a (Biến phụ thuộc: sự thỏ mãn chung với công việc: TBTM)
5.2.1 Nhân sự trên thị trƣờng ngân hàng:
Trích lời ơng Lê Quang Trí - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Nam Việt “Những yếu tố đầu vào của một ngân hàng nói riêng và của một doanh nghiệp nói
chung bao gồm vốn, công nghệ và nguồn nhân lực. Tuy vậy, theo quan điểm cá nhân, tôi vẫn đề cao hơn vai trò của yếu tố nguồn nhân lực so với hai yếu tố còn lại là vốn và cơng nghệ. Chính con người quyết định vấn đề huy động và sử dụng vốn, chính con người là trung tâm của những phát minh, sáng chế công nghệ. Đối với
tôi, sở hữu một đội ngũ nhân viên chun nghiệp, năng động, nhiệt tình và gắn bó là đã nắm trong tay được một nửa thành công” (http://www.baomoi.com/Ngan-hang- Quan-tri-nguon-nhan-luc-thoi-ky-hoi-nhap)
Từ những tên cũ: Vietcombank, Sacombank, Techcombank, VietinBank, DongA Bank, Agribank, ACB... đến các tên mới: VPBank, GPBank, EximBank, HDBank, Nam A Bank, VietA Bank, Ficobank, BIDV, Phương Đông, Phương Nam… Chúng ta còn thấy xuất hiện khá nhiều ngân hàng nước ngoài như ANZ, MayBank, IBK,... Các ngân hàng liên doanh cũng ra đời và phát triển nhanh chóng như Việt – Nga, Việt - Thái, Lào - Việt... Trong tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng, có thể nhận ra rằng vốn, cơng nghệ và sản phẩm dịch vụ đóng vai trị quan trọng. Các ngân hàng đang tham gia cuộc đua tăng vốn điều lệ, hiện đại hóa ngân hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nhằm cung cấp nhiều tiện ích nhất cho khách hàng bao gồm cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua so sánh, khách hàng có thể thấy, bản chất những thay đổi này có vẻ tương tự nhau. Do đó, cách duy nhất nhằm tạo khác biệt, duy trì lợi thế cạnh tranh, khơng gì khác chính là nguồn nhân lực ngân hàng. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng được xem là một “hệ thống băng chuyền” có nhiệm vụ chuyển tải chính sách tiền tệ đến với thị trường. Và hiệu quả của chính sách phần lớn do con người của ngân hàng tạo ra.
Quản trị nhân sự là q trình lâu dài, ở đó, nhà quản trị phải thực hiện đồng thời các chức năng thu hút, duy trì và phát triển nguồn nhân lực. Tuy vậy, thực tế cho thấy, đa phần các nhà quản trị thường tập trung cho vấn đề thu hút nguồn nhân lực và xem việc thu hút nhiều nhân sự có chất lượng cao là thành cơng nhưng lại quên rằng việc duy trì và phát triển nhân sự mới là vấn đề phức tạp cần tập trung giải quyết. Vấn đề thứ hai phát sinh bởi quá trình hội nhập, sức ép cạnh tranh thu hút nhân sự có chất lượng cao từ các ngân hàng thương mại nước ngoài. Việc người lao động mong muốn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năng động, thu nhập xứng đáng, có cơ hội thăng tiến là chính đáng. Nhà quản trị phải ln đối mặt với áp lực thay đổi nhân sự.
Ngân hàng chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi họ có một nguồn nhân lực tốt nên cần tập trung vào việc lựa chọn đúng người, đúng việc, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên. Ngoài việc xây dựng chiến lược và thiết lập mơ hình kinh doanh hiện đại, phù hợp với xu thế hội nhập thì các ngân hàng cũng cần quan tâm đến vấn đề quản lý nguồn nhân lực, tạo sự gắn kết chặt chẽ chiến lược nhân sự với mục tiêu, định hướng ngân hàng vì con người mới là yếu tố tạo sự khác biệt cũng như lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng.