PHỤ LỤC: Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về dân chủ trong giáo dục Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử giáo dục Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trang 38 - 140)

1. Phụ lục 1: Giới thiệu bài phát biểu về năm nguyên tắc nền tảng trong giáo dục của Phó Thủ

tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân.

Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã thực hiện nhiều cải cách mạnh mẽ nhằm chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Theo lời của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân “Lãnh đạo ngành đã thảo

luận nhiều lần để chọn bước đi cho thích hợp. Cuối cùng thì lại trở lại một nguyên tắc giản dị: Con người là nhân tố quyết định của mọi vấn đề”. Theo Bộ trưởng, những cải cách hiện nay vẫn chưa

đem lại hiệu quả như mong muốn, nguyên nhân là do vẫn chưa thực hiện triệt để các nguyên tắc trong căn bản của giáo dục, đó là “Trật tự kỷ cương; Trung thực; Khách quan; Công bằng; Khuyến khích

sáng tạo và Hiệu quả”.

Để các nhà quản lý thấy được những vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính nền tảng cho quá trình phát triển giáo dục lâu dài, chúng tôi xin giới thiệu nguyên văn trả lời phỏng vấn Báo Giáo dục Thời đại của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện

Nhân về năm nguyên tắc cơ bản trong giáo dục, bài được đăng trên tạp chí Giáo dục thời đại tháng 01/2008.

“Việt Nam đã hình thành được hệ thống giáo dục và khoa học từ trong thời kỳ chiến tranh.

Trong suốt những năm qua, nhân tố không thể thiếu được trong sự tăng trưởng kinh tế liên tục của Việt Nam chính là con người. Con người Việt Nam – cũng chính là sản phẩm của nền GD Việt Nam - đã đủ sức thực hiện đổi mới kinh tế, đưa nền kinh tế từ bao cấp sang kinh tế thị trường; từ hệ thống kinh tế thuần tuý quốc doanh và tập thể sang hệ thống kinh tế nhiều thành phần; đưa Việt Nam từ một nước chủ yếu nhập khẩu sang xuất khẩu nhiều hàng hoá đứng trong “top 10” của thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn các dấu hiệu rất đáng lo ngại, đó là những yếu kém chậm được khắc phục, thậm chí có xu hướng gia tăng. Yếu kém về chất lượng giáo viên, chất lượng giáo dục, yếu kém về chất lượng đào tạo đại học, sau đại học; vi phạm trong công tác thi cử và bệnh thành tích. Chúng ta nhìn thấy các yếu kém đó và không thể yên tâm.

Câu hỏi là trong điều kiện không thể tăng nhanh ngân sách cho giáo dục thì làm cách nào để giải quyết được bài toán vừa nâng cao chất lượng GD phổ thông vừa nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp; vừa tăng quy mô giáo dục vừa nâng cao chất lượng nhưng với chi phí thấp. Cái khó nhất của ngành trong những năm gần đây chính là ở chỗ đó. Nếu có thời gian từ từ có thể làm được, nhưng ta đang trong thời kỳ hội nhập, áp lực đến ngay lập tức, không thể chậm trễ.

Lãnh đạo ngành đã thảo luận nhiều lần để chọn bước đi cho thích hợp. Cuối cùng thì lại trở lại một nguyên tắc giản dị: Con người là nhân tố quyết định của mọi vấn đề. Sự năng động và sự chịu trách nhiệm của con người là yếu tố quyết định. Nguồn lực có thể hạn chế, nhưng nếu con người có ý thức, phát huy sáng kiến, thì nguồn lực đó có thể đem lại kết quả cao. Nguồn lực hiện nay chưa đem lại hiệu quả cao, chính là vì sự vi phạm các nguyên tắc nền tảng của giáo dục. Đó là: Trật tự kỷ cương; Trung thực; Khách quan; Công bằng; Khuyến khích sáng tạo và Hiệu quả. Nếu đảm bảo

được 5 nguyên tắc này thì hệ thống giáo dục sẽ phát triển. Còn nếu làm ngược lại sẽ làm triệt tiêu sáng kiến, triệt tiêu động lực. Như vậy, không thể khác, để giáo dục phát triển thì phải khắc phục những vi phạm căn bản đó.

