.28 Mức độ hài lòng của khách hàng về thời gian giải ngân

Một phần của tài liệu luận văn đại học phân tích hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thƣơng tín chi nhánh cần thơ (Trang 91)

Mức độ hài lòng N Tỷ lệ (%)

Hoàn toàn khơng hài lịng 5 6,67

Trung bình 46 61,33

Hài lịng 22 29,33

Rất hài lòng 2 2,67

Tổng cộng 75 100,00

Nguồn: Khảo sát, 2013

Sở dĩ phần lớn khách hàng khơng hài lịng là do thời gian giải ngân còn khá lâu, từ lúc nộp hồ sơ đề nghị vay vốn cho đến lúc giải ngân thường mất 2-3 tuần, có lúc phải mất 1 tháng mới hoàn thành xong hồ sơ để giải ngân cho khách hàng. Do thủ tục cơng chứng cịn khá rườm rà, việc thẩm định cũng khá mất thời gian, tờ trình tín dụng cũng khá dài địi hỏi nhân viên tín dụng phải mất khá nhiều thời gian để hoàn chỉnh. Vào những thời điểm cao điểm như những dịp lễ, tết người dân cần nhiều vốn để sản

xuất, số lượng cán bộ tín dụng khơng đủ để giải quyết hết tất cả hồ sơ dẫn đến sự trì trệ trong cơng tác giải ngân. Nhiều khách hàng vì thế mà khơng muốn vay ngân hàng, họ sẵn sàng vay ở thị trường chợ đen tuy lãi suất cao hơn nhưng nhanh chóng, đơn giải. Từ thực tế trên chi nhánh nên có những biện pháp rút ngắn thời gian cũng như thủ tục khơng cần thiết nhằm giải ngân nhanh chóng đáp ứng nhu cầu vốn tức thời cho khách hàng.

Bảng 4.29 Mức độ hài lòng của khách hàng đối với hoạt động cho vay cá nhân

Mức độ N Tỷ lệ (%) Khơng hài lịng 0 0,00 Trung bình 14 18,67 Hài lịng 58 77,33 Rất hài lòng 3 4,00 Tổng cộng 75 100,00 Nguồn: Khảo sát, 2013

Nhìn chung, dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân của Sacombank Cần Thơ được khách hàng đánh giá cao, có đến 77,33% khách hàng hài lòng đối với hoạt động cho vay cá nhân của chi nhánh, 4% rất hài lòng và 18,67% đánh giá trung bình. Đa số khách hàng hài lịng về chất lượng nhân viên tín dụng, về việc giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin và bảo mật thông tin của chi nhánh; đối với vấn đề lãi suất, chương trình khuyến mãi và thời gian giải ngân vẫn còn một số bất cập khiến khách hài chưa thật sự hài lòng. Trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng với nhau, đặc biệt khi mà thị trường tài chính đã bảo hịa như hiện nay thì việc làm hài lịng khách hàng là yếu tố rất quan trọng, quyết định đến sự phát triển lâu dài của ngân hàng. Vì thế, chi nhánh cần đặc biệt quan tâm đến việc tạo dựng thương hiệu trong lòng khách hàng.

4.2.3.2 Đánh giá hoạt động cho vay cá nhân thơng qua các chỉ tiêu tài chính

Bảng 4.30 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay cá nhân tại Sacombank Cần Thơ

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 1.501.273 1.366.718 1.084.369

Vốn huy động Triệu đồng 1.054.451 994.269 1.283.262

Doanh số cho vay Triệu đồng 2.190.321 2.311.124 2.157.836 Doanh số thu nợ Triệu đồng 1.833.232 2.195.941 2.373.790

Dư nợ Triệu đồng 678.287 793.470 577.516

Dư nợ bình quân Triệu đồng 608.164,5 735.878,5 685.493,0

Nợ xấu Triệu đồng 1.975 958 1.334 Dư nợ/VHĐ % 64,33 79,80 45,00 Dư nợ/TNV % 45,18 58,06 53,26 Hệ số thu nợ % 83,70 95,02 110,01 Vịng quay vốn tín dụng Vịng 3,01 2,98 3,46 Tỷ lệ nợ xấu % 0,29 0,12 0,23

- Dƣ nợ / Vốn huy động:

