NHỮNG CẢI CÁCH GIÁO DỤ CỞ NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử giáo dục Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trang 85 - 89)

1. Nâng cao đào tạo nghề kỹ thuật

Luật “Khuyến khích đào tạo nghề” được ban hành vào năm 1951 đã tạo bước chuyển mạnh mẽ trong vấn đề đào tạo nguồn lao động có kỹ năng cao. Thông qua Bộ Giáo dục, Chính phủ xúc tiến các chương trình đào tạo công nghệ, và khuyến khích chính quyền địa phương hỗ trợ cho công tác này. Các ngành nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, thương mại và kinh tế gia đình được chính thức đưa vào chương trình trung học (cấp 3). Các môn đào tạo kỹ thuật được đưa vào chương trình cấp 2 nhằm giúp học sinh nắm các kỹ năng cơ bản thông qua kinh nghiệm sáng tạo/sản xuất, am hiểu công nghệ hiện đại, và thúc đẩy những hiểu biết và thái độ cần thiết để ứng dụng. Mục tiêu của chương trình này giúp học sinh nâng cao:

- Kinh nghiệm về thiết kế và thực hành, nuôi dưỡng các kỹ năng thuyết trình, sáng tạo, và những thái độ hợp lý trong khi giải quyết sự việc.

- Kinh nghiệm sản xuất/điều hành máy móc/thiết bị, giúp học sinh hiểu mối quan hệ mật thiết giữa công nghệ và cuộc sống, và nuôi dưỡng mối quan tâm phát triển công nghệ và ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Nội dung chủ yếu bao gồm thiết kế và đồ hoạ; chế biến gỗ và nghề kim loại; máy móc, điện tử, và chăn nuôi trồng trọt… Chương trình đào tạo công nghệ được phân phối với tổng số 105 giờ trong mỗi cấp lớp ở trường cấp 2 cơ sở.

Chính phủ trợ cấp các trường trung học phổ thông (trường tư) gần một phần ba ngân sách dành cho đào tạo dạy nghề kỹ thuật và các trang thiết bị. Hầu hết các trường phổ thông trung học tại Nhật Bản cung cấp các chương trình lý thuyết nhằm chuẩn bị cho học sinh bước lên bậc học cao hơn. Giáo viên dạy nghề tại các trường trung học phổ thông quốc gia và trường công được lĩnh thêm trợ cấp hàng tháng bằng 10% lương theo Luật trợ cấp đào tạo nghề năm 1957, tức là cao hơn mức lương của công chức cùng ngạch ở ngành nghề khác.

Năm 1961, Nhật Bản thay đổi qui định hệ thống giáo dục dạy nghề trong Luật giáo dục, cho phép lập “trường cao đẳng chuyên nghiệp” với học trình 5 năm (gồm 3 năm trung học phổ thông và 2 năm chuyên tu) cùng tồn tại song song với trường dạy nghề đã có. Năm 1975, để đáp ứng yêu cầu nhân lực, Bộ Giáo dục Nhật Bản cho phép thành lập trường “chuyên tu kỹ thuật” gọn nhẹ và tập trung đào tạo cán sự kỹ thuật nhằm bổ sung cho hệ thống “đại học ngắn hạn”(2-3 năm) hay hệ thống đại học chính qui với học trình 4 năm. Mục đích là để giảm bớt sức ép tranh nhau thi vào cửa hẹp của đại học do nhân khẩu trưởng thành tăng đột biến (“baby boom” sau thế chiến thứ hai), và tạo cơ hội cho những học sinh bị rớt trong các kỳ thi tuyển vào đại học vào trường dạy nghề với thời gian học ngắn hơn.

Như vậy, có thể hiểu, trước khi nền kinh tế tri thức được xác lập vào những năm cuối thập kỷ 1990, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (cưỡng bách) có thể vào đi vào học trường “cao đẳng kỹ

thuật ”(5 năm), trong khi học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông (cấp 3) có thể theo học trường

“chuyên tu ”(1-2 năm) hay liên thông, chuyển qua học 2 năm cuối cùng của “Cao đẳng kỹ thuật” 37hay đi vào “Cao đẳng chuyên nghiệp”(2-3 năm) với khả năng tìm được việc làm dễ dàng hơn vì có nghề và kỹ năng hơn người có trình độ 4 năm ở đại học hay đại học “ngắn hạn” 2, 3 năm (Tanki Daigaku với giáo trình chung chung không hiệu quả, chủ yếu là lớp học ban đêm hay lớp dành cho phụ nữ với môn nữ công gia chánh, giáo viên tiểu học, máy móc cơ khí đơn giản…).

