NHỮNG CẢI CÁCH GIÁO DỤC GẦN ĐÂY

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử giáo dục Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trang 79 - 80)

1. Giáo dục công nghệ: vào cuối năm 2000, Chính phủ Malaysia tuyên bố rằng giáo dục công nghệ

và các ngành công nghiệp công nghệ cao sẽ đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế đất nước để trở thành một nền kinh tế tri thức. Điều này sẽ giải quyết "khoảng cách chênh lệch trong tiếp cận công nghệ thông tin” trong nước bằng cách thôi không chú trọng thúc đẩy các doanh nghiệp của cộng đồng người Mã Lai như trước đây. Vì mục đích này, chính phủ sẽ tập trung vào giáo dục để làm "phương tiện thực hiện lời hứa phát triển công dân nước mình trong thế kỷ 21". Trong thực tế, giáo dục và kinh tế đều nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các vùng đô thị và nông thôn. Việc chú trọng vào giáo dục và kinh tế công nghệ cao đã chuyển trọng tâm của chính phủ từ những doanh nghiệp thuộc chính sách bản địa hoặc chính sách Bumiputra sang việc ứng dụng công nghệ thông tin trên quy mô rộng lớn.

Chính phủ đã nỗ lực xây dựng chương trình cơ sở hạ tầng công nghệ được gọi là Siêu hành lang đa phương tiện (MSC). Vào cuối năm 1999, có 32 công ty được MSC phê duyệt , 33% trong số đó là các công ty phần mềm và 29% là các công ty hoạt động trong lĩnh vực thông tin đa phương tiện. Đồng thời, các công ty MSC cũng giúp tăng sản xuất của đất nước với con số ước tính là 20% trong một vài năm. Tuy nhiên, có ý kiến chỉ trích cho rằng MSC có lợi cho tầng lớp thượng lưu là các doanh nhân và nhà công nghiệp và để tầng lớp trung lưu, hạ lưu và dân cư vùng nông thôn nằm ngoài lợi ích này. Điều này đã được điều chỉnh thông qua chính sách mới. Năm 2001, kinh phí đã được cung cấp để trang bị máy tính trên một quy mô lớn, cung cấp máy tính cho tất cả các trường, xây dựng 167 trường học và 4 trường đại học mới và phân bổ 316 triệu đô la để đào tạo bồi dưỡng giáo viên cho các cơ sở giáo dục. Nếu tiếp tục đà như vậy, Malaysia sẽ đuổi kịp nước láng giềng Singapore trong nỗ lực giảm thiểu khoảng cách chênh lệch trong tiếp cận công nghệ thông tin trong nước.

2. Chiến lược giáo dục quốc gia

Chiến lược Giáo dục quốc gia giai đoạn 2006-2010 được ra đời năm 2006. Chiến lược này đặt ra một số mục tiêu như xây dựng chương trình mầm non quốc gia, xây dựng 100 phòng học mới cho học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt, nâng cao tỷ lệ các trường học một ca lên 90% đối với tiểu học và 70% đối với trung học phổ thông, giảm sĩ số lớp học từ 31 xuống còn 30 học sinh trong trường tiểu học và từ 32 xuống 30 học sinh trong trường phổ thông đến năm 2010. Chiến lược này cũng đưa ra con số thống kê về những yếu kém trong nền giáo dục. Theo Chiến lược, 10% trường tiểu học và 1,4% trường phổ thông không đựơc cung cấp điện đủ 24 tiếng trong ngày, 20% trường tiểu học và 3,4% trường phổ thông không có nguồn cung cấp nước công, 78% trường tiểu học và 42% trường phổ thông được xây dựng trên 30 năm và cần nâng cấp. Chiến lược cũng cho thấy có 4,4% học sinh tiểu học và 0,8% học sinh phổ thông chưa làm chủ được ba kỹ năng (đọc, viết, làm toán). Tỷ lệ bỏ học ở trường phổ thông là 9,3% đối với vùng đô thị và 16,7% ở nông thôn.

3. Sáng kiến trường học thông minh

Bắt đầu năm 1999, Malaysia xây dựng tầm nhìn phát triển Trường học Tương lai. Ý tưởng này, còn gọi là Trường học thông minh, chứa đựng những sáng kiến về CNTT-TT. Mục đích của những

sáng kiến này là đưa 10.000 trường trên toàn quốc trở thành trường "thông minh" vào năm 2010. Trong năm 2006, Bộ Giáo dục Malaysia đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động về "Giải pháp tích hợp trường thông minh" (SSIS). Nghiên cứu đưa ra kết luận rằng việc sử dụng CNTT-TT trong dạy và học không còn là một xu hướng nên theo mà là sự cấp thiết. Để làm được điều này, đòi hỏi:

 Cả giáo viên và học sinh phải có kiến thức tốt về CNTT-TT.

 Sử dụng CNTT-TT trong dạy học và tích hợp CNTT-TT vào các phương pháp dạy và học, bao gồm các công cụ đánh giá bằng CNTT.

 Quản lý sự thay đổi và xây dựng cơ chế khen thưởng, chẳng hạn "Phần thưởng Trường học ứng dụng CNTT-TT tốt nhất".

 Nâng cao trình độ tiếng Anh của học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả trao đổi thông tin với các nước khác và nhằm sử dụng Internet tốt hơn.

 Liên tục thực hiện các chiến dịch tuyên truyền và thông tin đại chúng nhằm thể chế hoá sáng kiến Trường thông minh.

 Xây dựng các chiến lược tự học dùng CNTT và các công cụ tự đánh giá.

 Cách tiếp cận dịch vụ nhằm tối ưu hoá năng lực quản lý tài sản CNTT-TT của Bộ Giáo dục. Dự án Trường thông minh đã xây dựng một bộ Chuẩn Chất lượng Trường thông minh (SSQS) được dùng để đánh giá và xếp hạng trường thông minh. Những chỉ số chính đánh giá hiệu quả (KPIs) được xác định trong các điều tra hàng năm và các chuyến thăm trường thường xuyên. Báo cáo đánh giá sau đó đề ra những chỉ tiêu mới và khả thi cho giai đoạn tiếp theo.

Tài liệu tham khảo

[1] Andressen, C. (1993) Educational Refugees: Malaysian Students in Australia. Monash Papers on Southeast Asia no. 29. Melbourne, Australia: Monash University Press.

[2] Chee, T. S. (1979) "Issues in Malaysian Education: Past, Present, and Future." Journal of Southeast Asian Studies 10, 2 (September): 321–350.

[3]Karthigesu, R. (1986) "Distribution of Opportunities in Tertiary Education in Malaysia: A Review of the Fifth Malaysia Plan." Educators and Education: Journal of the School of Educational Studies, Universiti Sains Malaysia 8, 34– 47.

[4] Koh, Lay Chin (Jan. 17, 2007). National unity and racial threats. New Straits Times.

[5] Loh, P. F. S. (1974) "A Review of the Educational Developments in the Federated Malay States to 1939."

Journal of Southeast Asian Studies 5, 2 (September): 225–238.

[6] Tan, Peter K. W. (2005), The medium-of-instruction debate in Malaysia: English as a Malaysian language?,

Problems & Language Planning 29: 1, pp. 47-66

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử giáo dục Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trang 79 - 80)