Khi ngành giáo dục làm cuộc vận động chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, dư luận xã hội cũng có những ý kiến cho rằng đấy là “chuyện nhỏ”, nhưng Lãnh đạo Bộ lại cho rằng đây là “chuyện rất lớn”, động chạm đến các nguyên tắc của giáo dục, tức là động chạm đến cái gốc của giáo dục. Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích đã đi ngược lại cả 5 nguyên tắc trật tự, kỷ cương, trung thực, khách quan, công bằng, khuyến khích sáng tạo và hiệu quả. Công khai vi phạm luật pháp, gian lận là công cụ “thành đạt”, người yếu kém được khen, học sinh học tốt, thầy cô dạy tốt thì không được động viên xứng đáng! Nguy hiểm ở đây là đánh giá sai thực tiễn thì đầu tư nguồn lực sai chỗ. Nỗ lực của ngành không giải quyết đúng các yếu kém cần giải quyết. Bệnh thành tích đã làm cho định hướng và nỗ lực sử dụng nguồn lực bị sai lạc. Đó chính là sự lãng phí lớn nguồn lực.

Ngành ta thực hiện cuộc vận động “Hai không” chính là hành động nhằm thiết lập lại những nguyên tắc của ngành, từ đó sẽ phát huy được ý thức và sáng tạo của những chủ thể trong quá trình phát triển. Nỗ lực không chỉ ở bậc phổ thông mà ở tất cả các bậc học.

Khi chúng ta tập trung giải quyết vấn đề tận gốc thì thực tiễn sẽ chỉ ra các công việc phải làm tiếp theo là gì. Vấn đề nổi cộm là vấn đề chất lượng giáo viên và vai trò của các thầy cô hiệu trưởng. Xuất hiện nhu cầu nâng cao chất lượng và chuẩn hoá giáo viên. Trước đây, vấn đề này chưa được làm quyết liệt, năm vừa rồi Bộ mới công bố chuẩn giáo viên mầm non, đang chuẩn bị công bố chuẩn giáo viên tiểu học và trung học. Việc này lẽ ra phải được làm sớm hơn, từ nhiều năm trước. Năm 2007, chúng ta đã khởi động một chương trình mới bồi dưỡng các thầy cô hiệu trưởng, năm 2008 sẽ thực hiện đánh giá hiệu trưởng các trường phổ thông qua ý kiến của các thầy cô giáo.

Trong giáo dục đại học chúng ta cũng cần phải chọn khâu đột phá cho phù hợp với đặc thù. Đó là, thực hiện việc cho vay để học và đào tạo phải đáp ứng nhu cầu xã hội. Cụ thể hoá yếu tố chất lượng và yếu tố động lực ở giáo dục đại học bằng: “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn và đào tạo

không theo nhu cầu xã hội”. Theo hướng này, năm 2007, Bộ đã tổ chức 4 hội thảo quốc gia về đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Đã có gần 150 thỏa thuận, hợp đồng đào tạo của các trường đại học, cao đẳng và các doanh nghiệp, các ngân hàng và các địa phương đã được ký kết. Chúng ta đã nhận thức rõ hơn là không chỉ nhà trường, mà cả 4 chủ thể là nhà trường, doanh nghiệp, nhà nước và sinh viên phải cùng nỗ lực và hợp tác thì mới nâng cao được chất lượng giáo dục đại học nhanh hơn và hiệu quả hơn. Để tạo điều kiện cho các sinh viên, học sinh học nghề đủ điều kiện được học song có hoàn cảnh gia đình khó khăn, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định triển khai hệ thống cho vay mới để học nghề, học đại học. Qua 4 tháng triển khai, đã có 600.000 học sinh, sinh viên được vay, với tổng số vốn cho vay được hơn 2.000 tỷ đồng. Đây là giải pháp có tính đột phá trong đổi mới cơ chế tài chính của giáo dục đại học.

Khi mới đặt ra yêu cầu chống tiêu cực trong thi cử, trong dư luận xã hội cũng có ý kiến không tin là làm được. Chúng ta đưa ra “Hai không” nhưng cũng rất lo. Bài học sâu sắc nhất trong năm học đầu tiên (2006- 2007) thực hiện “Hai không” là chúng ta đã nói cho học sinh hiểu, nói cho người dân đồng tình rằng cái rất cần sau 12 năm học không phải là tấm bằng tốt nghiệp mà là năng lực làm người. Sau một thời gian tuyên truyền, báo chí vào cuộc thì đã nhận được sự đồng tình của xã hội.

