Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDSKSS cho học sinh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay (Trang 71)

trƣờng THCS Nguyễn Hiền

2.5.1. Ưu điểm

- CBQL, GV, và các lực lƣợng tham gia giáo dục SKSS cho HS ở trƣờng THCS Nguyễn Hiền đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng và sự cần thiết về phải giáo dục SKSS cho HS.

- GV trƣờng THCS Nguyễn Hiền đã thực hiện các nội dung giáo dục SKSS một cách bài bản, tuân theo đúng chƣơng trình của Bộ, đồng thời tìm cách thay đổi phƣơng pháp và hình thức giáo dục để tăng hiệu quả của công tác giáo dục SKSS cho HS

- Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho HS đƣợc xây dựng từ đầu năm học và đƣợc phổ biến rộng rãi tới cán bộ, nhân viên trong nhà trƣờng đồng thời chuẩn bị các điều kiện về nhân lực, vật lực giúp cho hoạt động giáo

dục SKSS phát huy tối đa vai trị của mình trong việc giáo dục nhân cách học sinh một cách toàn diện.

- Trong khi tổ chức và chỉ đạo các hoạt động giáo dục SKSS, trƣờng THCS Nguyễn Hiền đã quan tâm tới công tác chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục SKSS theo các chủ điểm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh, thƣờng xuyên có sự điều chỉnh, sự cân đối chƣơng trình sao cho phù hợp với các đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS.

- Trong công tác kiểm tra, đánh gia tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho HS nhà trƣờng quan tâm tới việc điều chỉnh kế hoạch hoạt động giáo dục SKSS (cả về hình thức, nội dung, phân bổ thời gian...) cho phù hợp.

2.5.2. Hạn chế

- Một số GV vẫn chƣa thực sự nắm bắt đƣợc nội dung HĐTN, chƣa thấy đƣợc vai trị, vị trí của HĐTN đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của học sinh

- Phƣơng pháp giảng dạy các kiến thức SKSS chƣa đƣợc GV thực sự đầu tƣ một cách nghiêm túc để đƣa vào giảng dạy, mặc dù các phƣơng pháp này đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu khẳng định mang lại hiệu quả giáo dục cao ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là các phƣơng pháp nhƣ thảo luận nhóm, trị chơi, đóng vai, giải quyết vấn đề …đƣợc sử dụng hết sức hạn chế.

- Trong quá trình triển khai các hoạt động quản lý giáo dục SKSS, công tác giao lƣu tọa đàm, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các trƣờng bạn chƣa thƣờng xuyên đƣợc thực hiện. Việc tổ chức bồi dƣỡng cho các lực lƣợng tham gia tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho HS, chƣa đƣợc chú trọng, GV chủ yếu tự bồi dƣỡng, tự học hỏi phƣơng pháp cũng nhƣ cách thức giáo dục SKSS, các đợt tập huấn bồi dƣỡng thƣờng rất ít.

- Trong cơng tác chỉ đạo tổ chức HĐTN việc Chỉ đạo công tác mua sắm, duy tu, bảo dƣỡng cơ sở vật chất, phục vụ cho HĐTN cho học sinh chƣa đƣợc chú trọng.

2.5.3. Nguyên nhân

- Nhận thức của một bộ phận giáo viên chƣa đầy đủ về tác dụng của hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh

- Kinh phí tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh còn hạn hẹp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của hoạt động giáo dục SKSS. Nhà trƣờng phải tính tốn, phân bổ nguồn ngân sách sao cho hợp lý giữa các hoạt động giáo dục.

