.14 Nợ xấu cho vay cá nhân theo hình thức đảm bảo tại Sacombank Cần Thơ

Một phần của tài liệu luận văn đại học phân tích hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thƣơng tín chi nhánh cần thơ (Trang 82 - 83)

Thơ Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thế chấp 710 255 359 (455) (64,08) 104 40,78 Tín chấp 1.265 703 975 (562) (44,43) 272 38,69 Tổng 1.975 958 1.334 (1.017) (51,49) 376 39,25

Nguồn: Phịng Kế tốn – Hành chánh, Sacombank Cần Thơ

- Cho vay thế chấp: so với các khoản cho vay tín chấp thì cho vay có tài sản đảm bảo có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn. Năm 2010, nợ xấu của các khoản cho vay thế chấp là 710 triệu đồng; đến năm 2011 tỷ lệ nợ xấu giảm 64,08% tương đương giảm 455 triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm là do doanh số thu nợ cao, ngân hàng thực hiện triệt để việc thu nợ, các khoản cho vay đều có tài sản đảm bảo nên khách hàng có động lực trả nợ nhiều hơn. Năm 2012, nợ xấu cho vay thế chấp tăng 40,78% tương đương 104 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm do sự biến động của kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp làm cho một số khách hàng vay ngân hàng làm ăn thua lỗ khơng có khả năng thanh tốn dẫn đến việc không trả được nợ. Năm 2012 cũng là năm tình hình nợ xấu chung của tồn ngành tăng cao do đó việc tăng nợ xấu của chi nhánh là không tránh khỏi.

- Cho vay tín chấp: Tỷ lệ nợ xấu của các khoản vay này thường cao hơn so với

các khoản vay khác, chiếm đến hơn 70% trong tổng cơ cấu. Việc chiếm tỷ trọng cao hơn là do các món vay này khơng có bất cứ tài sản có giá trị thực tế nào làm đảm bảo, chỉ dựa vào uy tín của người vay cho nên rủi ro khơng thanh tốn của khách hàng khá cao. Tuy nhiên, ta thấy năm 2011 nợ xấu của cho vay tín chấp giảm đáng kể, đến 44,43% tương đương 526 triệu đồng. Một dấu hiệu đáng mừng là trong khi năm 2011 doanh số cho vay tín chấp tăng lên 11,81% mà nợ xấu lại giảm, chứng tỏ ngân hàng đã thực hiện tốt công tác thu hồi, giám sát nợ. Các khoản vay được xem xét kỹ lưỡng, việc chọn lọc khách hàng cũng được triển khai tồn diện. Hơn nữa các khoản cho vay tín chấp thường nhỏ và khách hàng đa số là những người có thu nhập ổn định nên xác suất xảy ra nợ xấu giảm đáng kể. Năm 2012, nợ xấu cho vay tín chấp tăng 38,69% khoảng 272 triệu đồng, mức tăng thấp hơn so với cho vay thế chấp. Nguyên nhân do trong năm này tình hình sản xuất, kinh doanh cũng như tiêu dùng giảm đáng kể, mức lương công nhân viên tăng không bù đắp được sự gia tăng của giá các loại thực phẩm, nguyên nhiên liệu. Từ đó, thu nhập cũng như tiết kiệm của người dân giảm dẫn đến thanh tốn các món vay chậm gây ra tình trạng nợ xấu.

Nhìn chung nợ xấu của ngân hàng ở mức thấp nhưng lại có xu hướng tăng trong tương lai do tác động của tình hình kinh tế, thị trường cũng như xuất phát từ phía chủ quan của khách hàng. Do đó, ngân hàng nên quan tâm nhiều đến công tác thẩm định, chọn lọc khách hàng trước khi quyết định cho vay; công tác thu hồi nợ phải được thực hiện nghiêm túc, đúng kỳ hạn. Đồng thời việc dự báo những ảnh hưởng từ phía nền kinh tế, tài chính cũng rất quan trọng đến việc giảm thiểu nợ xấu.

4.2.3 Đánh giá hoạt động cho vay cá nhân của chi nhánh

4.2.3.1 Đánh giá thực trạng và mức độ hài lòng của khách hàng đối với hoạt động cho vay cá nhân của Sacombank Cần thơ

Qua quá trình thu thập thơng tin sơ cấp từ những khách hàng cá nhân có quan hệ vay vốn đối với Sacombank Cần Thơ, phản ánh được thực trạng cụ thể, đặc điểm của các khách hàng đi vay cũng như mức độ hài lòng của khách hàng khi đến giao dịch với Sacombank Cần Thơ. Đây là căn cứ, tiền đề quan trọng để ngân hàng đánh giá được chất lượng dịch vụ cho vay cá nhân cũng như hiện trạng, tiềm năng phát triển trong tương lai. Những điều đó được thể hiện chi tiết qua các bảng số liệu sau đây:

Một phần của tài liệu luận văn đại học phân tích hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thƣơng tín chi nhánh cần thơ (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)