1.3. Một số vấn đề lý luận về giáo dục SKSS cho HS THCS trong
1.3.3. Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trường Trung học
trong giai đoạn hiện nay
a. Mục tiêu của giáo dục SKSS cho học sinh trong giai đoạn hiện nay
Chiến lƣợc Dân số đến 2020 đề ra mục tiêu “góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của từng ngƣời, từng gia đình và tồn xã hội”. Để làm đƣợc điều này, giáo dục SKSS ở bậc phổ thơng đóng vai trị quan trọng trong việc đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực.
Mục đích của giáo dục SKSS cho HS THCS là nhằm cung cấp kiến thức và sự hiểu biết về các vấn đề dân số, SKSS cho HS, đồng thời hình thành thái độ và hành vi đúng đắn cho học sinh trƣờng THCS trong các mối quan hệ với bạn bè khác giới.
b. Nội dung của giáo dục SKSS cho học sinh trường THCS trong giai đoạn hiện nay
Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của HS THCS, nội dung giáo dục SKSS bao gồm một số nội dung sau:
Đối với học sinh khối 6, 7, 8, nội dung giáo dục SKSS bao gồm những nội dung sau:
- Giáo dục về tuổi dậy thì, những biến đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì; hiện tƣợng kinh nguyệt, phóng tinh; cách vệ sinh thân thể và bộ phận sinh dục; những biến đổi và khác biệt về tính cách em trai em gái do các hocmon từ các tuyến sinh dục gây ra; giáo dục k năng giao tiếp ứng xử trong quan hệ giữa bạn trai, bạn gái ở tuổi vị thành niên với cha mẹ, anh em trong gia đình.
- Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên về sự thụ tinh; phân biệt tình bạn và tình yêu, hiểu biết sâu sắc các giá trị của tình bạn, tình yêu; hiểu biết những thất bại tâm lý và các nguy hại lâu dài phải gánh chịu nếu quan hệ tình dục sớm, tảo hôn.
Đối với học sinh khối 9, nội dung giáo dục SKSS chủ yếu tập trung vào giáo dục bạn nam biết tôn trọng, bảo vệ bạn nữ và ý thức thực hiện bình đẳng giới; giáo dục luật hơn nhân gia đình.
c. Phương pháp giáo dục SKSS cho học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay
* Phƣơng pháp động não
Động não là phƣơng pháp giúp giúp HS nảy sinh đƣợc nhiều ý tƣởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó trong trong một thời gian ngắn
Phƣơng pháp đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau:
- GV nêu câu hỏi hoặc vấn đề cần đƣợc tìm hiểu trƣớc cả lớp hoặc trƣớc nhóm.
- Ghi các ý kiến lên bảng hoặc giấy Ao loại trừ một số ý kiến trùng lặp. - Phân loại các ý kiến.
- Làm sáng tỏ những ý kiến chƣa rõ ràng.
- Tổng hợp ý kiến của HS, hỏi xem có thắc mắc hay bổ sung gì khơng VD: Để tìm hiểu quan niệm tình u. GV có thể sử dụng phƣơng pháp động não, nêu câu hỏi: Tình yêu là gì?
Yêu cầu HS nêu quan niệm của mình hoặc những quan niệm của các em biết về tình yêu. Các ý kiến của HS đƣợc liệt kê và tìm ra điểm chung.
- Cuối cùng GV kết luận và đƣa ra quan niệm chính xác về tình u trong SGK Giáo dục công dân lớp 9.
* Phƣơng pháp thảo luận nhóm
Đây là phƣơng pháp đặt học sinh vào môi trƣờng học tập (nghiên cứu, thảo luận…) theo các nhóm học sinh. Thảo luận nhóm đƣợc sử dụng một cách phổ biến nhằm giúp HS tham gia một cách tích cực, chủ động vào q trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết vấn đề có liên quan đến nội dung bài học.
Tiến hành phƣơng pháp theo trình tự sau:
- GV nêu chủ đề thảo luận, chia nhóm, giao câu hỏi, yêu cầu thảo luận cho mỗi nhóm, quy định thời gian thảo luận và phân cơng vị trí ngồi thảo luận cho mỗi nhóm.
