CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử giáo dục Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trang 84 - 85)

Không giống như Hoa Kỳ có nhiều trường tư thục, hệ thống giáo dục công lập Nhật Bản chiếm đa số tuyệt đối, hơn 95%-98% ở cấp tiểu học và phổ thông cơ sở, và lại do nhà nước quản lý tập trung. Mọi chương trình giảng dạy cho bậc tiểu học, cấp 2 cơ sở và phổ thông trung học được ban hành và quản lý chặt chẽ bởi Bộ giáo dục. Nhật Bản chú trọng giáo dục tiểu học vì bậc học này được xem như là nền tảng vững chắc cho các bậc học cao hơn.

Giảng dạy tại Nhật Bản đôi khi được xem là cứng nhắc và không thay đổi. Các g

iáo viên Nhật Bản dạy gần như theo đúng chương trình, giống nhau theo cùng một cách trên khắp cả nước và chỉ sử dụng cuốn sách được chính thức ban hành; trong khi ở các nước khác, giáo viên được sử dụng bất kỳ cuốn sách hay tài liệu nào họ muốn (thường thì giáo viên viết tài liệu giảng dạy cho riêng mình). Ở Nhật Bản, tôn giáo không được đưa vào chương trình giảng dạy sớm như ở hầu hết các quốc gia Phương Tây.

Giáo dục của Nhật Bản nhấn mạnh vào thiết thực hơn là sự sáng tạo. Cứ khoảng 10 năm, Bộ giáo dục lại ban hành giáo trình và sách giáo khoa theo tiêu chuẩn mới và đồng bộ trên cả nước, với nội dung chi tiết hướng dẫn được viết ra cụ thể cho mỗi môn học tại trường tiểu học và các trường cấp

2 để hướng dẫn cho giáo viên. Các loại sách giáo khoa sử dụng trong các trường là bắt buộc và đều được các công ty xuất bản tư nhân biên soạn, phát hành theo sự kiểm định và chấp thuận của Bộ Giáo dục và được phát miễn phí cho học sinh. Có nhiều ý kiến cho rằng quãng thời gian 10 năm để thay đổi chương trình cho phù hợp với những thay đổi trong xã hội là quá dài và bất cập, vì học sinh khó có thể bắt được nhịp thay đổi trong xã hội và đáp ứng được thực tế khi ra trường với chương trình đào tạo và sách giáo khoa lạc hậu và không cập nhật với thời đại.

IV. THI CỬ VÀ ĐÁNH GIÁ

Hệ thống giáo dục của Nhật dựa nhiều trên thành tích, vì vậy học sinh phải rất cạnh tranh để được nhận vào trường công hàng đầu. Áp lực thi cử của hệ thống giáo dục ở Nhật Bản là rất lớn, và phần lớn tương lai của trẻ phụ thuộc vào các trường trung học và đại học mà học sinh được theo học. Hầu hết học sinh và sinh viên Nhật xem giáo dục là con đường duy nhất để đạt được thành công trong cuộc sống. Tại Nhật Bản, việc theo học tại các trường nổi tiếng chứng tỏ địa vị, năng lực của học sinh và gia đình, và việc thi đậu vào các trường đại học có uy tín như Tokyo hay Kyoto là vinh dự lớn lao, với tương lai nghề nghiệp gần như được đảm bảo. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ đều khuyến khích con em mình chuẩn bị học tập tốt từ khi còn rất nhỏ, với đỉnh cao áp lực là 15-18 tuổi, khi học sinh phải trải qua các kỳ thi kiểm tra đầu vào rất gắt gao và cạnh tranh. Kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia gồm 5 môn chính: Toán, tiếng Anh, tiếng Nhật, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Nhân văn, nên học sinh có khuynh hướng chỉ tập trung các môn thi để cạnh tranh vào các trường đại học và xem nhẹ các môn học khác trong chương trình như công nghệ, kinh tế gia đình, mỹ thuật hoặc giáo dục y tế. Kỳ thi tuyển sinh vào đại học đặc biệt khó khăn và được gọi là “địa ngục thi” – Shiken Jigoku, bởi vì kỳ thi này được xem là để xác định toàn bộ sự nghiệp của một người. Do áp lực nặng nề của kỳ thi tuyển sinh, sinh viên phải chi trả rất nhiều tiền để chuẩn bị cho kỳ thi. Người ta lo ngại rằng những học sinh có điều kiện hơn sẽ có thể tiếp cận với nhiều cơ hội hơn. Đây là điều nan giải trong chủ trương “bình đẳng trong giáo dục” tại Nhật Bản vì giáo dục đang dành nhiều cơ hội cho những học sinh có điều kiện tốt hơn và có khả năng cạnh tranh hơn trong các kỳ thi tuyển, trong khi những học sinh có điều kiện thiệt thòi hơn vẫn rất cần nhiều hỗ trợ.

Một phần của tài liệu Sơ lược lịch sử giáo dục Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trang 84 - 85)