- Nhà trƣờng còn thiếu cơ chế kiểm tra, đánh giá, giám sát các hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh cũng nhƣ chƣa xây dựng đội ngũ chuyên trách tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho HS.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho HS trƣờng THCS Nguyễn Hiền ở thành phố Nha Trang cho thấy, CBQL và GV có nhận thức đầy đủ về nội dung hoạt động giáo dục SKSS bao gồm giáo dục về tuổi dậy thì, những biến đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì; hiện tƣợng kinh nguyệt, phóng tinh; cách vệ sinh thân thể và bộ phận sinh dục; giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên về sự thụ tinh; phân biệt tình bạn và tình yêu, hiểu biết sâu sắc các giá trị của tình bạn, tình yêu; hiểu biết những thất bại tâm lý và các nguy hại lâu dài phải gánh chịu nếu quan hệ tình dục sớm, tảo hơn; giáo dục bạn nam biết tôn trọng, bảo vệ bạn nữ và ý thức thực hiện bình đẳng giới; giáo dục luật hơn nhân gia đình.… Do vậy, để tổ chức hoạt động giáo dục SKSS thành cơng cần thiết phải có sự phối hợp giữa nhà trƣờng với nhiều lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng nhƣ: GV các bộ môn, cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp, các tổ chức chính quyền.

Kết quả nghiên cứu về thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh tại trƣờng THCS Nguyễn Hiền thành phố Nha Trang cho thấy, trong việc quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho HS nhà trƣờng đã xây dựng đƣợc kế hoạch hoạt động giáo dục SKSS cho cả năm học, trong đó nêu mục đích u cầu của hoạt động hoạt động giáo dục SKSS, nhiệm vụ, nội dung, hình thức tổ chức, thời gian, địa điểm và dự trù kinh phí để thực hiện kế hoạch.

Việc tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh tại trƣờng THCS Nguyễn Hiền thành phố Nha Trang CBQL đã chỉ đạo giao nhiệm vụ cho từng tổ, nhóm, cá nhân CBGV; Chuẩn bị mọi nguồn lực để thực hiện; Phối hợp chặt chẽ giữa GV và các lực lƣợng khác. Tuy nhiên, do áp lực chƣơng trình chính khóa nặng nên thời gian dạy học chính khóa là chủ yếu, cịn thời gian dành cho hoạt động giáo dục SKSS quá ít. Trong cơng tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động cịn nhiều hạn chế, lỏng lẻo chƣa chặt chẽ.

Các yếu tố ảnh hƣớng đến tổ chức giáo dục SKSS cho HS ở trƣờng THCS Nguyễn Hiền TP. Nha Trang nhƣ cơ sở vật chất, phƣơng tiện dạy học, trình độ nhận thức của CBQL và năng lực của GV ảnh hƣởng đến việc quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho HS. Điều này cho thấy, cần thiết phải xây dựng hệ thống biện pháp để nâng cao chất lƣợng tổ chức giáo dục SKSS cho HS trƣờng THCS Nguyễn Hiền TP. Nha Trang.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN HIỀN, THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Các biện pháp thực hiện nhằm mục tiêu nâng cao chất lƣợng giáo dục SKSS cho HS THCS, góp phần hình thành và phát triển nhân cách của HS theo đúng mục tiêu giáo dục của mỗi cấp học, thể hiện trong mục tiêu giáo dục tổng thể, và mục tiêu chƣơng trình các mơn học cụ thể. Đồng thời, nâng cao chất lƣợng giáo dục phổ thông, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục SKSS và trách nhiệm xã hội của học sinh THCS. Do đó, khi đề xuất các nguyên tắc quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho THCS Nguyễn Hiền phải dựa trên mục tiêu chung giáo dục là: “Đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẫm m và nghề nghiệp, trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [7, tr. 8].

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính tồn diện, hệ thống

Trong q trình xây dựng, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho Hiệu trƣởng trƣờng THCS Nguyễn Hiền; các nguyên tắc phải đƣợc quán triệt thực hiện một cách nghiêm túc để có thể đạt đƣợc hiệu quả cao nhất khi đƣa vào vận dụng trong thực tiễn. Khi thực hiện các nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đƣa ra phải đƣợc sự đồng thuận của các cấp quản lý giáo dục, của địa phƣơng, của cha mẹ học sinh và đặc biệt là sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, giáo viên, các tổ chức trong nhà trƣờng THCS Nguyễn Hiền.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo thực tiễn và khả thi

Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục SKSS đề ra khi áp dụng vào trƣờng THCS Nguyễn Hiền thì phải phụ thuộc vào điều kiện thực tiễn của nhà trƣờng. Biện pháp đề ra phải có tính bao qt, cấp thiết, sát với thực tiễn, có tính khả thi; đáp ứng đƣợc mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.

