.3 Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn tại Sacombank Cần Thơ

Một phần của tài liệu luận văn đại học phân tích hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thƣơng tín chi nhánh cần thơ (Trang 57 - 60)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phịng Kế tốn – Hành chánh, Sacombank Cần Thơ

Xét về tình hình biến động, doanh số cho vay ngắn hạn có phần ổn định hơn so với trung, dài hạn. Năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 1.285.718 triệu đồng trên tổng doanh số là 2.190.321 triệu đồng. Năm 2011, doanh số cho vay ngắn hạn tăng 6,23% tương đương tăng 80.156 triệu đồng. Sự gia tăng này xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:

- Sacombank Cần Thơ đẩy mạnh cho vay tiểu thương chợ, cho vay đối với các hộ nông dân, các khoản cho vay nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh theo chủ trương của NHNN tăng cho vay khu vực sản xuất và nông nghiệp. Hầu hết các nhu cầu vay vốn này thường chỉ trong khoảng thời gian ngắn, chủ yếu chỉ để đáp ứng nhu cầu vốn khi mua nguyên liệu đầu vào, các khoản thanh toán tiền phân bón, thuốc trừ sâu,…

- Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cung cấp nhiều gói sản phẩm tín dụng ngắn hạn với lãi suất ưu đãi với mức cho vay cao nhất, như: vay kinh doanh, vay tốc phát, vay hỗ

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 ST Tỷ lệ (%) ST Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 1.285.718 1.365.874 1.280.460 80.156 6,23 (85.414) (6,25) Trung và dài hạn 904.603 945.250 877.376 40.647 4,49 (67.874) (7,18) Tổng 2.190.321 2.311.124 2.157.836 120.803 5,52 (153.288) (6,63)

trợ phụ nữ khởi nghiệp,… Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Đến năm 2012, Doanh số cho vay ngắn hạn giảm 6,25% tương đương giảm 85.414 triệu đồng. Nguyên nhân do, tình trạng nợ xấu của ngân hàng năm 2012 tăng cao, thanh khoản trong ngân hàng giảm nên ngân hàng cần xem xét kĩ lưỡng trước khi giải ngân cho khách hàng, việc cho vay cũng bị hạn chế phần nào. Thị trường tài chính Việt Nam và khu vực năm 2012 gặp khơng ít khó khăn, biến động giá cả xăng dầu tăng cao, làm gia tăng chi phí đầu vào cho các hộ kinh doanh, sản xuất. Hơn nữa, việc xuất khẩu nông sản sang thị trường nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn, hàng hóa khơng xuất đi được khiến cho nơng dân khơng có khả năng trả nợ, các hộ gia đình muốn vay vốn để sản xuất lại khơng đủ điều kiện tài chính để trả nợ, cũng như khơng chịu được mức lãi suất cho vay như hiện nay. Chính vì vậy, doanh số cho vay ngắn hạn bị sụt giảm.

Đối với doanh số cho vay trung, dài hạn tại Sacombank Cần Thơ nhìn chung biến động khá nhiều trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010, doanh số cho vay trung dài hạn đối với khách hàng cá nhân đạt 904.603 triệu đồng đến năm 2011, tăng 4,49% tương đương tăng 40.647 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do:

- Năm 2011, thu nhập người dân tăng lên do mức lương theo quy định của Nhà Nước tăng lên từ 1,5 – 2 triệu. Tuy mức tăng khơng nhiều nhưng điều này cũng kích thích cầu tín dụng về nhà ở của người dân tăng lên.

- Theo Quyết định 443/QĐ-TTg cùng Thơng tư 21 thực hiện gói hỗ trợ giảm lãi suất cho các khoản vay trung, dài hạn phục vụ sản xuất kinh doanh đến 4%./năm, một mặt khuyến khích thúc đẩy tín dụng sản xuất, mặt khác cũng làm cho doanh số cho vay trung, dài hạn không giảm nhiều trước những biến động của nền kinh tế.

- Ngân hàng Nhà Nước đã ban hành văn bản số 8844/NHNN-CSTT về hoạt động tín dụng của NHTM vào những tháng cuối năm 2011. Theo đó, các khoản cho vay để sửa chữa nhà, xây nhà được loại ra khỏi lĩnh vực phi sản xuất và được khuyến khích cho vay. Nhờ đó mà lãi suất cho vay mua, sửa chữa nhà cũng giảm hơn trước

