1. Nhà trẻ
Mỗi địa phương đều có nhà trẻ cho trẻ dưới 3 tuổi. Nhà trẻ thường được quản lý bởi chính quyền xã/phường; một số nhà trẻ được quản lý bởi các tổ chức phi lợi nhuận được cấp phép, một số là các hộ gia đình nhận giữ trẻ tại nhà. Ở nhiều địa phương, trẻ chỉ có thể được nhận vào các nhà trẻ nếu cả hai bố mẹ đều đang đi làm bởi vì số lượng hạn chế. Mức độ dịch vụ trong các nhà trẻ rất khác nhau, một số nhà trẻ nhận trông trẻ cả ngày, nhưng nhiều nhà trẻ chỉ trông trẻ nửa ngày. Phần lớn chi phí đã được bao cấp bởi chính quyền xã/phường; phụ huynh phải đóng một khoản tiền nhỏ cho các dịch vụ của nhà trẻ; mức đóng góp của phụ huynh tùy thuộc vào mức thu nhập của họ.
Trường mầm non: Trường mầm non thường gắn liền với trường tiểu học ở địa phương, một vài
địa phương có thể phối hợp với nhau để xây dựng trường mầm non riêng. Học sinh được nhập học vào trường theo địa bàn tuyển sinh qui định theo vùng địa lý. Học sinh ngoài địa bàn tuyển sinh đòi hỏi phải có giấy phép chấp nhận của chính quyền địa phương. Việc nhập học cho học sinh được tổ chức thông qua chính quyền xã/phường và sau đó thông qua trường. Quy trình này gọi là quy trình ghi danh vào trường mầm non (Inscription à l’école maternelle).
Sơ đồ hệ thống giáo dục phổ thông của Pháp
Trường tiểu học: Pháp có 60.000 trường tiểu học, cung cấp giáo dục chính qui cho học sinh học
bậc tiểu học trong 5 năm. Trẻ theo học trường tiểu học từ năm lên 6 tuổi. Trẻ nhỏ tuổi hơn cũng có thể được nhập học nếu nhà trường xét thấy có khả năng theo học và nếu trường còn chỗ. Trẻ được học các kĩ năng cơ bản trong 3 năm đầu tiên (gồm lớp dự bị - CP và các lớp sơ cấp 1,2 – CE 1,2), sau đó học giai đoạn tiếp theo (các lớp trung cấp 1,2 – CM 1,2) cho đến khi kết thúc bậc tiểu học. Như vậy không có tên gọi các lớp 1, 2, 3, 4, 5 như hầu hết các nước trên thế giới. Phần lớn các trường học trong 4 ngày, nghỉ ngày thứ tư. Từ năm 2008, học sinh tiểu học không phải đi học vào sáng thứ bảy, trước đó đây là nét rất đặc trưng của giáo dục Pháp so với các nước phương Tây.
Giống như trường mầm non, học sinh nhập học vào các trường theo địa bàn tuyển sinh quy định theo vùng địa lý. Cha mẹ nếu muốn cho con học ở một trường khác không thuộc địa bàn tuyển sinh này phải có lý do chính đáng và được chính quyền địa phương cả nơi đi và nơi đến chấp thuận nếu xét thấy bố hoặc mẹ hoặc cả hai bố mẹ đi làm ở ngoài địa bàn và gặp khó khăn trong việc đưa đón con. Chính quyền địa phương cũng có trách nhiệm đồng ý cho trẻ sang học ở địa bàn khác nếu trẻ có nhu cầu được chăm sóc y tế thường xuyên mà nhu cầu này chỉ có thể đáp ứng được ở địa bàn khác, hoặc nếu anh, chị, em của trẻ trong cùng năm học đang theo học ở trường của địa bàn đó.
3. Giáo dục trung học
Giáo dục trung học được chia thành hai giai đoạn liên tiếp thường gọi là các chu kỳ. Chu kỳ đầu
tương đương đương với trung học cơ sở (học ở trường collège), chu kỳ thứ hai tương đương với trung học phổ thông (học ở trường Lycée). Có một số điểm đáng lưu ý về hệ thống trường học ở Pháp khác với hầu hết các nước trên thế giới. Thứ nhất, tên gọi lớp học giảm dần khi càng lên cao; cụ thể thứ tự và tên gọi các lớp là đệ lục, đệ ngũ, đệ tứ, đệ tam, đệ nhị, đệ nhất và lớp cuối cấp [43] (tương đương với các lớp 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12). Thứ hai, bậc trung học phổ thông đã được phân ban theo chuyên ngành, do vậy tùy vào chuyên ngành, học sinh sẽ lấy bằng tú tài khoa học (Bac S), bằng tú tài văn chương (Bac L), hay bằng tú tài đại cương (Bac G), [44]. Cách thức này giúp học sinh định hướng rõ ràng cho bậc đại học hoặc có đủ kỹ năng đi làm việc sau khi tốt nghiệp tú tài nếu không có năng lực về học vấn.