Mỗi nhà trƣờng, mỗi lứa tuổi học sinh đều có những đặc điểm riêng. Vì thế biện pháp quản lý hoạt động giáo dục SKSS ở trƣờng THCS Nguyễn Hiền đƣa ra phải tổ chức thực hiện đƣợc và mang lại những hiệu quả cả về giáo dục cá nhân, xã hội và đáp ứng đƣợc mục tiêu giáo dục của trƣờng THCS Nguyễn Hiền. Các biện pháp đƣa ra phải phát huy đƣợc vai trị tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của các chủ thể khi tham gia vào hoạt động giáo dục SKSS. Trong nhà trƣờng, chủ thể của hoạt động giáo dục là đội ngũ CBQL, giáo viên và học sinh, ở gia đình chủ thể của hoạt động giáo dục là phụ huynh học sinh và học sinh; phía xã hội chủ thể là cán bộ quản lý xã hội.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh trƣờng THCS Nguyễn Hiền THCS Nguyễn Hiền

3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nhận thức của CBQL, giáo viên, học sinh, PHHS về giáo dục SKSS về giáo dục SKSS

* Mục tiêu

Biện pháp nhằm giúp cho CBQL, GV, HS và phụ huynh HS hiểu rõ về tầm quan trọng và sự cần thiết phải quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THCS Nguyễn Hiền, nhận thức chính xác về nội dung, hình thức tổ chức giáo dục SKSS, từ đó sẽ chủ động đổi mới tổ chức hoạt động để nâng cao hiệu quả giáo dục SKSS cho HS.

* Nội dung và cách thực hiện

Phải giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên:

- Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THCS

- Phải phối hợp tổ chức giáo dục SKSS cho HS giữa nhà trƣờng với gia đình, các lực lƣợng bên ngoài xã hội để giáo dục SKSS cho học sinh.

- Nắm vững nội dung, quy trình và các hình thức tổ chức, các lực lƣợng tham gia tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh trƣờng THCS Nguyễn Hiền.

- Tăng cƣờng các nguồn lực tham gia tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh có hiệu quả.

- Xây dựng chƣơng trình tập huấn về hoạt động giáo dục SKSS cho GV, từ đó nâng cao nhận thức cho giáo viên về hoạt động giáo dục SKSS. Trong các buổi tập huấn cần trang bị cho giáo viên k năng tổ chức các hoạt động giáo dục SKSS nhƣ: Lập kế hoạch thiết kế hoạt động, lƣu ý đến mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện hoạt động.

- Tổ chức các hội nghị tập huấn giữa các trƣờng THCS bàn về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh.

* Điều kiện thực hiện

Để nâng cao nhận thức của CBQL và GV về hoạt động giáo dục SKSS cần thực hiện những việc sau đây:

- Đối với hiệu trƣởng: Kết hợp nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục SKSS cho HS nhƣ:

+ Tổ chức tập huấn ngay từ đầu năm cho đội ngũ giáo viên toàn trƣờng về nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động, chỉ tiêu cần đạt, đƣa vào tiêu chuẩn thi đua hàng năm;

+ Khuyến khích cán bộ, giáo viên tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình

độ, kiến thức kĩ năng, phƣơng pháp về giáo dục SKSS

+ BGH nhà trƣờng, tổ chuyên môn lập kế hoạch phổ biến, tuyên truyền sâu rộng, vận động, giải thích về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục SKSS trong các buổi họp liên tịch, họp hội đồng sƣ phạm, trong các buổi

sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm...; đƣa ra những vấn đề còn vƣớng mắc, những nội dung chƣa thực hiện tốt của hoạt động này yêu cầu giáo viên nêu sáng kiến, tìm giải pháp để khắc phục.

+ Có đƣợc sự ủng hộ của GV; PHHS và HS. Thƣờng xuyên tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về GD SKSS.