Tỷ lệ này cho thấy khả năng sử dụng vốn của ngân hàng, tỷ lệ này càng cao chứng tỏ khả năng ngân hàng tận dụng nguồn vốn huy động của mình càng hiệu quả. Tuy nhiên, cần xét tỷ lệ này trong giới hạn cho phép để đảm bảo an toàn về khả năng thanh khoản. Năm 2010, tỷ lệ dư nợ cá nhân trên vốn huy động là 64,33%, con số khá lớn chứng tỏ đối với Sacombank Cần Thơ thì phân khúc khách hàng cá nhân, cho vay tiêu dùng đang là thế mạnh, điều này phù hợp với mục tiêu phát triển thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu trên địa bàn của ngân hàng. Đến năm 2011, tỷ lệ này tăng 15,47 điểm phần trăm đạt mức 79,80%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do năm 2011 nguồn vốn huy động trong dân cư giảm, do biến động của nền kinh tế cùng với việc giá vàng và ngoại tệ tăng mạnh làm cho người dân có xu hướng chuyển sang kênh đầu tư khác. Bên cạnh đó là việc lãi suất tiền gửi giảm theo quy định của NHNN đã ảnh hưởng mạnh đến lượng tiền gửi vào ngân hàng. Trong khi đó, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân lại tăng 16,98% do nhu cầu vốn để sản xuất, kinh doanh cũng như tiêu dùng của khách hàng cá nhân, hộ gia đình tăng. Vốn huy động giảm trong khi dư nợ lại tăng là nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ dư nợ/vốn huy động tăng cao trong thời gian này. Năm 2012, tỷ lệ này giảm xuống còn 45% do huy động vốn 2012 tăng trở lại (mức tăng khá cao 29,07%) trong khi dư nợ cho vay cá nhân lại giảm đến 27,22%. Năm 2012 là một năm có nhiều biến động đối với thị trường tài chính đặc biệt là lĩnh vực tín dụng; sản xuất kinh doanh bị trì trệ, lượng vốn giải ngân khơng nhiều khơng phải do người dân khơng có nhu cầu mà do tình hình kinh tế ảm đạm tạo tâm lí dè dặt khơng muốn vay ngân hàng. Sự hạn chế tăng trưởng tín dụng cũng như hạn chế dư nợ cho vay cá nhân đã làm cho tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động giảm. Điều này cho thấy năm 2012, khả năng sử dụng nguồn vốn huy động của ngân hàng giảm hơn so với thời gian trước. Tuy nhiên, với tỷ lệ 45% chỉ đối với khách hàng cá nhân thì Sacombank Cần Thơ cũng đã đạt được thành công đáng kể trong hoạt động cho vay. Bởi trong tình hình kinh tế khó khăn, bất ổn và tín dụng bị hạn chế tăng trưởng chỉ ở mức 8,91% [14] thì tỷ lệ cho vay như vậy đã là thành công của ngân hàng. Tuy vậy, ngân hàng cũng nên có những biện pháp để đẩy mạnh phát triển cho vay cá nhân hơn, triển khai chính sách phù hợp với sự biến động của kinh tế nhằm thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng cho vay cá nhân của mình.

- Dƣ nợ / Tổng nguồn vốn:

Chỉ tiêu này cho thấy mức độ đầu tư vào nghiệp vụ cho vay cá nhân của chi nhánh, giúp các nhà đầu tư xác định được quy mơ tín dụng của ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn của cho vay cá nhân khá cao; năm 2010 tỷ lệ này là 45,18% đến năm 2011 tỷ lệ này tăng 12,88 điểm phần trăm. Nguyên nhân do sự biến đổi của tổng nguồn vốn và dư nợ, trong năm 2011 tổng nguồn vốn giảm 8,96% do lượng vốn huy động giảm. Trong khi đó dư nợ cá nhân lại tăng đến 16,98%, sự tăng lên của dư nợ và sụt giảm của tổng nguồn vốn đã làm cho tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn tăng hơn so với năm 2010. Sự gia tăng này cho thấy hoạt động

cho vay chiếm vai trò quan trọng đối với ngân hàng, với mức độ đầu tư cao, ngân hàng sử dụng một lượng lớn vốn vào nghiệp vụ cho vay, đặc biệt là cho vay cá nhân, đây là nghiệp vụ tạo thu nhập chính. Năm 2012, do dư nợ cho vay cá nhân giảm một lượng khá lớn 27,22% do cầu tín dụng trong năm nay giảm mạnh. Song song đó, tổng nguồn vốn lại giảm một lượng ít hơn 20,66% nên làm cho tỷ lệ này giảm một lượng 4,8 điểm phần trăm còn 53,26%. Sự sụt giảm này không phải ngân hàng không chú trọng vào nghiệp vụ cho vay cá nhân mà là do tình hình kinh tế biến động, thị trường tài chính bị khủng hoảng đã làm cho dư nợ giảm từ đó làm cho tỷ lệ đầu tư vào nghiệp vụ cho vay bị giảm. Tuy nhiên, nhìn chung thì mức độ đầu tư vào hoạt động cho vay cá nhân ở Sacombank Cần Thơ vẫn khá cao chứng tỏ dù hoạt động cho vay gặp nhiều khó khăn trong hiện tại nhưng cho vay cá nhân vẫn chiếm vai trị quan trọng, đóng góp nhiều vào doanh thu của ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần có nhiều biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng cho vay cá nhân đồng thời có những biện pháp phịng chống rủi ro để đạt sự phát triển bền vững.

- Hệ số thu nợ: hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ của ngân hàng. Nhìn

chung việc thu hồi nợ của ngân hàng đạt hiệu quả cao, hệ số thu hồi nợ luôn ở mức cao trung bình khoảng 94,24%. Năm 2010, hệ số thu nợ đạt 83,70% sang năm 2010 tỷ lệ này tăng lên 11,32 điểm phần trăm đạt mức 95,02%, và năm 2012 hệ số thu nợ tăng rất cao đạt 110,01%. Sở dĩ hệ số thu nợ của ngân hàng tăng liên tục và ln chiếm tỷ lệ cao trong tình hình cho vay khó khăn là do cơng tác thu hồi nợ luôn được ngân hàng đặt lên hàng đầu. Chính sách của ngân hàng là mục tiêu phát triển các món vay có chất lượng chứ khơng tập trung vào số lượng giải ngân. Vì thế, những khách hàng của Sacombank Cần Thơ thường là những người có năng lực tài chính, thu nhập ổn định. Đặc biệt năm 2012, doanh số thu nợ lớn hơn doanh số cho vay, điều này được lí giải bởi các khoản vay của năm trước được tất toán trong năm 2012 nhiều; hơn nữa việc cho vay cá nhân, các khoản vay ngắn hạn cũng chiếm phần lớn do đó việc giải ngân và thu nợ thường diễn ra trong năm làm cho hệ số thu nợ cao. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong hoạt động cho vay, ngân hàng cần phát huy hơn nữa những mặt làm được và có những biện pháp mới để giữ vững, nâng cao thành tích đã đạt được.

- Vịng quay vốn tín dụng: chỉ tiêu này thể hiện tốc độ quay vòng vốn, thời gian

luân chuyển vốn nhanh hay chậm. Từ Bảng 4.30 ta thấy, tốc độ luân chuyển vốn của Sacombank Cần Thơ khá nhanh trung bình khoảng 3 vịng/ năm. Năm 2011, vịng quay vốn có phần sụt giảm nhưng mức sụt giảm khơng nhiều chỉ 0,03 vịng. Ngun nhân do trong năm này dư nợ tăng khá cao, do một số khoản cho vay chưa đến thời hạn thu hồi. Dư nợ trung dài hạn năm 2011 tăng nhanh (43,82%) trong khi doanh số thu nợ của các món vay này tăng chậm hơn chỉ ở mức 2.91%. Việc gia tăng dư nợ cho vay trung, dài hạn đã làm cho vòng quay vốn bị chậm lại. Đến năm 2012, vòng quay vốn tăng cao đạt 3,46 vòng/ năm. Do doanh số thu nợ, đặc biệt là các khoản vay trung, dài hạn tăng (31,1%) riêng các khoản cho vay ngắn hạn doanh số thu nợ giảm nhưng mức giảm không đáng kể chỉ ở mức 6,08%. Hơn nữa trong năm này, do tình hình cho

vay gặp khó khăn nên ngân hàng chủ trương đẩy mạnh cho vay ngắn hạn để mau quay vòng vốn, giảm bớt rủi ro.

Nhìn chung tốc độ quay vòng vốn của ngân hàng khá cao, chứng tỏ thời gian luân chuyển vốn trong ngân hàng ngắn, mỗi đồng vốn bỏ ra mau thu hồi lại do đó khả năng sinh lời từ mỗi đồng vốn cao hơn.

- Tỷ lệ nợ xấu: Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng

tín dụng của ngân hàng, chỉ tiêu này càng thấp thì chất lượng của các khoản vay càng cao.

Tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay cá nhân của ngân hàng trong năm 2010 là 0,29% và tỷ lệ này giảm đáng kể chỉ còn 0,12% trong năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do ngân hàng đã có những biện pháp hiệu quả trong công tác thu nợ, tăng cường kiểm tra, kiểm soát và thẩm định hồ sơ vay vốn. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng tập trung nhiều vào các khoản vay thế chấp, vay tiêu dùng để giảm thiểu rủi ro, việc chọn lọc khách hàng cũng được ngân hàng hết sức lưu ý. Chính những hành động tích cực này đã giúp tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm đáng kể. Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu tăng lên ở mức 0,23%, tăng 0,11 điểm phần trăm. Sự gia tăng này là do trong năm 2012 tình hình kinh tế khủng hoảng, sản xuất, tiêu dùng đều bị giảm mạnh. Đặc biệt tình hình tiêu thụ nơng, thủy sản gặp nhiều khó khăn trong q trình xuất khẩu sang nước ngồi. Nhiều cơng ty thủy sản lớn trên địa bàn bị phá sản đã kéo theo nhiều cá nhân, hộ gia đình ni thủy sản khác khơng có khả năng thanh tốn nợ theo.

Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của Sacombank Cần Thơ vẫn ở mức rất thấp, theo thông lệ quốc tế và Việt Nam thì tỷ lệ nợ xấu ở mức chấp nhận được là 5%. Trong khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng chưa đến 1% thì xem như tình hình cho vay của ngân hàng ở mức tốt. Đây là tín hiệu tốt cho thấy an tồn tín dụng của chi nhánh là rất cao. Đạt được kết quả này chứng minh công tác thẩm định khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình là rất hiệu quả, khiến các khoản nợ xấu cá nhân giảm mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động cho vay cá nhân của chi nhánh.

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN THƢƠNG TÍN CHI

NHÁNH CẦN THƠ

5.1 Đánh giá những mặt làm đƣợc cũng nhƣ những tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động cho vay cá nhân tại Sacombank Cần Thơ

5.1.1 Những mặt làm được

- Cho vay khách hàng cá nhân ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Điều này chứng tỏ phân khúc khách hàng cá nhân là phân khúc chính, được ngân hàng đặc biệt chú trọng. Đây cũng là xu hướng chung của các ngân hàng trong tương lai, bởi tập trung vào khách hàng cá nhân sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu được nhiều rủi ro. Mặc dù cho vay khách hàng cá nhân mức độ phân tán cao, tốn nhiều chi phí hơn nhưng với các món vay nhỏ và nhờ vào sự phân tán đó mà rủi ro tín dụng ít xảy ra hơn. Nguyên nhân của việc doanh số cho vay, dư nợ cho vay cá nhân ngày một tăng là do ngân hàng đã cho ra đời nhiều gói sản phẩm ưu đãi trong cho vay tiêu dùng, toàn hệ thống Sacombank đã dành 1000 tỷ đồng ưu đãi đối với khách hàng cá nhân vay mua nhà, xây dựng, sửa chữa trong thời hạn khá dài từ 10-15 năm với lãi suất chỉ 9,9%/ năm đối với 2 năm đầu tiên, thời gian ân hạn lên đến 1 năm. Sacombank Cần Thơ cũng triển khai nhiều chương trình cho vay ưu đãi dành cho cán bộ công nhân viên như tiến hành cho vay kèm theo dịch vụ chi lương cho các đơn vị, tổ chức, công ty trên địa bàn. Bên cạnh đó, ngồi việc cung cấp các gói cho vay với lãi suất thấp thì ngân hàng cũng có nhiều dịch vụ kèm theo như: miễn phí thường niên đối với khách hàng sử dụng internet banking, miễn phí thanh tốn hóa đơn điện nước, giảm 20% phí chuyển khoản ngồi hệ thống, hỗ trợ lắp đặt máy ATM; đối với lãnh đạo, CBNV tổ chức được miễn phí thường niên của thẻ tín dụng,… Nhờ đó mà hoạt động cho vay cá nhân ngày càng chiếm vị trí quan trọng, phát triển mạnh trong ngân hàng.

- Nguồn vốn huy động của ngân hàng luôn cao và khơng ngừng tăng mặc dù tình hình kinh tế khó khăn, lượng vốn dư thừa trong người dân không nhiều. Nhưng do ngân hàng đã có nhiều chương trình khuyến mãi, bốc thăm trúng thưởng: “Xuân đắc lộc, Tết phát tài”, “Hè rộn ràng, ngàn quà tặng”,… Với các giải thưởng có giá trị lớn. Thêm vào đó là chính sách chăm sóc khách hàng cũng như uy tín của ngân hàng trong nhiều năm qua đã góp phần tích cực vào việc gia tăng nguồn vốn huy động. Việc vốn điều chuyển âm trong năm 2012, cho thấy ngân hàng đã chủ động được trong việc điều

Một phần của tài liệu luận văn đại học phân tích hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thƣơng tín chi nhánh cần thơ (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)