Thực trạng công tác kế hoạch giáo dục SKSS cho HS

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay (Trang 61 - 64)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh

2.4.1. Thực trạng công tác kế hoạch giáo dục SKSS cho HS

Trƣớc khi tiến hành bất cứ một hoạt động nào, việc lập kế hoạch sẽ định hƣớng cho toàn bộ hoạt động đƣợc diễn một cách trơn tru và có hiệu quả. Việc lập kế hoạch cụ thể sẽ cho phép ngƣời hiệu trƣởng quản lý hoạt động đó đi đúng mục tiêu đề ra, xác định chính xác các nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí) và thời gian, khơng gian... cần cho việc hồn thành các mục tiêu. Ngoài ra, một kế hoạch tốt còn đƣa ra đƣợc những giải pháp, phƣơng án dự phịng cho các trƣờng hợp có thể xảy ra trong q trình thực hiện, từ đó giúp cho ngƣời hiệu trƣởng trở nên chủ động, sáng tạo, không bị bất ngờ trƣớc mọi tình huống phức tạp.

Bảng 2.7. Đánh giá của CBGV về thực trạng lập kế hoạch GD SKSS cho HS Nội dung Mức độ thực hiện Trung bình Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện SL ĐTB SL ĐTB SL ĐTB 1. Xây dựng kế hoạch GD SKSS chung cho cả trƣờng 18 45.0 19 47.5 3 7.5 2.38

2. Xây dựng kế hoạch giáo

dục SKSS cho từng lớp 15 37.5 22 55.0 3 4.0 2.30

3. Xây dựng kế hoạch giáo dục SKSS cho học sinh đƣợc tích hợp, lồng ghép với nội

dung học tập các mơn văn

hóa ngồi giờ lên lớp.

13 32.5 22 55.0 5 12.5 2.20

4. Xây dựng kế hoạch giáo dục SKSS gắn với rèn luyện đạo đức, lối sống

16 40.0 22 55.0 2 4.0 2.35

5. Tập huấn giáo viên xây

dựng kế hoạch hoạt động GD

SKSS cho từng đơn vị lớp.

12 30.0 25 62.5 3 7.5 2.23

Điểm trung bình 2.30

Dựa vào ĐTB ở bảng 2.6 cho thấy: với 5 nội dung xây dựng kế hoạch HĐTN đƣa ra khảo sát đều thu đƣợc ý kiến đánh giá ở mức trung bình (mức phân vân) với ĐTB là 2.30 điểm:

Nội dung Xây dựng kế hoạch giáo dục SKSS chung cho cả trƣờng, đƣợc GV đánh giá ở mức điểm tốt 2.38 điểm. Chúng tôi nghiên cứu kế hoạch giáo dục SKSS cho cả năm học ở trƣờng THCS Nguyễn Hiền thì nhận thấy,

trong bản kế hoạch đã nêu mục đích yêu cầu của hoạt động giáo dục SKSS, nhiệm vụ, nội dung, hình thức tổ chức, thời gian, địa điểm và dự trù kinh phí để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi đem ra trao đổi với một số thầy cô và đƣợc cho biết các kế hoạch giáo dục SKSS cho học sinh đƣợc xây dựng từ đầu năm học dựa trên các văn bản pháp quy, các nhiệm vụ năm học, Hiệu trƣờng thƣờng phân cơng một Phó hiệu trƣởng hoặc tự mình xây dựng kế hoạch giáo dục SKSS bên cạnh kế hoạch chung của trƣờng. Kế hoạch này đƣợc Hội đồng sƣ phạm trƣờng xây dựng và hoàn thiện và đƣợc đƣa ra phổ biến cho CBGV. Cô N.T.A nhận xét về các bản kế hoạch: “Kế hoạch giáo dục SKSS cho học sinh đƣợc CBQL chú ý quan tâm, sát sao xây dựng từ đầu các năm học và đƣợc thiết kế một cách tỉ mỉ, cụ thể tới từng tháng. Do đó đem lại hiệu quả cho các hoạt động giá dục SKSS”.

Các nội dung 2, 3, 4, 5 đƣợc đánh giá ở mức trung bình dao động từ 2.20 đến 2.35 điểm.

Nội dung Xây dựng kế hoạch giáo dục SKSS cho học sinh đƣợc tích hợp, lồng ghép với nội dung học tập các mơn văn hóa ngồi giờ lên lớp đƣợc đánh giá thực hiện ở mức thấp nhất với 2.20 điểm. Nhƣ phần hình thức giáo dục SKSS cho HS, chúng tơi đánh giá cao hình thức trao đổi, trò chuyện, tƣ vấn trực tiếp cho HS. Các GV dễ dàng hơn khi tiếp cận với các em theo hình thức gần gũi, chia sẻ hơn là trong những buổi học chính khóa, cơng khai ở trên lớp. Điều này đòi hỏi xem xét lại vấn đề chƣơng trình giảng dạy hiện theo hƣớng tích hợp, lồng ghép GD SKSS thơng qua các mơn học văn hóa liệu đã phù hợp chƣa, đã thực sự hiệu quả chƣa.

Thầy V.H.V nhận xét: “Trong nội dung kế hoạch giáo dục SKSS, chƣa nêu rõ nội dung tích hợp các nội dung hoạt động giáo dục SKSS với chƣơng trình các mơn văn hóa chính khóa mà chỉ nêu một cách rất chung chung là phối hợp với các mơn học có liên quan nhƣ sinh học, giáo dục công dân triển khai các nội dung giáo dục SKSS”

Nội dung Tập huấn xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục SKSS cho GV cũng chỉ nhận đƣợc đánh giá ở mức điểm thấp 2,23 điểm. Tìm hiểu về nội dung này, chúng tôi nhận thấy giáo viên chủ nhiệm là những ngƣời đảm nhiệm trực tiếp lập kế hoạch của từng lớp, báo cáo với lãnh đạo nhà trƣờng. Để xây dựng đƣợc kế hoạch hoạt động giáo dục SKSS cho các lớp thì một yêu cầu đặt ra là GV phải đƣợc tập huấn các k năng xây dựng động giáo dục SKSS. Trong thời gian vừa qua, Phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố Nha Trang tiến hành tổ chức các lớp tập huấn và đƣợc GV rất tích cực tham gia. Tuy nhiên, do liên quan đến kinh phí tổ chức, các lớp tập huấn này diễn ra không thƣờng xuyên, nội dung tập huấn chủ yếu nâng cao kiến thức cho GV về SKSS và giáo dục SKSS, chƣa có lớp hƣớng dẫn GV về k năng tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho HS hiệu quả.

Khi đi nghiên cứu bản kế hoạch của GVCN về lập kế hoạch tổ chức giáo dục SKSS cho từng khối lớp, hạn chế chung của các bản kế hoạch mà chúng tôi nhận thấy là một số nội dung của kế hoạch còn chƣa đầy đủ, các giáo viên vừa làm vừa bổ sung kế hoạch cho sát với thực tiễn hoạt động giáo dục SKSS. Cá biệt có trƣờng hợp GV trong việc chuẩn bị kế hoạch cho học kỳ, năm học vẫn có hiện tƣợng sao chép lại kế hoạch giáo dục SKSS của năm học trƣớc.

Nhƣ vậy, vấn đề đặt ra cần phải có biện pháp chỉ đạo bồi dƣỡng GV về lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục SKSS, về k năng tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho GV.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)