Nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 96 - 98)

- Ngành tài chính cần phối hợp với các ngành có liên quan để quản lý tốt các khoản thu ngoài thuế.

3.2.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư phát triển

Nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư là yêu cầu cấp bách trong điều kiện hiện nay. Để nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, việc xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm phải tuân thủ chặt chẽ những quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng. Việc bố trí danh mục dự án chuẩn bị đầu tư,dự án quy hoạch, chuẩn bị thực hiện, thực hiện đầu tư phải tuân thủ chặc chẽ các điều kiện để được ghi vốn; cơ cấu vốn đầu tư phải đảm bảo định hướng phát triển KT-XH của Quận, không bố trí dàn trải, bố trí vượt quá khả năng cân đối của ngân sách, các công trình nhóm C phải bố trí vốn để đảm bảo thực hiện trong 3 năm. Ưu tiên bố trí vốn các công trình chuyển tiếp, các công trình đã được phê duyệt quyết toán còn thiếu vốn.

Thứ hai, cần tập trung rà soát đánh giá hiệu quả đầu tư ở giai đoạn vừa qua, nhất là đánh giá các công trình thuộc các chương trình KT-XH của Quận, từ đó khắc phục những tồn tại, loại bỏ những dự án,công trình xét thấy đầu tư không hiệu quả để tránh lãng phí.

Thứ ba, tập trung chấn chỉnh và nâng cao chất lượng các đơn vị thực hiện công tác tư vấn trong tất cả các khâu: lập dự án, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, lập thiết kế dự toán, thẩm định, giám sát kỹ thuật thi công; đơn vị tư vấn nào không đảm bảo chất lượng từ 2 công trình trở lên thì thực hiện đưa vào danh sách khuyến cáo các chủ đầu tư không ký hợp đồng.

Thứ tư, nâng cao chất lượng thẩm định và phê duyệt dự án. Để tránh lãng phí trong đầu tư khâu đầu tiên cần phải chú ý đó là xác định chính xác nhu cầu đầu tư, các chủ đầu tư cần xác định rõ nội dung, mục tiêu, quy mô đầu tư để tránh tình trạng gặp vướng mắt khi triển khai, kéo dài thời gian, gây lãng phí, muốn vậy phải nâng cao năng lực của người đề xuất đầu tư, cơ quan thẩm định đề xuất đó và người quyết định đầu tư.

Thứ năm, nâng cao năng lực của các Ban quản lý dự án và các đại diện Chủ đầu tư để đảm đương được nhiệm vụ.

hành quy trình công tác của các cơ quan chuyên môn của UBND Quận như Phòng Tài chính Kế hoạch, Phòng quản lý đô thị, Kho bạc nhà nước về công tác thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, công tác đấu thầu, chỉ định thầu, công tác kiểm soát thanh toán, công tác quyết toán. Trong đó vấn đề các chủ đầu tư quan tâm nhất là việc quy định và niêm yết công khai các loại hồ sơ, chứng từ mà các chủ đầu tư cần phải có khi giao dịch và thời gian giải quyết các công việc đó.

Thứ bảy, chấp hành nghiêm túc luật đấu thầu đã được Quốc hội thông qua và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu, trong công tác đấu thầu phải thể hiện được nguyên tắc công khai, minh bạch, bình đẳng, xử lý nghiêm các trường hợp thông thầu. Nâng cao chất lượng công tác xét thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu.

Thứ tám, nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi của KBNN thông qua việc kiểm tra chặt chẽ các hồ sơ thanh toán của chủ đầu tư, tuân thủ các chế độ, định mức chi phí của nhà nước đã quy định cho các loại chi phí trong xây dựng, trong đó đặc biệt chú ý là việc thanh toán chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí xây lắp và các chi phí khác, cần lưu ý tính chính xác của số liệu cấp phát thanh toán để tránh tình trạng phải thu hồi khi duyệt quyết toán.Tăng cường công tác quyết toán vốn đầu tư của cơ quan tài chính, kiên quyết đưa ra khỏi giá trị quyết toán những khoản chi không đúng chế độ quy định, không đảm bảo hồ sơ thủ tục.

Thứ chín, thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra đối với công tác đầu tư và xây dựng để kịp thời phát hiện sai phạm, cần tham mưu người có thẩm quyền xử lý kiên quyết những sai phạm qua thanh tra, kiểm tra, tiến hành thu hồi nộp vào ngân sách các khoản tiền vi phạm.

Thứ mười, thực hiện nghiêm túc việc công khai lĩnh vực XDCB theo quy định, trong đó cần chú ý hình thức và nội dung công khai, nhất là việc công khai các công trình có vận động nhân dân đóng góp ở các địa phương; tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám sát của các Đoàn thể cũng như nhân dân trong việc thực hiện các công trình XDCB trên địa bàn quận.

Thứ mười một, thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ về công tác giám sát, đánh giá đầu tư. Công tác giám sát, đánh giá đầu tư là nhiệm vụ quan trọng tuy nhiên hiện nay chưa được thực hiện tốt trên địa bàn Thành phố Hà Nội cũng như Quận Hoàng Mai, do nhận thức chưa đầy đủ của các chủ đầu tư cũng như các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, thời gian tới cần phải thực hiện tốt công tác này, đưa vào nề nếp chế độ báo cáo, xử lý trách nhiệm nếu không thực hiện. Làm tốt công tác này sẽ góp phần giải quyết tốt các vướng mắc xảy ra trong quá trình đầu tư, phát hiện, xử lý các sai phạm trong đầu tư. Tăng cường công tác giám sát cộng đồng theo Quyết định 80/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để góp phần đảm bảo hoạt động đầu tư phù hợp với quy hoạch được duyệt, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phát hiện, ngăn chặn,xử lý kịp thời các hoạt động đầu tư không đúng quy hoạch, sai quy định, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản nhà nước, ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình và xâm hại đến lợi ích cộng đồng.

Thứ mười hai, thực hiện tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Muốn vậy các Ban quản lý dự án cần bố trí các cán bộ nắm vững các chế độ chính sách về công tác đền bù giải tỏa làm công tác này, công khai lấy ý kiến nhân dân vùng dự án về phương án đền bù, niêm yết công khai hồ sơ thủ tục đền bù, chính sách, giá cả đền bù. Các ban ngành đoàn thể cùng làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân không khoán trắng, coi đây đơn thuần chỉ là việc của các ban quản lý dự án.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w