.1 Cơ cấu nguồn vốn của Sacombank Cần Thơ

Một phần của tài liệu luận văn đại học phân tích hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thƣơng tín chi nhánh cần thơ (Trang 47 - 51)

Nguồn: Phịng Kế tốn – Hành chính Sacombank Cần Thơ.

Để hiểu rõ tình hình biến động nguồn vốn ta đi vào phân tích sự biến động của từng thành phần cấu thành nên nguồn vốn của ngân hàng.

Vốn huy động: Đây là nguồn vốn quan trọng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong

cơ cấu vốn của ngân hàng bởi so với các loại vốn khác trong nhóm nguồn vốn nợ thì vốn huy động được xem là nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Trong giai đoạn 2010 – 2012 nguồn vốn huy động của Sacombank Cần Thơ có nhiều biến động. Năm 2010, vốn huy động của Sacombank Cần Thơ đạt 1.054.451 triệu đồng đến năm 2011, sụt giảm còn 994.269 triệu đồng (khoảng 5,71%). Sự sụt giảm này xuất phát từ ba nguyên nhân chính:

- Ngân hàng Nhà Nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát đã làm cho lãi suất huy động bị sụt giảm (năm 2011 trần lãi suất huy động là 14%). Trong khi đó giá vàng trong nước lại chênh lệch so với giá vàng trên thế giới đến 3,3 triệu đồng tại thời điểm năm 2011 [13] nên sức hấp dẫn từ kênh đầu tư này mạnh hơn so với việc gửi ngân hàng. Ngồi ra, lãi suất ở thị trường tín dụng đen lúc nào cũng cao hơn so với lãi suất ngân hàng chính điều này đã khiến nhiều người bất chấp rủi ro đem tiền đầu tư vào thị trường này.

- Tâm lý người dân bị xao động trước tin sáp nhập của một số ngân hàng nhỏ nên họ không dám đem tiền gửi vào ngân hàng.

- Trên địa bàn thành phố Cần Thơ số lượng các tổ chức tín dụng khá nhiều (khoảng 30 tổ chức) do đó khơng tránh khỏi sự cạnh tranh trong công tác huy động vốn. Một số ngân hàng nhỏ, do cần vốn nên họ sẵn sàng huy động ở mức lãi suất cao hơn để có được khách hàng, do đó những khách hàng thường quan tâm đến lãi suất sẽ chuyển sang gửi tiền vào những ngân hàng đó

Năm 2012, nhờ những cố gắng, nỗ lực của ngân hàng mà nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng đáng kể. Cụ thể, số vốn huy động năm 2012 tăng 288.993 triệu đồng tương đương 29,07% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng khá cao 96,83% trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh. Xét cả về cơ cấu lẫn số vốn, thì năm 2012 vốn huy

3,17 % Năm 2012 70,24 % 27,79 % 1,97 % Năm 2010 72,75 % 25,31 % 1,94% Năm 2011 96,83 %

động của Sacombank Cần Thơ có những chuyển biến rất khả quan. Nguyên nhân là chủ yếu là do:

- Sacombank Cần Thơ có những chính sách ưu đãi nhằm thu hút tiền gửi trong nhân dân như: chương trình “Hè rộn ràng – ngàn quà tặng”, “Xuân đắc lộc – Tết phát tài”, “Chung một niềm vui”, các chương trình tri ân khách hàng,… với các giải thưởng hấp dẫn, giá trị cao. Ngân hàng cũng không ngừng điều chỉnh lãi suất huy động để phù hợp với tình hình thực tế

- Chi nhánh đã hết sức chú trọng đến mảng chăm sóc khách hàng, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất khi giao dịch với ngân hàng; đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động và chu đáo ln làm việc hết mình để hồn thành chỉ tiêu đề ra cùng với uy tín là một trong những ngân hàng lớn trên Việt Nam.

Ngoài ra, cũng cần kể đến các yếu tố khách quan bên ngồi, lạm phát dự tính sẽ giảm trong năm 2013, các kênh đầu tư khác như thị trường chứng khốn, bất động sản cịn khá ảm đạm, trong khi thị trường vàng, ngoại tệ lại biến động mạnh, khó kiểm sốt. Chính vì thế mà số lượng khách hàng giao dịch gửi tiền Sacombank Cần Thơ tăng lên.

Vốn điều chuyển: Đây là nguồn vốn mà Chi nhánh xin Hội sở điều chuyển nhằm bổ sung nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Vốn điều chuyển có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho chi nhánh một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều vốn điều chuyển từ tuyến trên sẽ khơng tốt cho chi nhánh vì chi phí cho việc sử dụng vốn này cao hơn vốn huy động tại đơn vị và phụ thuộc vào ngân hàng Hội sở.