Học sinh không phải lúc nào cũng có quyền tự do lựa chọn loại hình trường trung học hay chuyên ngành cho mình. Khi kết thúc năm cuối cùng của trường trung học cơ sở, hội đồng lớp sẽ tiến hành đánh giá khả năng, năng khiếu và động cơ học tập của học sinh. Báo cáo này sẽ đề xuất về loại hình giáo dục trung học phổ thông mà họ cho là phù hợp nhất với trẻ. Mong muốn của phụ huynh học sinh được xem xét trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu không có sự thống nhất giữa hội đồng lớp và mong muốn của phụ huynh học sinh, hiệu trưởng nhà trường là người đưa ra quyết định cuối cùng.
Đại đa số học sinh theo học tại các trường công dưới sự giám sát của Bộ Giáo dục quốc gia. Tuy vậy, có khoảng 100.000 học sinh thuộc các dạng khuyết tật học ở những trường chuyên biệt dưới sự hỗ trợ của Bộ Y tế, và 200.000 học sinh theo học ở các trường trung học nông nghiệp (các khoá đào tạo nghề và dạy kĩ thuật). Ngoài ra, khoảng 300.000 học sinh khác từ 16 tuổi trở lên trải qua các lớp học việc (thông qua các hợp đồng lao động). Kể từ cuộc cải cách năm 1987, hình thức học việc như vậy có thể trang bị cho học sinh các loại bằng nghề khác nhau [45].
Trường tư cũng được đặt dưới sự quản lý một phần của Bộ Giáo dục quốc gia. Các trường tư của Pháp tiếp nhận khoảng 15% học sinh tiểu học và 20% học sinh ở bậc trung học. Tỷ lệ này luôn ổn
43Do ảnh hưởng của giáo dục Pháp, trước năm 1975 ở miền Nam nước ta có cách gọi các lớp giống như của Pháp.
44 Du học sinh các nước như Việt Nam khi làm hồ sơ học đại học tại Pháp thường khai là có bằng tú tài đại cương - Bac G
định trong các thập kỷ qua. Phần lớn các trường tư là trường Thiên chúa giáo. Các trường này ký hợp đồng với Nhà nước để chịu trách nhiệm về lương cho cán bộ nhân viên ngoài các khoản khác do nhà nước hỗ trợ, cho nên học phí được thu ở mức độ vừa phải so với chuẩn của hầu hết các nước khác. Đối với các trường tư không có các hợp đồng như vậy (tiếp nhận khoảng 50000 học sinh), người học phải đóng học phí rất cao, ngang với các nước châu Âu khác. Gần đây trường tư đã trở nên phổ biến hơn, và tình trạng cầu vượt quá cung được thấy ở nhiều khu vực thành phố của Pháp, đặc biệt đáng chú ý ở Paris và các khu vực phía Nam, nơi tập trung các trường trung học phổ thông tư thục tốt nhất. Trường tư có cùng chương trình học như trường công và cũng phải chịu các qui định thanh tra của chính phủ như trường công. Giáo viên ở trường tư không nhất thiết phải có trình độ như trình độ yêu cầu đối với giáo viên trường công, tuy nhiên, chuẩn giảng dạy không được thấp quá.
Song song với hệ thống trường học thông thường còn có các chương trình lớp đặc biệt hoặc lớp
ghép thường được lồng ghép vào các trường tiểu học và trường trung học. Những chương trình như
vậy bao gồm các lớp có chức năng như cầu nối đưa trẻ khuyết tật trở lại với hệ thống trường học thông thường (CLIS) và các lớp ghép giữa giáo dục phổ thông và giáo dục hướng nghiệp (SEGPA) được thiết kế dành cho các thanh thiếu niên gặp khó khăn trong học tập do các vấn đề về tâm lý, tình cảm hoặc hành vi ứng xử và cho những học sinh chậm tiếp thu. Ở các trường giáo dục đặc biệt dưới sự hỗ trợ của Bộ Y tế cũng có các chương trình như vậy. Mục đích của nó là giúp số học sinh này (chiếm khoảng 5% số học sinh trong mỗi nhóm lứa tuổi) đạt được mức độ kĩ năng tối thiểu, tức là được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (CAP) theo đó sẽ được vào học các chương trình đào tạo kỹ năng nghề đặc biệt.