Chúng ta mới thi nghiêm túc được một năm học theo tinh thần của cuộc vận động “Hai không”. Mặc dù có thể nói là đã thi nghiêm túc hơn những năm trước nhiều, nhưng chưa phải hoàn toàn nghiêm túc (vì vẫn còn có nơi chưa thật nghiêm túc). Do đó năm nay phải làm nghiêm túc hơn nữa. Để chứng minh cho xã hội thấy chúng ta có thể thi cử nghiêm túc hơn, để năm sau nữa (2009) chỉ còn một kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và không còn thi quốc gia vào đại học nữa.

Một mối lo nữa là bệnh thành tích không chỉ là “bệnh” của người làm GD mà vẫn bị chi phối bởi những quan niệm chung. Chỉ riêng ngành giáo dục làm không được. Bộ đã tham mưu và Thủ tướng đã có Chỉ thị về khắc phục tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục. Lãnh đạo các địa phương đều ủng hộ phương châm là phải chống tiêu cực và bệnh thành tích, khi ngành giáo dục làm thì đã được các địa phương ủng hộ.

Năm học vừa qua chúng ta đã không đặt ra chỉ tiêu tỷ lệ tốt nghiệp và tỷ lệ khá giỏi nữa, nhưng chúng ta lại thành lập 7 cụm thi đua của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đặt mục tiêu trong 4 năm 2006- 2010 chống tiêu cực và bệnh thành tích trong GD, cho đến nay tôi cho rằng chúng ta đã đi đúng hướng. Nếu làm tốt 4 năm này, nền đạo đức trong ngành sẽ tiến sang một mốc mới. Đó là tiền đề để chúng ta bước các bước tiếp theo.

Có những vấn đề phát sinh trong năm đầu tiên, nhưng điều đó khiến chúng ta nhìn rõ hơn về thực trạng giáo dục Việt Nam. Một số nhà giáo vi phạm về đạo đức khiến chúng ta phải suy nghĩ và đau xót. Do đó, năm học này, có thêm yêu cầu là phải “Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo”, triển khai cuộc vận động trong ngành: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”.

Tất cả các chủ trương lớn của ngành phải xuất phát từ thực tiễn và được bàn bạc, quyết định tập thể. Sang 2008, chúng ta tiếp tục thi nghiêm túc và nói không với bệnh thành tích; xây dựng cơ chế khen thưởng công bằng; nâng cao năng lực sư phạm của GV. Phải tổ chức bồi dưỡng các hiệu trưởng, các “tư lệnh” trên “mặt trận” giáo dục và đào tạo cho ngang tầm trách nhiệm. Đến 2010, tất cả hiệu trưởng phổ thông cũng như đại học đều phải được bồi dưỡng với chương trình có yếu tố quốc tế trên cơ sở hợp tác với các nền giáo dục phát triển trên thế giới. Ngoài ra chúng ta cũng cần đánh giá các hiệu trưởng đúng mức hơn, trước mắt sẽ đột phá ở bậc phổ thông. Chỉ đạo chung là cuối năm, tất cả các hiệu trưởng đều được các giáo viên trong trường mình đánh giá. Nếu được chuẩn bị tốt thì đây là đánh giá công bằng nhất, góp phần hình thành đội ngũ hiệu trưởng của thời kỳ hội nhập.

Ở bậc đại học cũng sẽ thí điểm sinh viên đánh giá giảng viên. Thông qua đó sẽ khuyến khích được các thầy cô giáo ở các trường đại học không ngừng đổi mới. Sau một số năm tiến hành sinh viên đánh giá giảng viên, sẽ thực hiện đánh giá các hiệu trưởng đại học giữa nhiệm kỳ; làm tốt thì khẳng định làm tiếp, làm không tốt có thể thay sớm hơn nhằm đảm bảo trình độ quản lý ở các trường đại học phải tiên tiến. Trên cơ sở thiết lập nguyên tắc đạo đức trong ngành, trên cơ sở bồi dưỡng giảng viên,

trên cơ sở nâng cao trình độ quản lý của cơ sở, chúng ta sẽ xem lại phương thức quản lý tài chính của ngành, muốn sử dụng đồng tiền được tốt thì người quản lý tài chính cũng phải được bồi dưỡng; việc sử dụng ngân sách, kinh phí cũng phải được giám sát. Năm nay sẽ chuẩn bị cho việc đổi mới cơ chế tài chính của ngành, trong đó có phương án học phí mới.

Năm học 2008- 2009 sẽ triển khai chủ đề kép là: “Năm học ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới quản lý tài chính của ngành”. Chọn đây là năm học ứng dụng công nghệ thông tin, vì CNTT là một phương tiện có thể nâng cao hiệu quả GD với chi phí tương đối thấp. Còn đổi mới về quản lý tài chính của ngành là nhu cầu hết sức cấp bách để nâng cao chất lượng giáo dục và chăm lo đời sống các thầy cô giáo tốt hơn, để các thầy, cô phấn khởi, công tác tốt hơn.

Sau năm học 2008- 2009, chúng ta sẽ phải có những bước đi để tiếp tục đổi mới. Chẳng hạn, chuẩn bị triển khai đề án 13 năm đổi mới và nâng cao hiệu quả giảng dạy và sử dụng tiếng Anh. Tiếng Anh sẽ được đưa vào giảng dạy từ bậc tiểu học trong cả nước, theo lộ trình: đô thị đi trước, đồng bằng rồi mới tới miền núi. Phải làm sao để đến lớp 12, phấn đấu có ít nhất một môn được dạy bằng tiếng Anh. Tiếng Anh sẽ được sử dụng như một phương tiện để học tập chứ không chỉ để thi hay “trả nợ” bài nữa. Còn ở bậc đại học sẽ có yêu cầu là tốt nghiệp phải làm việc được trong môi trường tiếng Anh.

Mục tiêu chung là đến 2010, Việt Nam có một hệ thống giáo dục chuẩn; trật tự kỷ cương được nâng lên, chuẩn về hành vi đạo đức được khẳng định; chuẩn về giáo viên và hiệu trưởng được xác lập; nền tin học hoá được nâng lên một bước; yêu cầu về phát triển ngoại ngữ được thiết lập và có chương trình quốc gia và cơ chế tài chính đổi mới. Từ nay đến 2010 là quá trình xác lập lại những giá trị căn bản của giáo dục, đồng bộ hoá những yếu tố hiện đại, tạo nền tảng để phát triển nhanh hơn ở giai đoạn sau. 2011- 2020 là giai đoạn phát triển nhanh, nâng cao chất lượng và quốc tế hoá từng bước giáo dục Việt Nam.

Sứ mạng giáo dục thiêng liêng như vậy đang đặt trên vai các thầy cô giáo. Các thầy cô giáo không làm tốt tấm gương về đạo đức thì không thể tái tạo lại được đạo đức dân tộc. Đa số các thầy cô giáo thấy được trách nhiệm và vị trí thiêng liêng của giáo dục nên chúng ta phải tự hào, tiếp tục động viên nhau, trong ngành chăm sóc đời sống giáo viên tốt hơn (đặc biệt là giáo viên vùng sâu, vùng xa) để làm tốt sứ mạng của ngành. Còn nếu một số ít thầy cô thấy đòi hỏi ấy khắc khe quá, tự thấy không phù hợp thì có thể chuyển sang ngành khác, vẫn có thể đóng góp cho xã hội nhưng không phải ở vị trí thầy cô giáo. Như vậy sẽ giảm được đáng kể vi phạm đạo đức trong ngành. Tôi tin rằng với truyền thống người Việt Nam, nếu chúng ta trao đổi kỹ từ các cơ sở giáo dục thì cũng sớm khắc phục được vi phạm đạo đức nhà giáo.

Những việc chúng ta đang làm có sự đổi mới, song đều gắn với thực tiễn hiện tại. Chúng ta cần phải nhắc lại, phải trao đổi trong ngành và trong xã hội về vị trí thiêng liêng của giáo dục, vị trí thiêng liêng của thầy cô giáo. Ngành giáo dục là ngành quan trọng nhất để tái tạo con người Việt Nam về mặt văn hoá, lịch sử, nhân cách. Quá trình giáo dục là quá trình tái tạo dân tộc, không có giáo dục thì không có con người Việt Nam, không hiểu văn hoá, lịch sử thì sẽ không có lòng tự hào Việt Nam. Đó là hành trang, chỗ dựa để hội nhập. Mặt khác, giáo dục cũng là môi trường quan trọng nhất để chuẩn bị cho khả năng đổi mới của mỗi con người và của quốc gia.”

2. Phụ lục 2: Các vị Bộ trưởng phụ trách lĩnh vực giáo dục từ 2-9 -1945 đến nay

1. Bộ trưởng Vũ Đình Hòe

Ông sinh ngày 1-6-1912 tại Thanh Oai, Hà Đông (nay thuộc ngoại thành Hà Nội); là Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục từ tháng 9-1945 đến tháng 2-1946, sau đó chuyển sang làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp. [22]

Ông sinh ngày 25-12-1902 tại Lương Điền (nay là Thanh Xuân), Thanh Chương, Nghệ An; là

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử giáo dục Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trang 38 - 140)