Hạn chế trong công tác quản lý thu ngân sách quận

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 71 - 72)

- Phân cấp nguồn thu ngân sách

2.3.2.2. Hạn chế trong công tác quản lý thu ngân sách quận

- Một là, công tác kế hoạch hoá nguồn thu chưa được coi trọng đúng mức.

Đây là một trong những hạn chế lớn hiện nay về công tác quản lý thu ngân sách. Cơ quan quản lý thu ngân sách chưa làm tốt công tác kế hoạch hóa các nguồn thu để từ đó có biện pháp quản lý và thu đúng, thu đủ. Hạn chế này thể hiện ở chỗ chưa nắm chắc được khả năng nguồn thu trên địa bàn bao gồm các nguồn thu đã có, nguồn thu sẽ phát sinh để từ đó có biện pháp đa dạng hóa các nguồn thu. Đối với nguồn thu chính là thuế ngoài quốc doanh do không có kế hoạch hóa nguồn thu đối với khu vực này cho nên thiếu cơ sở để xây dựng các biện pháp quản lý nhằm thu đúng, thu đủ. Ngoài ra do chưa có chiến lược phát triển nguồn thu nên buộc phải tập trung quản lý thu đối với các đơn vị doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã có để nhằm đạt được dự toán được giao.

Hai là, công tác xây dựng dự toán thu ngân sách chưa có cơ sở vững chắc, đôi khi còn mang yếu tố chủ quan, cảm tính. Dự toán thu là cơ sở để điều hành, quản lý thu ngân sách nhưng chưa được xây dựng một cách có khoa học, thường tham khảo số kiểm tra của Sở Tài chính Thành phố và tình hình thu ngân sách năm hiện hành, ước khả năng phát triển KT-XH của năm kế hoạch đề ra dự toán thu, (tuy nhiên số kiểm tra của Sở Tài chính thường cũng dựa trên số kiểm tra của Bộ Tài chính mà thông báo cho các quận, huyện). Trong thực tiễn xây dựng dự toán thường dựa vào yếu tố chủ quan, kinh nghiệm. Điều này cũng xuất phát từ nguyên nhân công tác

thường bị áp đặt của cơ quan cấp trên về số thu ngân sách, việc cấp dưới xây dựng dự toán để thảo luận còn mang tính thủ tục, hình thức, cấp dưới cứ xây dựng, cấp trên cứ giao. Mặt khác có thể thấy rằng số thưởng vượt thu ngân sách hàng năm của quận Hoàng Mai cao có thể thấy công tác dự báo nguồn thu của quận có vấn đề, tăng thu ngân sách quận hàng năm cao, thưởng vượt thu lớn (các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương lớn), Việc thực hiện dự toán thu cao có thể thấy do quận tổ chức thực hiện dự toán thu tốt song cũng có thể nói tính chủ quan trong việc giao dự toán của các cơ quan cấp trên cho ngân sách cấp dưới (giao dự toán thấp ở các sắc thuế quận có khả năng thu cao để tính tăng thu cho ngân sách quận…).

Ba là, tình trạng thất thu thuế, sót hộ, nợ đọng thuế, dây dưa, gian lận thương mại còn phổ biến. Đây là một trong những yếu kém mà nhiều năm nay ngành thuế của quận vẫn chưa khắc phục được. Mặc dù tổng số thu hàng năm đều vượt so với dự toán được giao nhưng trong đó rất nhiều loại thuế còn thất thu (thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh, thuế nhà đất…). Việc đôn đốc thu nợ thuế chưa tốt, công tác phối hợp giữa các phòng, ban, ngành của quận chưa hiệu quả làm ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN.

Bốn là, công tác cải cách hành chính trong kê khai nộp thuế, hoàn thuế, sử dụng hoá đơn tuy có một số tiến bộ bước đầu, nhưng vẫn còn hạn chế, chưa đồng bộ, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho SXKD phát triển. Thủ tục hành chính trong quản lý kê khai thuế còn quá rườm rà qua nhiều thủ tục, nhiều bước. Mặt dù đã có sự chỉ đạo trong việc cải cách hành chính đối với vấn đề này nhưng qua thực tế khảo sát điều tra cho thấy sự phiền hà về thủ tục trong việc kê khai tính thuế nộp thuế của quận Hoàng Mai còn rất lớn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 71 - 72)