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác lắng nghe, trao đổi, bổ sung ý kiến.
- GV tổng kết các ý kiến
VD: Trong bài 12: “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân”SGK Giáo dục công dân lớp 9 (NXB Giáo dục – 2008) GV có thể tổ chức cho HS thảo luận nhóm về các vấn đề sau:
- Tuổi kết hôn?
- Trách nhiệm của vợ và chồng trong đời sống gia đình? * Phƣơng pháp đóng vai
Phƣơng pháp này tạo điều kiện cho HS thực hành một hoặc một số nhiệm vụ hay cách ứng xử nào đó trong một mơi trƣờng đƣợc quan sát bởi nhiều ngƣời khác theo một tình huống nhằm tạo ra những vấn đề cho thảo luận.
Cách tiến hành
- GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai.
- Lớp thảo luận và đƣa ra nhận xét. - GV kết luận.
VD: Tổ chức cho HS đóng vai theo các tình huống:
- Cách ứng xử với ngƣời già, phụ nữ có thai trên phƣơng tiện xe công cộng, …
- Ứng xử với các hành động xả rác ra môi trƣờng, vứt rác không đúng nơi quy định,…
* Phƣơng pháp giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề là khả năng xem xét, phân tích điều đang xảy ra và các bƣớc nhằm cải thiện tình hình. Các tình huống có vấn đề thƣờng đƣợc lấy trong thực tiễn cuộc sống để tạo điều kiện cho HS thực hành các vấn đề cụ thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.
Cách tiến hành A. Xác định vấn đề:
- Suy nghĩ xem vấn đề gì cần giải quyết?
- Thu thập thơng tin có liên quan tới vấn đề và nêu các câu hỏi giúp giải quyết vấn đề.
B. Giải quyết vấn đề
- Cân nhắc tới tất cả những tình huống có thể xảy ra khi vận dụng một giải pháp.
- Thử nghiệm với các giải pháp khác nhau. - Quyết định chọn giải pháp tốt nhất
- Lặp lại tất cả các bƣớc kể trên nếu kết quả chƣa đạt. - Cố gắng tìm ra giải pháp tốt nhất.
* Phƣơng pháp thuyết trình Mơ tả phƣơng pháp
Là phƣơng pháp dạy học phổ biến nhất thƣờng đƣợc GV vận dụng trong quá trình dạy học. Phƣơng pháp này đƣợc hiểu là GV trình bày bài giảng trên lớp bằng cách giới thiệu khát quát bài, giải thích các điểm chính của bài và giao bài cho HS.
Cách tiến hành:
- Thu hút sự chú ý của HS.
- Giới thiệu chủ đề, mục tiêu để học sinh biết đƣợc ý nghĩa nội dung của bài
- Trình bày chủ đề một cách rõ ràng, súc tích. - Sử dụng ngơn ngữ đơn giản, dễ hiểu
- Soạn ra những câu hỏi gợi ý nhằm chỉ dẫn cho học sinh cách tiếp thu kiến thức mới
- Khuyến khích học sinh đƣa ra câu hỏi
- Chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học để hỗ trợ cho việc trình bày bài giảng đƣợc rõ ràng và sinh động.
* Phƣơng pháp trò chơi
Là phƣơng pháp tổ chức cho học sinh tự tìm hiểu một vấn đề, biểu hiện thái độ hay thực hiện hành động, việc làm thơng qua trị chơi nào đó.
- Qua trị chơi, HS có điều kiện phát triển về trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ - Qua trị chơi HS có cơ hội trải nghiệm những thái độ, hành vi, hình thành năng lực quan sát, đƣợc rèn luyện k năng quan sát, nhận xét và đánh giá hành vi.
- Bằng trò chơi, việc học tập đƣợc tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, khơng khơ khan, nhàm chán.
- Trị chơi tạo cơ hội giao lƣu giữa HS với GV, giữa HS với nhau.
Chính vì những ƣu điểm trên, trị chơi đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng pháp dạy học quan trọng để GD SKSS cho HS.