Trong suốt thời kỳ phát triển tăng tốc về kinh tế, tỷ lệ phần trăm học sinh Nhật Bản tiếp tục vào trường trung học phổ thông và các cấp học cao hơn tiếp tục tăng mạnh. Tuy nhiên, kiến thức và kỹ năng cần có tại nơi làm việc lại thay đổi một cách sâu sắc. Trong các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật, các nhà tuyển dụng mong muốn nhân viên của họ có khả năng linh hoạt và khả năng có thể tiếp tục đào tạo cao hơn. Trong suốt thời kỳ này, Bộ Giáo dục đưa các môn học cơ sở như cơ học, đồ họa, toán trung cấp… vào các khoá học dạy nghề kỹ thuật và đồng thời cũng đưa vào các khoá học tổng quát về kỹ năng và kinh nghiệm làm việc như quản lý chất lượng, kế hoạch, kỹ thuật thống kê kho tàng…vào trường cao đẳng chuyên nghiệp. Tất cả các sinh viên học nghề đều phải học một môn công nghệ thông tin có liên quan đến chuyên ngành của họ như xử lý thông tin nông nghiệp và xử lý thông tin kinh tế gia đình.

Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến cơ hội bình đẳng “giới” trong giáo dục trung học trở nên cấp thiết. Trong thời kì này, tất cả học sinh nam tham gia vào các lớp đào tạo kỹ thuật, trong khi tất cả học sinh nữ tham gia vào các lớp kinh tế gia đình. Nhằm mang đến cơ hội học tập công bằng như nhau, đầu năm 1977, Bộ Giáo dục yêu cầu tất cả học sinh nam tham gia vào ít nhất 1 lớp kinh tế gia đình và tất cả học sinh nữ tham gia vào ít nhất 1 lớp đào tạo kỹ thuật. Ở các trường phổ thông trung học, học sinh theo học chương trình hướng nghiệp dạy nghề kỹ thuật bắt buộc phải học các môn cơ sở như “cơ sở kỹ thuật”, “toán kỹ thuật”, và “thực hành”. Mục đích của những môn học này là nhằm tăng cường kiến thức và kỹ năng cơ bản của học sinh, cũng như sử dụng tài liệu và phương pháp giảng dạy mới và

37 Có các loại đào tạo sau: (1) Đào tạo trong 3 năm cho các em tốt nghiệp Trung học cơ sở (gọi là Trung học Kỹ thuật hay

Trung học Chuyên nghiệp, kết hợp giữa giáo dục phổ cập và dạy nghề); (2) Đào tạo trong 5 năm (THKT + 2 năm) gọi

là Cao đẳng kỹ thuật; (3) Trường đào tạo chuyên ngành như y tế cộng đồng, y tá, dược tá, chăm sóc người già…của nhà nước (2-3 năm theo yêu cầu của bộ môn); (4) Trường chuyên tu (tư nhân) là những cơ sở dạy nghề cụ thể như Hớt tóc, Cắm hoa, dạy tiếng nước ngoài, thư đạo, văn hóa đời sống, đầu bếp…Thường là 1-2 năm , nằm ngoài hệ thống đào tạo của giáo dục của nhà nước; (5) Ngoài ra còn có Trung tâm Huấn luyện Nghề (của quận huyện thành phố…) công lập là cơ sở đào tạo nghề mới(hoàn toàn miễn phí) cho những người muốn đổi nghề.

cập nhật trong giáo trình. Đồng thời môn học về các kỹ năng và kinh nghiệm làm việc được đưa vào các khoá học tổng quát cho tất cả học sinh các cấp phổ cập.

Báo cáo năm 2006 của OECD về giáo dục nhận xét Nhật Bản là nước đứng đầu trong nhóm các nước có tỷ lệ cao về số lượng lẫn chất lượng của số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có việc làm. Tỷ lệ 89% học sinh Nam (bình quân của OECD là 82%) và tỷ lệ 60% nữ (OECD là 65%) có kỹ năng và việc làm sau khi tốt nghiệp là con số đáng nể. Những thành tựu về khoa học kỹ thuật với việc thiết kế, sản xuất robot, thiết bị điện tử, máy móc, xe hơi, các mô hình điều khiển từ xa của Nhật được đánh giá cao và được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Có thể thấy rằng, việc xây dựng lại hệ thống giáo dục Nhật Bản với những định hướng phát triển đào tạo nghề, kỹ thuật và chuẩn bị nguồn nhân lực cho phù hợp với “thế giới phẳng”, với thời đại “vi tính hoá” và “rô bốt hoá” đã đem lại những thành tựu rực rỡ trong khoa học kỹ thuật và đưa Nhật Bản những bước tiến đột phá trong công nghệ về mọi mặt trên thế giới..

