Yêu cầu giáo dục SKSS cho HS THCS trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 32)

1.3. Một số vấn đề lý luận về giáo dục SKSS cho HS THCS trong

1.3.2. Yêu cầu giáo dục SKSS cho HS THCS trong giai đoạn hiện nay

Tuổi vị thành niên có rất nhiều thay đổi về tâm sinh lý, vì đây là thời kỳ phát triển về thể chất, tâm lý và các mối quan hệ xã hội. Ở lứa tuổi này, các em thích thử nghiệm, khám phá năng lực bản thân. Chính vì vậy, các em cần đƣợc quan tâm chu đáo về mọi mặt từ phía gia đình, nhà trƣờng và xã hội, trong đó, chăm sóc sức khỏe sinh sản là một việc làm quan trọng.

Trên thực tế, mặc dù việc giáo dục, tuyên truyền về SKSS SKTD đã có sự cải thiện đáng kể so với trƣớc đây nhƣng vẫn chƣa đem lại sự thay đổi mang tính đột phá, nhất là đối với đối tƣợng VTN/TN. Sự hiểu biết về SKSS/SKTD ở lứa tuổi của các em vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế và mức độ hiểu biết còn chênh lệch giữa các vùng, miền..

Vấn đề GDSKSS cho VTN là vấn đề quan trọng, cần thiết, tuy nhiên cũng là một lĩnh vực phức tạp và tế nhị. Vì vậy, ngoài việc phải đảm bảo những nguyên tắc chung nhƣ: tính khoa học, tính giáo dục, tính thực tiễn… nhƣ các môn học khác, cần lƣu ý một số yêu cầu sau:

Để giáo dục SKSS cho HS THCS có chất lƣợng và hiệu quả đặt ra mấy yêu cầu sau trong quá trình thực hiện chƣơng trình:

Một là giáo dục SKSS cần đảm bảo sự tôn trọng sự thật và sự trong trắng của GD SKSS

Tính khách quan, tơn trọng sự thật trong GDSKSS phải đi đôi với việc trình bày vấn đề mà trẻ yêu cầu một cách trong sáng, giản dị, dễ hiểu. Tránh cách nói mập mờ, khó hiểu cũng nhƣ trình bày sự thật một cách tục tĩu điều đó sẽ kích thích trí tị mị của các em. Trong khi các bậc phụ huynh còn khá dè dặt trong việc trao đổi với con em mình về SKSS thì tại các chƣơng trình học phổ thơng, giáo dục giới tính, chăm sóc SKSS hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức độ lồng ghép ở các tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp. Việc các em

VTN/TN tự tìm hiểu về chăm sóc SKSS lứa tuổi mình cũng tạo nên tính hai mặt của vấn đề. Bên cạnh việc các em có thể tự tìm hiểu và nâng cao hiểu biết về vấn đề này thì đây cũng là nguy cơ làm cho các em hiểu sai vấn đề từ những trang mạng khơng chính thống. Chƣa kể đến một số em cịn mang tâm lý e ngại, cho rằng vấn đề chăm sóc SKSS là chƣa thực sự cần thiết và có ý nghĩa đối với bản thân

Hai là đảm bảo sự tích cực cho sự phát triển của VTN

Những tác động giáo dục phải là những tác động mang tính chất định hƣớng cho VTN. Để có thể thực hiện tốt điều này những nhà giáo dục phải hiểu đƣợc những diễn biến tâm lý của VTN, những diễn biến trong tâm hồn trong sáng của các em bằng sự gần gũi, thân thiện và những biện pháp kín đáo tế nhị. Khơng phải những kiến thức muốn trình bày cho các em trình bày vào thời điểm nào cũng mang lại hiệu quả cao, nhất là những kiến thức “tế nhị” của SKSS. Do vậy, phải xác định thời gian, địa điểm thuận lợi cho việc cung cấp những thông tin giáo dục điều đó có tác dụng khắc sâu những ấn tƣợng, những thơng tin đầu tiên và sẽ góp phần tích cực vào việc hình thành tính cách, hành vi đối xử tốt cho các em. Góp phần ngăn chặn những ảnh hƣởng tiêu cực của những nguồn tin sai lệch từ bên ngoài đang từng ngày tác động vào các em.

Ba là đảm bảo với sự phát triển phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS THCS đang tuổi VTN của lớp học, yêu cầu giáo dục đặc trƣng thích hợp với đối tƣợng đồng thời phù hợp phong tục tập quán địa phƣơng.

Ở mỗi một giai đoạn phát triển của con ngƣời sự nhận thức sẽ khác nhau, do vậy mà khi giải thích về các vấn đề của SKSS cho VTN cũng phải phù hợp với lứa tuổi. Ở mỗi môi trƣờng khác nhau thì sự nhận thức cũng nhƣ trình độ của các em cũng khác nhau, những điều mà VTN thành niên ở thành phố hiểu nhƣng điều đó khơng có nghĩa là các em ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa đã hiểu. Do đó tùy thuộc vào đặc điểm của VTN ở từng vùng miền

mà ta truyền tải kiến thức cũng nhƣ những kĩ năng cho phù hợp điều đó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Nhƣng điều đó khơng có nghĩa là chúng ta “né tránh” trƣớc những câu hỏi của các em vì cho rằng các em còn trẻ con, mà phải giải thích cho các em hiểu với những lời nói dễ hiểu, gần gũi. Chúng ta cũng cần tìm những dịp phù hợp, thuận tiện để nói chuyện chứ khơng phải chờ các em hỏi mới nói vì đây là một vấn đề tế nhị, khó nói.

Bốn là đảm bảo sự tin cậy trong GD SKSS: Sự tin cậy là điều kiện cơ bản để GD SKSS đạt hiệu quả cao. Nếu nhƣ nhà giáo dục tạo đƣợc sự thân thiện, cởi mở gần gũi đối với VTN sẽ giúp cho các em thành thực bộc lộ những băn khoăn, thắc mắc, suy nghĩ mà bản thân đang gặp phải cũng nhƣ sẽ dễ tiếp nhận những lời khuyên hay sự giúp đỡ từ phía nhà giáo dục. Bởi lẽ, nội dung GDSKSS là một lĩnh vực hết sức tế nhị. Do vậy, nhà giáo dục phải tạo cho các em sự tin tƣởng, gần gũi, dễ tiếp xúc và phải tạo đƣợc mối quan hệ bền vững, tốt đẹp đối với VTN, tránh dùng các biện pháp “cấm đoán” một cách thô bạo hay chế giễu các em khiến các em không thể chấp nhận đƣợc.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)