Có thể thấy, lượng vốn điều chuyển đến của Sacombank Cần Thơ liên tục giảm trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010, vốn điều chuyển chiếm 27,79% trong cơ cấu nguồn vốn, con số tương đối cao, điều này cho thấy lượng vốn huy động vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay của ngân hàng nên cần thêm nguồn vốn từ Hội sở chuyển xuống. Năm 2011, vốn điều chuyển giảm 17,08% tương đương giảm 71.253 triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này chủ yếu là do sự sụt giảm của tín dụng, cụ thể là các khoản dư nợ cho vay nên ngân hàng không cần phải điều chuyển vốn đến nhiều để đáp ứng nhu cầu cho vay. Đặc biệt, trong năm 2012 chi nhánh không nhận vốn điều chuyển từ Hội sở mà điều chuyển ngược lại lên Hội sở 233.279 triệu đồng. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do, năm 2012 lượng vốn chi nhánh huy động được vượt quá mức dư nợ cho vay (vốn huy động năm 2012 đạt 1.283.262 triệu đồng, trong khi dư nợ chỉ ở mức 1.002.080 triệu đồng) nên chi nhánh phải điều chuyển lượng vốn dư thừa đó đi, nhằm đảm bảo khả năng sinh lời của dịng tiền. Có thể thấy, năm 2012 Sacombank Cần Thơ thừa thanh khoản, việc huy động vốn tăng cao so với tăng trưởng tín dụng xuất phát từ các nguyên nhân sau:

- Ngân hàng tăng cường huy động bởi việc thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư vào ngân hàng cũng sẽ giúp ngân hàng giảm vay từ các định chế tài chính khác để phần

nào giảm chi phí cho ngân hàng bởi lãi suất trên thị trường liên ngân hàng thường cao hơn lãi suất huy động vốn rất nhiều.

- Cầu tín dụng giảm, doanh số cho vay năm 2012 giảm mạnh so với những năm trước đó.

Vốn khác: nguồn vốn này bao gồm các quỹ dự phòng, vốn vay từ các tổ chức

tín dụng khác, vốn của chi nhánh, quỹ đầu tư phát triển, chênh lệch do đánh giá lại tài sản,… Nguồn vốn này của Sacombank Cần Thơ thường chiếm tỷ trọng rất thấp và ít biến động, vốn khác chiếm tỷ trọng khoảng 2% trong cơ cấu nguồn vốn và vẫn giữ nguyên mức này trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2011, lượng vốn này giảm 10,53% tương đương giảm 3.120 triệu đồng so với năm 2010; đến năm 2012 vốn khác tăng 7.876 triệu đồng (khoảng 29,71%). Sở dĩ có sự gia tăng đột biến này là do năm 2012 nợ xấu của chi nhánh tăng nhiều hơn so với năm 2011 nên đòi hỏi ngân hàng phải tăng nguồn quỹ dự phòng rủi ro, đồng thời việc đánh giá lại tài sản của ngân hàng cũng là một trong những nguyên nhân làm cho vốn khác của Sacombank Cần Thơ tăng lên.

4.2 Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Sacombank Cần Thơ Thơ

4.2.1. Sơ lược tình hình cho vay của chi nhánh trong giai đoạn 2010 – 2012

Bảng 4.2 Tình hình cho vay của Sacombank Cần Thơ

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phịng Kế tốn – Hành chánh, Sacombank Cần Thơ

- Doanh số cho vay: Doanh số cho vay thể hiện tổng số tiền mà ngân hàng đã

cho vay ra nền kinh tế trong một khoảng thời gian, đây cũng là chỉ tiêu thể hiện khả năng cấp tín dụng của ngân hàng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, doanh số cho vay phải

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 ST Tỷ lệ (%) ST Tỷ lệ (%) DS CHO VAY 4.524.146 4.434.112 3.888.517 (90,034) (1,99) (545,595) (12,30) Cá nhân 2.190.321 2.311.124 2.157.836 120.803 5,52 (153.288) (6,63) Doanh nghiệp 2.333.825 2.122.988 1.730.681 (210.837) (9,03) (392.307) (18,48) DS THU NỢ 4.192.655 4.530.877 4.206.965 338.222 8,07 (323.912) (7,15) Cá nhân 1.833.232 2.195.941 2.373.790 362.709 19,79 177.849 8,10 Doanh nghiệp 2.359.423 2.334.936 1.833.175 (24.487) (1,04) (501.761) (21,49) DƢ NỢ 1.417.293 1.320.528 1.002.080 (96.765) (6,83) (318.448) (24,12) Cá nhân 678.287 793.470 577.516 115.183 16,98 (215.954) (27,22) Doanh nghiệp 739.006 527.058 424.564 (211.948) (28,68) (102.494) (19,45) NỢ XẤU 6.906 3.796 9.543 (3.110) (45,03) 5.747 151,40 Cá nhân 1.975 958 1.334 (1.017) (51,49) 376 39,25 Doanh nghiệp 4.931 2.838 8.209 (2.093) (42,45) 5.371 189,25