2. Cải cách giáo dục cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21

Bước vào thế kỷ 21, xã hội Nhật Bản đối diện với rất nhiều thay đổi nhanh chóng – sự bùng nổ công nghệ thông tin, toàn cầu hóa, tỷ lệ sinh đẻ giảm và dân số ngày càng già đi – trong khi nền kinh tế đã trải qua một thời gian dài suy trầm. Những diễn biến này đã dẫn đến việc kiêu gọi cải cách toàn bộ hệ thống xã hội Nhật Bản. Chương trình gồm 6 cải cách chủ yếu được đưa ra năm 1997 bao gồm các lĩnh vực như cơ cấu kinh tế và hành chính công; giáo dục là một trong 6 cải cách đó. Sự bãi bỏ quy định và xu hướng phân cấp là chủ đề chính của tất cả 6 cải cách.

Tiến hành cải cách từ năm 1995, đến khi có tuyên bố cải cách của chính phủ, Bộ Giáo dục đã nhân đôi nỗ lực của mình bằng việc huy động mọi cơ quan tư vấn như Hội đồng giáo dục trung ương và Hội đồng các trường đại học để vạch chi tiết những việc cần làm và đưa đến những đề xuất chủ yếu vào cuối năm 1999. Tuy nhiên, liên minh cầm quyền, đặc biệt là Đảng Dân chủ tự do, đã lên tiếng cho rằng những cải cách giáo dục của Bộ Giáo dục chưa hiệu quả và quá trình cải cách nên được đẩy mạnh hơn nữa dưới sự quyền chủ động của nhóm các chính khách thông qua bầu cử. Vì thế Ủy ban quốc gia về cải cách giáo dục đã ra đời năm 2000 như là cơ quan tư vấn riêng cho Thủ tướng. Ủy ban sau đó đã đệ trình lên Thủ tướng một báo cáo cải cách với những đề xuất cụ thể. Chương trình cải cách đưa ra 3 mục tiêu chính: 1) “tăng cường giáo dục về cảm xúc” – nuôi dưỡng học sinh trở thành những con người toàn diện về mặt cảm xúc và chống lại tình trạng suy thoái ngày càng gia tăng đối với giáo dục học đường như bạo lực, bắt nạt, cúp học, và sự phá vỡ của trật tự lớp học; 2) “xây dựng một hệ thống trường học ở đó trẻ được phát triển cá tính và có được những sự chọn lựa đa dạng” – thay đổi từ việc chú trọng quá mức vào chủ nghĩa quân bình và tính chất đồng dạng thành một hệ thống mềm dẻo, đa dạng mà có thể khuyến khích sự phát triển cá tính, từ đó nuôi dưỡng được nguồn nhân lực sáng tạo; 3) “tăng cường một hệ thống trong đó sự tự chủ của nhà trường được tôn trọng” – đẩy mạnh phân cấp trong quản lý giáo dục, nâng cao quyền tự chủ của các hội đồng giáo dục địa phương và hướng đến quản lý trường học độc lập.

Tài liệu tham khảo:

[1] Beauchamp, E.R.,ed.1991. “The development of Japanese Education Policy, 1945-1985.”Education Quarterly 27 (3): 46-47.

[2] Ellington, L.2001. Japanese Education in Grades K-12. Bloomington, Ind.

[3] Hồng Lê Thọ, Giáo dục dạy nghề ở Nhật Bản: Chìa khoá đi vào hiện đại hoá- kinh nghiệm đào tạo kỹ thuật ở cấp giáo dục phổ cập, Thời đại mới, tạp chí nghiên cứu & Thảo luận – số 13 – tháng 3/2008

[4] Hood, C.P.2001. Japanese Education Reform: Nakosone’s Legacy. New York: Routledge.

[6] Masako Kamijo (2008), Education in Japan, Educational Journal, Japan

[7] Tham khảo Distinctive Features of Japanese Education (Những đặc điểm nổi bật của giáo dục Nhật Bản), nguồn dữ liệu điện tử của Đại học tổng hợp Hawaii, Hoa Kỳ.

CHƯƠNG 3 - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ

A. GIÁO DỤC ANH

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử giáo dục Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trang 85 - 89)