Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật NSNN

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 108 - 109)

- Ngành tài chính cần phối hợp với các ngành có liên quan để quản lý tốt các khoản thu ngoài thuế.

3.3.1. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật NSNN

Sau hơn 8 năm thực hiện, Luật Ngân sách nhà nước mới đã kế thừa và phát huy được những ưu điểm, khắc phục những tồn tại, hạn chế của luật NSNN cũ. Luật NSNN mới đã thể hiện được tính ưu việt của những chính sách mới, góp phần quan trọng vào những thành công trong quá trình điều hành NSNN của các cấp chính quyền nói chung, quận Hoàng Mai nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, luật NSNN mới cũng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định trong quá trình triển khai thực hiện. Để có cơ sở hoàn thiện một cách hiệu quả công tác quản lý ngân sách quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, luận văn đề xuất và kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số vấn đề cụ thể như sau:

Một là: Đối với phí, lệ phí: Đề xuất quy định các khoản phí, lệ phí do cơ quan hành chính nhà nước thu thì nộp toàn bộ vào NSNN, chi phí thực hiện nhiệm vụ sẽ được NSNN đảm bảo theo đúng định mức, tiêu chuẩn chi hiện hành; Các khoản phí, lệ phí do các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ (giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội…) là nguồn thu của đơn vị, nhà nước giao cho đơn vị sự nghiệp sử dụng, kế toán, quyết toán và công khai theo quy định của pháp luật, không hạch toán vào NSNN, nhằm đảm bảo theo thông lệ chung của quốc tế.

Hai là: Đối với 5 khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương (như thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà, đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất) không nên ấn định ngân sách xã, phường hưởng tối thiểu 70%, mà chỉ nên quy định phải phân cấp cho ngân sách phường. Vì khi ấn định cứng tỷ lệ phần trăm (%) cho ngân sách phường sẽ làm cho địa phương rất lúng túng khi xử lý đối với những phường có nguồn thu lớn, khi đó thừa nguồn đảm bảo nhiệm vụ chi, trong khi có phường nguồn thu chưa đảm bảo được nhiệm vụ chi song không điều hoà được, gây khó khăn trong quản lý điều hành ngân sách. Vì vậy, nên coi đây là khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp ở địa phương và giao HĐND Thành phố Hà Nội quyết định tỷ lệ phần trăm (%) cho phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.

Ba là: Theo quy định tại mục g điều 4 Luật NSNN sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, phải tăng khả năng tự cân đối ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên là chưa hợp lý, không khả thi. Vì trong thực tế cho thấy số thu của các địa phương tuy có tăng, nhưng mức tăng khác nhau (tuỳ thuộc vào khả năng phát triển kinh tế của từng địa phương), mặt khác nhu cầu chi hàng năm tăng cao do thực hiện nhiều chế độ, chính sách mới như: tăng lương, chính sách an sinh xã hội. Để đảm bảo chủ động trong cân đối ngân sách các cấp ở địa phương, nên bỏ quy định này.

Bốn là: Đối với việc sử dụng dự phòng ngân sách: Đề nghị bổ sung quy định có tính nguyên tắc để tổ chức thực hiện; thẩm quyền quyết định là Chính phủ và UBND các cấp để xử lý các trường hợp phát sinh ngoài dự toán; tránh trường hợp hiện nay kiểm toán Nhà nước kiến nghị theo hướng chủ quan là địa phương sử dụng dự phòng cho những nội dung không cấp bách và cho là vi phạm Luật NSNN.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 108 - 109)