KHÁI QUÁT HỆ THỐNG GIÁO DỤC NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử giáo dục Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trang 82 - 84)

Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được chuẩn hóa và thống nhất trên cả nước với đa số là các trường công lập. Sau thế chiến II, người Mỹ chiếm đóng tái cơ cấu hệ thống giáo của Nhật và hệ thống giáo dục hiện nay của Nhật bản áp dụng theo Luật giáo dục nhà trường với mô hình 6-3-3-4 (6 năm tiểu học, 3 năm THCS, 3 năm THPT và 4 năm đại học) gồm 9 năm giáo dục bắt buộc, trong đó 6 năm bắt buộc ở bậc tiểu học và 3 năm tại trường trung học cơ sở. Một năm học gồm 3 học kỳ bắt đầu từ tháng 4 năm trước và kết thúc vào tháng 3 năm sau với 1 kỳ nghỉ hè dài hạn và 2 kỳ nghỉ đông và xuân ngắn hạn. Sau khi hoàn tất chương trình giáo dục bắt buộc, học sinh Nhật Bản có thể tiếp tục học lên cấp 3 phổ thông hoặc chọn vào một trường trung học kỹ thuật để học nghề cụ thể.

Hệ thống giáo dục Nhật Bản được sửa đổi liên tục nhằm thực hiện hai ưu tiên là cưỡng bách giáo dục nhằm phổ cập hóa hệ thống giáo dục tiểu học và lập các loại trường dạy nghề cho thanh niên

đồng thời tổ chức đào tạo qua các khoá chuyên tu (nông, công, lâm, ngư nghiệp, thủy sản, dệt…) ở cấp trung học cơ sở. Hai ưu tiên này đã tạo ra những bước đi rất cơ bản trong việc hình thành lực lượng lao động có kỹ năng cao là người gánh vác kế hoạch phát triển chắc chắn cho chiến lược “kỹ

thuật lập quốc” của Nhật Bản. Hiện nay tỷ lệ học tiếp lên bậc trung học phổ thông đã đến mức 95-

97%. Tỷ lệ người biết chữ cao nhất trên thế giới cùng với tỷ lệ lực lượng lao động có trình độ văn hoá cao có thể được xem là một thành tựu đáng ngưỡng mộ của nền giáo dục Nhật Bản.

Giai đoạn đầu thành lập, hệ thống giáo dục ở Nhật có các trường đặc biệt dành cho người khuyết tật, chẳng hạn như trường dành cho trẻ mù, trường dành cho trẻ câm điếc, trẻ thiểu năng…Tuy nhiên, Luật giáo dục 2007 ra đời quy định việc thành lập loại hình trường dành chung cho tất cả học sinh có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt.

Sơ đồ hệ thống giáo dục Nhật Bản

1. Trường mầm non: Bậc mầm non dành cho trẻ từ 3 - 5 tuổi. Khoảng 58% trường mầm non là

trường tư thục. Giáo dục ở bậc này giúp trẻ định hình và phát triển trí tuệ và thể chất thông qua những chương trình học về mối quan hệ giữa người và người, môi trường, ngôn ngữ. Mặc dù giáo dục mầm non là không bắt buộc, chính phủ Nhật Bản khuyến khích tăng cường mở rộng và phát triển nhà trẻ, mẫu giáo nhằm tạo điều kiện cho các bà mẹ có thể yên tâm đi làm.

2. Trường tiểu học: Học sinh thường bắt đầu đi học lúc 6 tuổi và việc này được xem là sự kiện quan

trọng trong cuộc đời mỗi đứa trẻ. Đây cũng là giai đoạn đầu tiên của giáo dục bắt buộc đối với trẻ em Nhật Bản. Việc mặc đồng phục theo tiêu chuẩn là quy định tại hầu hết các trường học ở Nhật. Hầu hết các trường tiểu học là trường công, chỉ có khoảng 1% trường tiểu học tư và những trường này có chi phí rất cao.

3. Trường trung học cơ sở: Gồm các lớp 7, 8 và 9 dành cho trẻ từ 12-15. Không giống như ở bậc tiểu

học, học sinh bậc này học các môn khác nhau với các giáo viên chuyên ngành khác nhau. Chương trình học gồm các môn Tiếng Nhật, Khoa học Xã hội, Toán, Khoa học Tự nhiên, Âm nhạc, Giáo dục

Đạo đức, Nghệ thuật, Chăm sóc Sức khoẻ và Giáo dục Thể chất. Tất cả học sinh còn buộc phải học các môn công nghiệp và kinh tế gia đình. Sau khi hoàn thành cấp học này, học sinh có thể rời trường và tìm kiếm việc làm bên ngoài nhưng hầu hết học sinh đều tiếp tục học ở bậc học cao hơn.

4. Trường trung học: Học sinh phải trải qua kỳ thi tuyển sinh để vào bậc học này. Ngoài chương

trình học chính quy toàn thời gian, còn có những chương trình bán thời gian hoặc chương trình hàm thụ dành cho những công nhân trẻ có thể theo học chương trình một cách linh động, phù hợp với nhu cầu cá nhân. Trường trung học được chia làm 3 loại hình:

- Chương trình giáo dục phổ thông dành cho những học sinh muốn học cao lên bậc đại học hoặc đi làm mà không có định hướng nghề nào cụ thể.

- Chương trình giáo dục chuyên nghiệp dành cho những học sinh có định hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Những khoá học này giúp học sinh có thể đi chuyên sâu vào những lĩnh vực chuyên nghiệp như công nghiệp, nông nghiệp, kinh doanh, công nghiệp cá, kinh tế gia đình, điều dưỡng, giáo dục thể chất, âm nhạc, nghệ thuật, Tiếng Anh…

- Chương trình giáo dục kết hợp cung cấp những môn học và lĩnh vực đa dạng khác nhau của cả hai chương trình giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu, năng lực, sở thích, và định hướng nghề nghiệp khác nhau của mỗi học sinh.

5. Trường dành cho trẻ khuyết tật: được thiết kế cho trẻ em khuyết tật theo nhu cầu cá nhân của học

sinh. Trường bao gồm 4 cấp học từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trong đó giáo dục ở bậc tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc. Chương trình giáo dục đặc biệt có thể là những lớp học nhỏ tại trường với vài học sinh khuyết tật nhẹ, hoặc có thể là những lớp học tại bệnh viện được thiết kế dành riêng cho trẻ khuyết tật nặng.

6. Giáo dục đại học: có 2 loại hình là trường đại học (bao gồm đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ) và trường

cao đẳng. Khác với ở Mỹ là các trường nổi tiếng như Harvard, California, Princeton là những trường tư và có học phí rất cao, thì các trường có uy tín ở Nhật là những trường công và có học phí thấp hơn nhiều so với các trường tư nhân.

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử giáo dục Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w