SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NỀN GIÁO DỤC NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử giáo dục Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trang 80 - 82)

Nhật Bản – tiếng Nhật có nghĩa là “đất nước mặt trời mọc” – là quốc đảo nằm ở vùng Đông Á với dân số gần 128 triệu người [34]. Thể chế chính trị của Nhật Bản là nền Quân chủ lập hiến, đứng

đầu là Nhật hoàng cùng với Thủ tướng và quốc hội dân cử [35]. Là nước công nghiệp phát triển với mức sống cao, Nhật Bản đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu và đứng thứ sáu về nhập khẩu. Tuổi thọ trung bình của người Nhật cũng luôn được xếp cao nhất thế giới [36].

Nhật Bản có lịch sử lâu đời và trải qua nhiều thăng trầm. Chế độ phong kiến kéo dài từ thế kỷ 12 đến khoảng nửa thế kỷ 19, kết thúc bằng cuộc cải cách Thiên Hoàng Minh Trị vào năm 1868. Nhật Bản ký kết hoà ước với Mỹ, mở cửa, bãi bỏ chính sách bế quan toả cảng kéo dài suốt 200 năm để chuyển sang thời kỳ mới. Cuộc cải cách theo đường lối phương Tây về mọi mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự, công nghiệp…đã đưa Nhật Bản từ một quốc đảo biệt lập trở thành một cường quốc thế giới.

Tiếp sau sự thành công của cuộc cải cách là sự leo thang của chủ nghĩa quân phiệt với một loạt các hành động quân sự ở cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 như chiến tranh Nhật - Thanh, chiến tranh Nhật – Nga, chiến tranh xâm chiếm thuộc địa (trong đó có Đông Dương), chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ hai v.v… Mục tiêu của giáo dục giai đoạn này là nhằm phục vụ cho chiến tranh. Chủ nghĩa quân phiệt đã kết thúc sau chiến tranh thế giới thứ hai mở đầu cho một thời kỳ mới trong lịch sử Nhật Bản. Từ một nước thua trận và kiệt quệ sau chiến tranh, chỉ sau bốn thập kỷ, Nhật Bản đã trở thành siêu cường quốc với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Nền giáo dục Nhật Bản từ lâu đời chịu sự ảnh hưởng của Trung Hoa với những triết lý Khổng giáo, Phật giáo và tinh thần võ sĩ đạo (Samurai). Sau cải cách Minh Trị, Nhật Bản ra sức “hiện đại hóa” đất nước theo tư tưởng “Thoát Á nhập Âu”, tổ chức lại xã hội, cải cách nền giáo dục khoa bảng từ chương theo lối Khổng-Mạnh sang nền giáo dục tiên tiến lấy kinh nghiệm của Hoa kỳ và các nước phát triển Châu Âu. Một loạt các cải cách sau đó hướng đến giảm gánh nặng thi cử, tăng cường quốc tế hóa, phát triển công nghệ thông tin, và khoa học kỹ thuật cao, đa dạng hóa các loại hình giáo dục và khuyến khích học tập suốt đời. Những cải cách giáo dục ở Nhật Bản đã đi từ khuynh hướng “Hiện đại hoá” đến “Dân chủ hoá”, “Quốc tế hoá”, và “Toàn cầu hoá”. Các nhà xây dựng chính sách giáo

dục ở Nhật Bản cũng đã tìm cách đẩy mạnh việc hướng nghiệp-đào tạo dạy nghề cho lứa tuổi trung học cơ sở lẫn trung học phổ thông với nhiều phương cách linh hoạt nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội Nhật Bản một cách hợp lý nhất trong đường lối chiến lược “Kỹ thuật Lập

quốc”, nghĩa là dùng khoa học kỹ thuật để vươn tới, xây dựng một đất nước Nhật Bản hùng mạnh về

Kỹ thuật thay vì đường lối “Phú quốc Cường Binh” như thời “công nghiệp hoá” của Minh Trị Duy Tân. Những cải tiến chương trình đào tạo kỹ thuật có thể được xem xét dưới bối cảnh của 5 giai đoạn theo lộ trình phát triển kinh tế:

1. Thời kỳ tái thiết (1950-1960)

2-Thời kỳ phát triển tốc độ cao (1960-1974) 3-Thời kỳ kinh tế ổn định (1975-1979)

4-Thời kỳ quốc tế hoá nền kinh tế (1980-1995) 5-Thời kỳ “kinh tế tri thức” (1995-thế kỷ 21)

Trong nhiều thập kỷ qua, nền giáo dục Nhật Bản rất thu hút sự chú ý của cả thế giới vì rõ ràng giáo dục đã phát triển mạnh mẽ để góp phần quan trọng vào những thành công đáng ngạc nhiên về kinh tế và khoa học kỹ thuật. Có thể rút ra 8 đặc điểm nổi bật của giáo dục Nhật Bản là: 1) cả trẻ em và người lớn đều theo đuổi học vấn một cách nghiêm túc và hoàn chỉnh; 2) sự đẩy mạnh tư nhân hóa đối với giáo dục mầm non và giáo dục sau giai đoạn 9 năm bắt buộc; 3) ưu tiên giáo dục phổ thông theo một hệ thống thống nhất; 4) tăng cường sự tự chủ của người học trong cùng lớp

35 Thể chế này tồn tại từ hiến pháp năm 1947 đến nay. Trong thực tế, Nhật hoàng có quyền lực rất hạn chế, có vai trò như là người tập hợp đoàn kết dân tộc. Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ nắm quyền điều hành đất nước.

học theo hướng người đi trước hướng dẫn người đi sau; tính kỷ luật và tự giác trong học tập và làm việc là tố chất đặc biệt của người Nhật ; 5) rất ít người không phải gốc Nhật và người lớn tuổi theo học tại các trường; 6) thành tích học đại học cao và đồng nhất; 7) các kỳ thi tuyển sinh thống nhất được xem trọng để tuyển đầu vào có chất lượng ở cả bậc phổ thông và đại học 8) tự chủ trong quản lý trường học. Những đặc điểm này vừa có những ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm, tuy vậy không thể phủ nhận là những mặt ưu điểm đã được phát huy một cách có hiệu quả. Nhật Bản cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc khắc phục những nhược điểm trong hệ thống giáo dục cũng như vận dụng những tinh hoa của giáo dục quốc tế. Tuy nhiên, điều thú vị là những tinh hoa giáo dục của nước ngoài một khi đã được hòa nhập với văn hóa, giá trị và tư tưởng của người Nhật thì chúng còn thành công hơn ở chính các nước đó. Mặc dù nền kinh tế Nhật Bản có dấu hiệu chững lại ở cuối thế kỷ 20 và chỉ bắt đầu hồi phục đầu thế kỷ 21, “hiện tượng Nhật Bản” với những thành tựu rực rỡ về kinh tế, khoa học kỹ thuật và giáo dục vẫn đang dành được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới.

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử giáo dục Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trang 80 - 82)