3.1. Trường trung học cơ sở
Từ 11 đến 15 tuổi trẻ học ở trường trung học cơ sở (collège) gồm 4 lớp: đệ lục (lớp nhập môn),
đệ ngũ và đệ tứ (các lớp trung), đệ tam (lớp định hướng). Kể từ năm 1975, chỉ có duy nhất một loại hình trường trung học cơ sở đại trà dành cho tất cả học sinh thuộc mọi khả năng bất kể kết quả học tập đạt được ở mức độ nào.
Chương trình giáo dục trung học cơ sở gồm các môn: tiếng Pháp, toán, vật lý, hóa học, lịch sử - địa lí, giáo dục công dân, khoa học sự sống và trái đất, kĩ thuật, nghệ thuật tạo hình, nhạc, và thể dục thể thao. Hiện nay, lớp đệ tam (năm cuối cấp trung học cơ sở) là thời điểm đầu tiên mà học sinh được lựa chọn một số môn mà các em muốn học và định hướng chương trình mà các em muốn theo. Riêng với môn ngoại ngữ, các em đã phải chọn một ngoại ngữ ngay từ lớp đệ lục và một ngoại ngữ nữa trong lớp đệ tứ. Kết thúc bậc học THCS học sinh phải tham gia một kỳ thi toàn quốc để được cấp “Bằng tốt nghiệp chu kỳ đầu - BEPC” [46].
Phụ huynh thường mong muốn gửi con mình đến trường trong địa bàn tuyển sinh, mặc dù họ có thể gửi con mình đến trường ngoài địa bàn nếu vẫn còn chỗ và kèm theo đơn xin học vào trường ngoài địa bàn. Đơn này sau đó sẽ được xem xét bởi cán bộ địa phương với quyết định cuối cùng thuộc về Cơ quan quản lý giáo dục sau khi xem xét về số lượng và các lý do thỏa đáng.
3.2. Trường trung học phổ thông
Từ 16 đến 18 tuổi trẻ học ở trường THPT. Sau lớp đệ tam, các em tiếp tục chuyển lên học hoặc
là ở trường THPT đại cương và công nghệ gồm các lớp đệ nhị, đệ nhất và lớp cuối cấp hoặc là trường THPT nghề.
Những học sinh mong muốn tiếp tục học đại học sẽ theo học trường THPT đại cương và công nghệ và thường tốt nghiệp ở tuổi 18. Mảng đào tạo đại cương gồm 3 ngành: Kinh tế và xã hội (toán, khoa học kinh tế và xã hội, ngôn ngữ), Văn học (văn chương cơ bản, văn chương và ngôn ngữ, văn chương và nghệ thuật , văn chương và toán học), và Khoa học (toán, lí, hoá , khoa học sự sống và trái đất, kĩ thuật công nghiệp). Mảng đào tạo công nghệ gồm 8 ngành: Khoa học kĩ thuật thực hành, Khoa học kĩ thuật công nghiệp, Khoa học kĩ thuật quản lí, Khoa học kĩ thuật y tế và xã hội, Kĩ thuật nhạc và
múa, Ngành khách sạn, Khoa học kĩ thuật nông học và sinh vật, và Khoa học kĩ thuật môi trường. Những học sinh này sẽ lấy bằng tú tài theo chuyên ngành mà theo đó chúng có thể học lên đại học, học lấy bằng cao đẳng kỹ thuật (Brevet de Technicien Supérieur - BTS) hoặc bằng kỹ nghệ (Diplôme
de Métiers d’Art - DMA).
Còn những học sinh muốn đi làm ngay sau khi ra trường sẽ học trường THPT nghề. Những học sinh học lấy Chứng chỉ khả năng chuyên môn (CAP) hoặc Chứng chỉ nghề (BEP) sẽ chỉ học trong 2 năm (từ 15 đến 17 tuổi, tương đương với lớp đệ nhị và đệ nhất). Những học sinh này nếu tiếp tục học hai năm nữa sẽ lấy Bằng tú tài nghề (BP). Như vậy, khác với ngạch THPT đại cương và công nghệ, học sinh học ở ngạch này sẽ thường lấy bằng tú tài ở tuổi 19. Kể từ năm 1985, những học sinh sau khi lấy bằng tú tài nghề có thể học lên bậc đại học trong khuôn khổ đào tạo nghề.