- Có sự phối hợp chặt chẽ, thƣờng xuyên giữa đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên để nâng cao nhận thức, thực hiện chủ trƣơng cũng nhƣ kế hoạch tổ chức hoạt động GD SKSS.

- Phối hợp chặt chẽ, thƣờng xuyên với các tổ chức xã hội, đồn thể và hội PHHS để đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền và tranh thủ mọi sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trƣờng. Mặt khác, mời các chuyên gia ngành Dân số, Y tế về tuyên truyền phổ biến kiến thức về SKSS cho HS.

3.2.2. Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh trường THCS Nguyễn Hiền

* Mục tiêu biện pháp

- Hoạt động GD SKSS là hoạt động mới, rất đa dạng và phong phú, có sự tham gia của cả lực lƣợng bên ngoài nhà trƣờng. Do đó xây dựng kế hoạch giáo dục SKSS phải đƣợc tiến hành ngay từ đầu năm học. Các kế hoạch này phải đƣợc vạch ra một cách chi tiết, cụ thể tới từng tháng, từng tuần của năm học và đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trƣờng; các

kế hoạch hoạt động đảm bảo tính ổn định tƣơng đối, tính hệ thống và tính định hƣớng của các hoạt động nhằm tạo môi trƣờng GD SKSS tốt cho học sinh để phát triển toàn diện nhân cách.

* Nội dung biện pháp và cách thức thực hiện

Kế hoạch giáo dục SKSS đƣợc đƣa vào kế hoạch nhà trƣờng, đƣợc Hội đồng sƣ phạm bàn bạc và thông qua vào đầu năm học. Nội dung kế hoạch cụ thể nhƣ sau:

sở vật chất, đánh giá những mặt mạnh đã đạt đƣợc trong tổ chức giáo dục SKSS của năm học trƣớc để rút kinh nghiệm trong xây dựng kế hoạch cho năm học sau.

- Xác định mục tiêu hoạt động giáo dục SKSS.

- Xác định các chƣơng trình hành động theo tuần, tháng trong q trình thực hiện cơng việc.

- Tích hợp các nội dung hoạt động giáo dục SKSS với chƣơng trình các mơn học văn hóa: Ngữ văn, Giáo dục thể chất, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật… . Ví dụ, có thể lồng ghép nội dung Giáo dục giới tính, Tình bạn, tình u, hơn nhân và gia đình vào mơn Ngữ văn; Tích hợp nội dung Giới tính, sức khỏe sinh sản, tình dục và cách tránh thai, bệnh sau đây lây qua đƣờng quan hệ tình dục, quan hệ tình dục có thai hoặc nạo phá thai ở lứa tuổi THCS thƣờng đem lại những hậu quả gì vào mơn Sinh học; Lồng ghép nội dung SKSS có vai trị nhƣ thế nào đối với sự phát triển toàn diện của HS vào mơn Giáo dục thể chất,…

- Tích hợp các nội dung hoạt động giáo dục SKSS với chƣơng trình hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm vào việc thực hiện tốt mục tiêu giáo dục SKSS và lối sống cho học sinh

- Xác định hình thức tổ chức giáo dục SKSS, quy mô cách thức tiến hành hoạt động giáo dục SKSS, các lực lƣợng giáo dục tham gia giáo dục SKSS,…

Cách thức thực hiện biện pháp

- Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng lực lƣợng tham gia tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh.

- Phân công nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm lớp, khối trƣởng các khối lớp nghiên cứu đặc điểm của từng khối, lớp, xây dựng kế hoạch tổng thể trong năm và kế hoạch cụ thể của từng hoạt động. Thảo luận, đóng góp ý kiến, thống nhất thực hiện kế hoạch đề ra.

- Chỉ đạo làm điểm, rút kinh nghiệm (có thể chọn ở mỗi khối một lớp). - Chỉ đạo triển khai đại trà việc thực hiện kế hoạch tổ chức giáo dục SKSS trong tồn trƣờng. Trong q trình triển khai thực hiện cần chú trọng khâu chỉ đạo, giám sát tổ chức giáo dục SKSS. Kịp thời phát hiện vƣớng mắc,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay (Trang 71)