Đến năm 2012, doanh số cho vay cá nhân trung, dài hạn giảm đột biến so với cùng kì năm trước đó, giảm 7,18%. Việc sụt giảm này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước hết, năm 2012 lượng vốn huy động trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ là 127.213 triệu đồng trong khi năm 2011 là 210.410 triệu đồng, tức là năm 2012 vốn huy động dài hạn giảm 83.197 triệu đồng tương đương 39,54% - mức giảm khá lớn. Chính vì thế ngân hàng khơng thể nào tăng mức cho vay trung, dài hạn. Nguyên nhân thứ hai là do, tình hình tăng trưởng tín dụng chung rất thấp, chỉ khoảng 5%, riêng Sacombank tăng trưởng tín dụng đạt 8% trong khi mục tiêu của cả năm là 17%. Có thể thấy ngân hàng đã đạt được những thành tựu nhất định khi hạn chế mức giảm doanh số cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân ở mức thấp nhất.

b) Doanh số cho vay theo loại hình

Doanh số cho vay tại Sacombank Cần Thơ được phân chia theo loại hình, bao gồm: vay kinh doanh, vay tiêu dùng, vay nông nghiệp và cho vay đặc thù Trong đó:

- Vay kinh doanh: bao gồm các khoản vay đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu

- Vay tiêu dùng: là các khoản vay nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, như: vay du học, mua nhà, mua xe, tiêu dùng, vay cầm cố giấy tờ có giá, vay chứng minh năng lực tài chính,…

- Vay nơng nghiệp: là các khoản vay nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp: nhu cầu mua cây, con giống, thanh tốn chi phí trong q trình sản xuất.

- Vay đặc thù: là các khoản cho vay cán bộ công nhân viên, vay tiểu thương chợ, vay thế chấp sổ,…

Hình 4.7 Cơ cấu doanh số cho vay cá nhân theo loại hình tại Sacombank Cần Thơ

Nguồn: Phịng Kế tốn – Hành chánh, Sacombank Cần Thơ

Xét về mặt cơ cấu ta thấy cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là vay thế chấp sổ, vay sản xuất kinh doanh, các loại hình vay khác như cho vay cán bộ cơng nhân viên, cho vay tiểu thương chợ và cho vay nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp hơn và tương đương nhau.

- Vay sản xuất kinh doanh: Loại hình này chiếm tỷ trọng tương đối trong cơ cấu cho vay cá nhân. Năm 2010 doanh số cho vay sản xuất kinh doanh đạt 11,77% đến năm 2011 tăng thêm 6,88 điểm phần trăm và đến năm 2012 tỷ trọng này là 15,82%. Nhìn chung doanh số cho vay đã có những bước phát triển trong giai đoạn 2010-2012, tăng cả về cơ cấu lẫn số lượng. Năm 2011 cho vay sản xuất kinh doanh tăng nhanh chóng với tỷ lệ cao lên đến 67,28% tương đương tăng 173.360 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng vượt bậc này là do ngân hàng chủ trương đẩy mạnh tín dụng cá nhân, đặc biệt theo Nghị Quyết 11 của Chính Phủ mở rộng cho vay vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Ngân hàng giành một phần vốn lớn để cho vay ưu đãi, lãi suất thấp đối với các hộ sản xuất kinh doanh. Tình hình chung trên địa bàn thành phố Cần Thơ các hộ tự doanh chiếm số đông nên nhu cầu vốn của họ rất lớn. Bên cạnh đó, ngồi việc hạ lãi suất, ngân hàng cũng khơng ngừng tìm kiếm khách hàng mới, cố

SXKD 15,82 % Tiêu dùng 27,93 % CB- CNV 15,83 % Tiểu thương 6,83% Thế chấp sổ 18,54 % Nông nghiệp 15,05 % Năm 2012 SXKD 11,77 % Tiêu dùng 21,47% CB- CNV 16,68% Tiểu thương 13,68% Thế chấp sổ 22,28% Nông nghiệp 14,13% Năm 2010 SXKD 18,65 % Tiêu dùng 33,74 % CB- CNV 11,36 % Tiểu thương 5,64% Thế chấp sổ 18,22 % Nơng nghiệp 12,39 % Năm 2011

gắng hồn thành thủ tục cho vay chính xác và nhanh chóng để đưa nguồn vốn đến tay người dân một cách nhanh nhất.

Năm 2012, doanh số cho vay sản xuất kinh doanh giảm 20,79% tương đương giảm 89.619 triệu đồng. Ngun nhân chính dẫn đến tình trạng này là do thời điểm này ngành thủy sản và xuất khẩu lúa gạo gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, hàng hóa sản xuất khơng tiêu thụ được. Nhiều hộ gia đình ni trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, cá tra, cá basa bị thua lỗ nặng dẫn đến phá sản nên họ không mở rộng sản xuất kinh doanh làm cho cầu tín dụng giảm. Tình hình biến động cụ thể của doanh số cho vay thể hiện ở Bảng 4.4 dưới đây

Một phần của tài liệu luận văn đại học phân tích hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thƣơng tín chi nhánh cần thơ (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)