng đến ngân hàng vay cán bộ công nhân viên là các giáo viên của các trường trung học, tiểu học nhưng năm 2011, một số trường bắt đầu chuyển đổi việc chi lương sang ngân hàng khác nên họ cũng vay ở ngân hàng đó cho thuận tiện làm doanh số cho

vay và doanh số thu nợ cán bộ công nhân viên giảm. Số khác lại gặp trục trặc khi đóng lãi ngân hàng thơng qua kế toán đơn vị nên tạo tâm lí chán nản, khơng muốn đóng tiếp. Đến năm 2012, doanh số thu nợ tăng lên 44,8% tương đương 296.468 triệu đồng. Sự gia tăng này một phần do doanh số cho vay đối với lĩnh vực này tăng. Mặt khác, do ngân hàng đang dần siết chặt các điều kiện đối với các đối tượng khách hàng để chọn lọc các khách hàng tốt nhất. Riêng đối với cho vay tiểu thương chợ, việc thu nợ được thực hiện sát sao, từng ngày nên khả năng xảy ra rủi ro tín dụng được giảm thiểu khá nhiều.

c) Doanh số thu nợ theo hình thức đảm bảo

Bảng 4.8 Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân theo hình thức đảm bảo

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phịng Kế tốn – Hành chánh, Sacombank Cần Thơ

Dựa theo hình thức đảm bảo thì ta thấy doanh số thu nợ đối với các khoản cho vay thế chấp luôn chiếm tỷ trọng cao do doanh số cho vay của khoản này luôn cao. Hơn nữa việc tăng trưởng của cho vay thế chấp có những biến đổi tích cực. Năm 2010, doanh số thu nợ đối với các khoản vay thế chấp đạt 1.628.587 triệu đồng, con số khá lớn trong tổng doanh số thu nợ, cho thấy tình hình thu nợ của các khoản vay có đảm bảo thường có phần cao hơn. Trong năm 2011, doanh số thu nợ có đảm bảo tăng

Một phần của tài liệu luận văn đại học phân tích hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thƣơng tín chi nhánh cần thơ (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)