Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và học sinh trường

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay (Trang 51 - 56)

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh trƣờng THCS

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và học sinh trường

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và học sinh trường THCS Nguyễn Hiền về hoạt động giáo dục SKSS Nguyễn Hiền về hoạt động giáo dục SKSS

* Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về SKSS và giáo dục SKSS Chúng tôi tiến hành khảo sát CBQL và GV về sự cần thiết của việc giáo dục SKSS cho HS và nhận thấy rằng đại đa số các thầy cô đều cho rằng giáo dục SKSS cho HS là vô cùng cần thiết. Có 85.7 % các thầy cơ cho rằng hoạt động này cần thiết đối với HS, 12.5% ý kiến cho rằng bình thƣờng và khơng có ý kiến nào cho rằng không cần thiết phải giáo dục SKSS cho HS. Thầy N.C.T cho rằng: “HS lứa tuổi vị thành niên nhất là giai đoạn lứa tuổi từ 11 – 15 tuổi có những thay đổi quan trọng đặc biệt là về thể chất, tâm lý, tình cảm. Nên việc giáo dục SKSS cho các em là hết sức cần thiết để giúp các em

có thể hiểu đƣợc sự thay đổi của bản thân trong giai đoạn này cũng nhƣ định hƣớng thái độ, hành vi, tình cảm đúng đắn trong giai đoạn này”

Khi khảo sát nguyên nhân mà CBGV cho rằng hoạt động giáo dục SKSS cho HS là cần thiết, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.2. Các lý do của CBGV cho rằng hoạt động GD SKSS là cần thiết

STT Lý do

Đồng ý Phân vân Không đồng ý

SL % SL % SL %

1

Đây là nhu cầu cần đƣợc giáo

dục và rèn luyện để phát triển toàn diện nhân cách học sinh

25 62.5 11 27.5 4 10.0

2

Giúp HS có kiến thức để có thể ứng xử với sự thay đổi tâm

sinh lý giai đoạn tuổi vị thành

niên và giúp các em phòng

tránh các nguy cơ ảnh hƣởng

tới bản thân sau này

37 92.5 3 7.5 0 0.0

3

SKSS là một trong các nhân tố

ảnh hƣởng trực tiếp đến tƣơng

lai của mỗi học sinh

30 75.0 10 25.0 0 0.0

4

Nội dung về giáo dục SKSS

đƣợc đƣa vào chƣơng trình bắt

buộc

5 12.5 12 30.0 23 57.5

Kết quả khảo sát cho thấy 92.5% các thầy cô đồng ý với ý kiến cho rằng việc giáo dục SKSS cho HS giúp cho HS có kiến thức để có thể ứng xử với sự thay đổi tâm sinh lý giai đoạn tuổi vị thành niên và giúp các em phòng tránh các nguy cơ ảnh hƣởng tới bản thân sau này; 75% ý kiến cho rằng SKSS là một trong các nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến tƣơng lai của mỗi học sinh.

Ngƣợc lại chỉ có 12.5% ý kiến cho rằng đây là nội dung bắt buộc đƣa vào chƣơng trình học nên cần thiết đối với các em. Nhƣ vậy, các thầy cô giáo đều xuất phát từ lợi ích của chƣơng trình giáo dục SKSS mang cho cuộc sống của HS sau này, từ sự cần thiết cho chính cuộc sống cá nhân của các em.

* Thực trạng nhận thức của HS về SKSS và giáo dục SKSS Rất cần thiết 79% Cần thiết 17% Không cần thiết 4%

Biểu đồ 2.1. Nhận thức của HS về sự cần thiết của việc giáo dục SKSS

Tƣơng tự nhƣ khi khảo sát CBGV, HS cũng nhận thấy sự cần thiết phải giáo dục SKSS: 79 % HS cho rằng rất cần thiết, 17% HS cho rằng cần thiết và có 4% HS cho rằng không cần thiết. Số lƣợng HS cho rằng việc giáo dục SKSS cho HS chủ yếu rơi vào nhóm các em HS mới bắt đầu bƣớc vào năm học đầu của cấp THCS.

Chúng tôi cũng đặt câu hỏi đối với các em về lý do mà các em cho rằng cần thiết phải giáo dục SKSS cho HS.

Đây là nhu cầu cần được giáo dục và rèn luyện để phát triển tồn diện nhân cách học

sinh

Giúp HS có kiến thức để có thể ứng xử với sự thay đổi tâm sinh lý giai đoạn tuổi vị

thành niên và giúp các em phòng tránh các

nguy cơ ảnh hưởng tới bản thân sau này SKSS là một trong các nhân tố ảnh hưởng

trực tiếp đến tương lai của mỗi học sinh Nội dung về giáo dục SKSS được đưa vào

chương trình bắt buộc 41.7 83.3 54.2 8.3 51.7 16.7 37.5 25.0 6.7 0.0 8.3 66.7

Khơng đồng ý Phân vân Đồng ý

Biểu đồ 2.2. Các lý do mà HS cho rằng cần phải giáo dục SKSS

83.3 HS đồng ý với ý kiến cho rằng việc giáo dục SKSS giúp HS có kiến thức để có thể ứng xử với sự thay đổi tâm sinh lý giai đoạn tuổi vị thành niên và giúp các em phòng tránh các nguy cơ ảnh hƣởng tới bản thân sau này; tiếp đến 54,2% HS cho rằng việc giáo dục SKSS vì nó ảnh hƣởng trực tiếp tới tƣơng lai của mỗi HS sau này và chỉ có 8,3% HS cho rằng vì là mơn học bắt buộc nên cần thiết. Điều này chứng tỏ rằng đa số HS trƣờng THCS đánh giá cao mức độ cần thiết của hoạt động giáo dục SKSS vì nó thực sự hữu ích đối

với các em, chứ khơng vì chƣơng trình giáo dục bắt buộc. Các em đều nhận thấy nhu cầu của chính mình, và hiểu rõ vai trị của cơng việc GD SKSS.

Chúng tôi cũng đi khảo sát mức độ hiểu biết của các em về SKSS và giáo dục SKSS.

Bảng 2.3. Nhận thức của HS về khái niệm SKSS

Khái niệm về SKSS Đồng ý Phân vân

Không

đồng ý

SL % SL % SL %

1. Một trạng thái hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội ở mọi vấn đề liên quan đến bộ máy sinh sản, đến các chức năng và quá trình hoạt động của nó.

70 58.3 47 39.2 3 2.5

2. Hoạt động giới tính thỏa mãn và an tồn, có khả năng sinh sản tự do, quyết định thời gian sinh con và số con

50 41.7 65 54.2 5 4.2

3. Quyền đƣợc thông tin và hƣởng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình an tồn, hiệu quả của phụ nữ và nam giới

55 45.8 58 48.3 7 5.8

4. Ngăn chặn các bệnh lây qua đƣờng

tình dục 61 55.5 47 42.7 12 10

5. Tất cả các yếu tố trên. 85 70.8 31 25.8 4 3.3

Bảng số liệu trên cho thấy phần lớn các em HS THCS hiểu rõ về khái niệm SKSS. Có 70.8 học sinh trong mẫu nghiên cứu đƣợc hỏi trả lời đầy đủ về khái niệm SKSS, 58.3 HS đƣợc khảo sát cho rằng SKSS là Một trạng thái hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội ở mọi vấn đề liên quan đến bộ máy sinh sản, đến các chức năng và q trình hoạt động của nó, cịn lại các em hiểu nhƣng không đầy đủ về khái niệm SKSS. Nhƣ vậy, có thể thấy phần lớn HS hiểu đƣợc khái niệm về SKSS.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay (Trang 51 - 56)