QUẢN LÝ GIÁO DỤ CỞ PHÁP

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử giáo dục Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trang 97 - 98)

1. Phân cấp quản lý

Hệ thống quản lý giáo dục của Pháp là một hệ thống có tính tập trung rất cao. Chính quyền trung ương nắm giữ quyền lực cơ bản trong việc xây dựng và triển khai chính sách giáo dục và chương trình giáo dục quốc gia. Chính quyền trung ương cũng chịu trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo và trả lương cho giáo viên. Cơ quan giáo dục trung ương là Bộ Giáo dục quốc gia. Bộ trưởng Bộ Giáo dục quốc gia là một trong những người có vị trí cao nhất trong nội các chính phủ.

Các vùng được phân chia thành các khu vực giáo dục (académies), mỗi khu vực giáo dục gồm

một hoặc vài tỉnh/thành phố [42]. Lãnh thổ Pháp được chia thành 35 khu vực giáo dục, 26 khu vực trong số đó nằm ở đại lục Pháp và 9 khu vực nằm ở các lãnh thổ ngoài đại lục. Các khu vực giáo dục cũng phụ trách các trường của Pháp thuộc khu vực đó đóng ở nước ngoài. Ví dụ trường Trung học Pháp Charles de Gaulle ở London (Anh) lại thuộc quyền quản lý của khu vực giáo dục Lille (Pháp). Việc sắp xếp các khu vực giáo dục theo vùng địa lý nhưng lại không tương ứng với các đơn vị chính quyền thường xuyên gây ra các mâu thuẫn giữa các cơ quan quản lý giáo dục của khu vực với các cấp chính quyền địa phương.

Nhà nước cung cấp 2/3 tổng kinh phí cho hệ thống giáo dục, chủ yếu là để trả lương cho giáo viên, ngoài ra chi cho các hình thức hỗ trợ tài chính khác nhau như cấp học bổng cho học sinh, trợ cấp vào năm học mới, v.v. Luật Phân quyền năm 1982 và 1983 đã nâng cao đáng kể vai trò đối với giáo dục của các cấp chính quyền địa phương do dân bầu, tức là các hội đồng vùng, khu vực, và xã/phường. Hiện tại, những đơn vị này đóng góp khoảng 20% chi phí cho giáo dục. Mỗi cấp chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về một bậc trong hệ thống giáo dục. Xã/phường chịu trách nhiệm về việc xây dựng, cung cấp trang thiết bị và duy trì các trường tiểu học và mẫu giáo cũng như trả lương cho nhân viên không trực tiếp giảng dạy. Các khu vực chịu trách nhiệm về việc xây dựng, cung cấp trang thiết bị và duy trì các trường trung học cơ sở, và hỗ trợ tài chính cho việc đi lại đến trường. Các vùng có trách nhiệm tương tự như trên với các trường trung học phổ thông và tham gia lập kế hoạch cho hoạt động giáo dục như kế hoạch đào tạo của vùng, xúc tiến các chương trình đầu tư.

42 Khái niệm khu vực giáo dục ở Pháp khác với khái niệm khu vực hành chính. Nước Pháp có 35 khu vực giáo dục trong khi có 100 khu vực hành chính, cho nên mỗi khu vực giáo dục gồm một hay vài khu vực hành chính.

Cấp chính quyền địa phương Trường

Hội đồng xã phường/Mairie Trường tiểu học (bao gồm trường mẫu giáo) Hội đồng tỉnh/Conseil Général Trường trung học cơ sở

Phân cấp trách nhiệm hỗ trợ tài chính cho GD phổ thông của các cấp chính quyền địa phương

Trách nhiệm về quản lý hoạt động hàng ngày tại các trường được giao cho Hiệu trưởng. Chức danh của họ khác nhau tùy theo từng loại hình trường: Hiệu trưởng trường tiểu học là Directeur, Hiệu trưởng trường trung học cơ sở gọi là Principal và Hiệu trưởng trường trung học phổ thông gọi là

Proviseur. Hiệu trưởng có thể hoặc không tham gia giảng dạy, tùy thuộc vào sự bố trí ở địa phương.

Họ ngày càng thiên về vai trò là người quản lý nhiều hơn. Hiệu trưởng thực ra không có trách nhiệm về việc chỉ định đội ngũ nhân viên, mặc dù đang bắt đầu có những thay đổi về điều này.

2. Các hội đồng trong trường học

Tất cả các trường đều có Hội đồng trường, gồm các cán bộ quản lý, đại diện giáo viên, cha mẹ học sinh (đối với trường trung học có thêm đại diện học sinh). Ở trường mẫu giáo, Hội đồng này được gọi là Hội đồng nhà trường (Conseil d’école), trong khi ở trường trung học cơ sở và trung học phổ thông nó được gọi là Hội đồng quản lý (Conseil d’administration). Hội đồng trường có quyền giới hạn nhưng giữ vai trò cố vấn rất quan trọng. Hội đồng họp 3 lần trong một năm. Vai trò của Hội đồng trường ở trường trung học cơ sở và trung học phổ thông quan trọng hơn so với ở trường mẫu giáo. Hội đồng này thông qua ngân sách của trường, các nội quy và quy chế, các quy trình kỷ luật, và chi phí của một số dịch vụ nhất định. Chủ tịch Hội đồng trường là hiệu trưởng. Đại diện cha mẹ học sinh được bầu ra hàng năm thông qua bỏ phiếu kín trong số những cha mẹ có học sinh theo học ở trường.

Ở trường trung học còn có Hội đồng lớp để giải quyết các vấn đề liên quan đến học hành, đặc biệt là việc định hướng học tập cho từng học sinh và xét việc học sinh ở lại lớp. Cả học sinh và cha mẹ học sinh đều có đại diện trong hội đồng này.

Ngoài ra ở trường trung học còn có Hội đồng kỷ luật, giải quyết các trường hợp vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, liên quan đến việc cho nghỉ học tạm thời hay vĩnh viễn với một học sinh nào đó. Cả học sinh và cha mẹ học sinh đều có đại diện trong hội đồng này.

3. Quản lý giải quyết khiếu nại trong giáo dục ở Pháp

Ở Pháp, có một hệ thống về khiếu nại chính thức dành cho tất cả cha mẹ học sinh theo cơ chế trung gian hòa giải. Quy trình được áp dụng tùy theo mức độ, phụ thuộc vào bản chất của khiếu nại và bậc học của học sinh. Các cấp sẽ bao gồm Hiệu trưởng, Thanh tra giáo dục, cán bộ trung gian hòa giải về giáo dục. Nếu khiếu nại liên quan tới một quyết định do cơ quan giáo dục của tỉnh, vùng hoặc quốc gia ban hành thì khiếu nại sẽ chuyển tới cán bộ trung gian hòa giải cấp tương đương. Mặc dù quyết định của người hòa giải không gắn với cơ quan quản lý giáo dục, nhưng những tư vấn của họ nói chung sẽ được chấp thuận và làm theo. Ngoài việc sử dụng cơ chế trung gian hòa giải để giải quyết khiếu nại nêu trên, cũng có các biện pháp về pháp lý thông qua tòa án.

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử giáo dục Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trang 97 - 98)