Ngoài ra còn có các trung tâm học việc gọi là Trung tâm đào tạo nghề (CFA), mặc dù không thuộc hệ thống trường trung học nhưng cũng là một phần của giáo dục phổ thông.
Chính phủ đang nỗ lực để cải thiện vị thế của trường THPT nghề và tăng số lượng học sinh học việc. Đây là một phần của chiến lược giảm tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên và bổ sung sự thiếu hụt lao động trong một số ngành. Chiến lược này đang tạo ra sự hiệu quả nhất định khi số học sinh theo học nghề ngày càng tăng. Một số trường trung học đã được đổi tên thành Trường trung học nghề (Lycée de Metiers) để thể hiện vị trí nâng cao của chúng, thể hiện mong muốn của chính phủ về tính linh hoạt hơn trong hệ thống trường trung học phổ thông, và để tạo nhiều cơ hội đào tạo và đào tạo lại cho người lớn.
Kết thúc bậc học học THPT học sinh phải tham gia một kỳ thi tú tài toàn quốc để được cấp bằng tú tài, một điều kiện tiên quyết để học lên cao đẳng hoặc đại học.
4. Giáo dục Đại học
Giáo dục đại học của Pháp gồm chương trình cử nhân 3 năm, chương trình thạc sỹ 2 năm và chương trình tiến sỹ 3 năm. Có 2 loại bằng thạc sỹ: Thạc sĩ nghiên cứu dành cho những người hướng vào mục đích nghiên cứu giảng dạy và Thạc sĩ chuyên ngành dành cho những người muốn học chuyên sâu hơn để làm việc trong các chuyên ngành khác nhau. Kết quả của kỳ thi tú tài là cơ sở để xét tuyển sinh đại học, cho nên học sinh Pháp không phải qua kỳ thi tuyển sinh đại học. Đối với sinh viên quốc tế, việc tuyển sinh thông qua kỳ thi kiểm tra tiếng Pháp và xét duyệt hồ sơ. Các trường công lập được nhà nước hỗ trợ tiền học phí cho sinh viên nên mức học phí chỉ vào khoảng từ 200 đến 400 euro một năm. Các trường tư thục có học phí thường từ 4000 euro trở lên một năm.
Không giống như hệ thống trường đại học ở hầu hết các nước phương Tây, giáo dục đại học của Pháp có một hệ thống kép gồm các trường đại học và các trường lớn (Grandes Ecoles).
Hệ thống các trường đại học gồm hai loại: các trường tổng hợp và các học viện kỹ thuật. Các học viện kỹ thuật gồm: các viện đại học chuyên nghiệp (Instituts Universitaires Professionnalisés), các viện đại học công nghệ (Instituts Universitaires de Technologique), các trường đào tạo khoa học ứng dụng (Instituts Nationnaux des Sciences Appliquées), các trường cấp bằng kỹ thuật cao cấp (Brevet de Technicien Supérieur).
Hệ thống các trường lớn là nét rất đặc trưng của giáo dục đại học ở Pháp. Đây là các trường chuyên ngành tuyển đầu vào rất giới hạn so với các trường đại học khác và đào tạo ra đội ngũ trí thức chất lượng cao cho nhà nước. Ở các trường này, sinh viên phải học hai năm dự bị và sau đó phải vượt qua một kỳ thi rất cạnh tranh. Nếu không vượt qua kỳ thi, sinh viên phải chuyển sang học năm ba tại các trường đại học tổng hợp hoặc học viện kỹ thuật để lấy bằng cử nhân. Sinh viên tốt nghiệp trường
lớn có bằng cấp giá trị hơn cả bằng Thạc sĩ ở các đại học khác. Hệ thống các trường này bao gồm: các
trường kỹ sư (Écoles d'Ingénieur), các trường quản lý (Écoles de Gestion), các trường sư phạm (Ecole
Normale Supérieure), các trường hành chính quốc gia (Ecole Nationale d'Administration), các viện
nghiên cứu chính trị (Institut d'Études Politiques), các trường thú y quốc gia (Ecoles Nationales
gia được trả lương và đương nhiên họ phải có trách nhiệm phục vụ theo phân công của nhà nước sau khi ra trường.
Hệ thống giáo dục đại học của Pháp