được đặt trong mối quan hệ với doanh số thu nợ thì mới có khả năng đánh giá khoản vay của ngân hàng tốt hay xấu. Nếu doanh số cho vay tăng nhanh nhưng doanh số thu nợ lại giảm thì việc tăng trưởng trong doanh số cho vay chưa tốt đối với ngân hàng và khi đó sẽ làm tăng tình trạng nợ q hạn, nợ xấu ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Trong giai đoạn 2010-2012, doanh số cho vay của Sacombank Cần Thơ giảm liên tục, đây cũng là xu hướng chung đối với hầu hết các ngân hàng trước giai đoạn kinh tế biến động như hiện nay. Năm 2010, doanh số cho vay của Sacombank Cần Thơ đạt mức khoảng 4.524.146 triệu đồng. Tuy nhiên, con số này đã sụt giảm khoảng 1,99% ở năm 2011 đến năm 2012 giảm 12,30%. Sở dĩ doanh số cho vay của Sacombank Cần Thơ giảm liên tục như vậy là do sự tác động rất lớn của doanh số cho vay doanh nghiệp. Chính sự sụt giảm của doanh số cho vay doanh nghiệp đã kéo theo sự sụt giảm của toàn bộ doanh số cho vay của chi nhánh.

Năm 2010, cho vay doanh nghiệp đạt 2.333.825 triệu đồng đến năm 2011 doanh số cho vay giảm 9,03% tương đương giảm 210.837 triệu đồng, sang năm 2012 mức giảm gần gấp đôi (giảm 18,48% so với năm 2011, khoảng 392.307 triệu đồng). Nguyên nhân gây ra tình trạng sụt giảm liên tục này là do:

- Khủng hoảng kinh tế trong giai đoạn 2010-2012, hầu hết các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong cơng tác sản xuất kinh doanh, hàng tồn kho của doanh nghiệp còn quá nhiều nên vấn đề giải quyết hàng tồn được đặt lên hàng đầu chứ không phải mở rộng sản xuất.

- Việc hạn chế tăng trưởng tín dụng của NHNN, chủ trương tập trung cho vay lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong khi khách hàng mục tiêu của chi nhánh chủ yếu thuộc lĩnh vực dịch vụ, thương mại và kinh doanh tiêu dùng.

Doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân, có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2010, cho vay cá nhân của Sacombank Cần Thơ đạt mức 2.190.321 triệu đồng đến năm 2011, trong khi mặt bằng chung tín dụng ít tăng trưởng và cho vay doanh nghiệp giảm sút thì doanh số cho vay khách hàng cá nhân lại tăng, mức tăng đạt 5,52% tương đương 120.803 triệu đồng so với năm 2010.

Do Sacombank Cần Thơ đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích vay vốn tiêu dùng. Mở ra nhiều gói sản phẩm với thủ tục đơn giản, chi phí thấp như: cho vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên, cho vay tốc phát, cho vay hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp,… Đặc biệt là sản phẩm cho vay góp chợ, Sacombank là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của các tiểu thương chợ; các khoản vay này thường khơng lớn nhưng bù lại số lượng món vay rất nhiều, rủi ro cũng rất thấp.

Đến năm 2012, doanh số cho vay cá nhân bị sụt giảm khoảng 6,63% tương đương giảm 153.288 triệu đồng. Tuy mức sụt giảm không đáng kể nhưng nó phần nào ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của ngân hàng. Sở dĩ có sự sụt giảm này là lượng tiền

trong dân cư tương đối nhiều, nhìn vào bảng số liệu huy động vốn ta có thể thấy lượng vốn huy động năm 2012 tăng cao (hơn 29%). Điều đó chứng tỏ, lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư đang có nhiều, họ khơng cần phải vay thêm từ ngân hàng nữa. Ngoài ra, một số đối thủ cạnh tranh cũng đã bắt đầu tung ra các gói sản phẩm cho vay góp chợ tương tự Sacombank Cần Thơ nên lượng khách hàng của ngân hàng có phần bị sụt giảm.

Một phần của tài liệu luận văn đại học phân tích hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thƣơng tín chi nhánh cần thơ (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)