Địa lý hành chính, kinh tế, xã hộ

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 33)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘ

2.1.1. Địa lý hành chính, kinh tế, xã hộ

Quận Hoàng Mai nằm ở phía Nam thủ đô Hà Nội. Phía Bắc giáp quận Hai Bà Trưng, phía Nam và phía Tây giáp quận Thanh Xuân và huyện Thanh Trì, phía Đông giáp với sông Hồng với bờ bên kia là quận Long Biên, huyện Gia Lâm. Quận được thành lập theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ và chính thức hoạt động từ ngày 01/01/2004. Quận Hoàng Mai có 14 đơn vị hành chính cấp phường, hình thành trên cơ sở sát nhập 5 phường thuộc quận Hai Bà Trưng trước đây là Mai Động, Tân Mai, Tương Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ và 9 xã thuộc huyện Thanh Trì gồm Đại Kim, Định Công, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Hưng, Yên Sở, Lĩnh Nam và Trần Phú.

Tổng diện tích tự nhiên của quận là 4.032,3878 ha (theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010). Dân số tại thời điểm thành lập Quận là 212.612 người, năm 2005 là 244.928 người, năm 2008 là 273.434 người và sau 9 năm thành lập, năm 2012 dân số toàn quận theo kết quả tổng điều tra dân số là 363.600 người.

Với lợi thế là cửa ngõ phía Nam Thành phố Hà Nội, trên địa bàn quận theo hướng Bắc – Nam có đường quốc lộ 1A (đường Giải Phóng), đường Tam Trinh, đường Lĩnh Nam, nối giữa Đông - Tây có đường vành đai 3, cầu Thanh Trì chạy qua. Ở đây có các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt nối thủ đô với các địa phương khác trong cả nước. Thêm vào đó, sông Hồng ở phía Đông cũng là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thuỷ với các Thành phố vùng đồng bằng sông Hồng và vùng trung du miền Bắc. Vị trí địa lý thuận lợi này của quận chính là điều kiện để mở rộng giao lưu, lưu thông hàng hoá và dịch vụ, tạo tiền đề để phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội của quận trong tương lai.

Về kinh tế xã hội, giai đoạn 2008–2012, do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế, tình hình phát triển kinh tế xã hội của quận gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, quận Hoàng Mai đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn giai đoạn 2009- 2012 đạt khá

Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2008-2012 quận Hoàng Mai

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng giá trị sản xuất trên

địa bàn Tỷ đồng 1.637,7 1.926,3 2.297,5 2.633,6 3.055

Công nghiệp - Tiểu thủ công

nghiệp - Xây dựng Tỷ đồng 920.2 1090.5 1338 1539.4 1788.6 Thương mại - dịch vụ Tỷ đồng 622.4 741.3 875 1012.6 1184.7

Nông nghiệp Tỷ đồng 92.1 94.5 84.5 81.6 81.7

Tốc độ tăng giá trị sản xuất % 39.8 40.3 35.2 30.78 33.6

Công nghiệp - Tiểu thủ công

nghiệp - Xây dựng % 17.9 18.5 17.1 15.05 16.2

Thương mại - dịch vụ % 18.1 19.1 18.1 15.73 17

Nông nghiệp % 3.8 2.7 0.4

Nguồn: Chi cục Thống kê quận Hoàng Mai

Trong những năm qua, Quận Hoàng Mai đã luôn quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị tạo cơ sở nền tảng cho việc phát triển KT-XH theo đúng định hướng đề ra..Cơ cấu kinh tế của Quận chuyển dịch rõ nét theo hướng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại. Năm 2008 giá trị sản xuất trên địa bàn quận thực hiện 1.637,7,3 tỷ đồng thì đến năm 2012 thực hiện 3.055 tỷ đồng. Đến năm 2012, tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế của quận là: công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 58,6%; thương mại dịch vụ chiếm 38,8%, nông nghiệp chiếm 2,6%. Xét trong kỳ kế hoạch 2008 - 2012 đã có sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng 2,3%; tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ tăng 0,7%; tỷ trọng

ngành nông nghiệp giảm 3%.

Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2008-2012 của quận Hoàng Mai

Năm Công nghiệp, tiểu thủ CN, Xây dựng (%) Thương mại, dịch vụ (%) Nông nghiệp (%) 2008 56,3 38,1 5.6 2009 56.6 38.5 4.9 2010 58.2 38.1 3.7 2011 58.5 38.5 3 2012 58.6 38.8 2.6

Nguồn: Chi cục Thống kê quận Hoàng Mai

Hoạt động sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp hiện vẫn có tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị sản xuất. Về địa bàn, tập trung vào 3 khu vực chủ yếu như khu vực phường Mai Động, Thanh Trì, khu vực phường Vĩnh Hưng và khu vực phường Hoàng Liệt, Thịnh Liệt (dọc theo trục đường Giải Phóng) với các ngành nghề chính như sản xuất cơ khí, mộc, bao bì, vật liệu xây dựng, dệt may, da giầy … Tuy nhiên diện tích cho hoạt động công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp.

Hoạt động sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá: về cơ sở sản xuất, nếu năm 2008 toàn quận có 745 cơ sở với 11.123 lao động, đến năm 2010 là 895 cơ sở với 12.270 lao động. Về giá trị kinh tế: năm 2011, giá trị kinh tế công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đạt khoảng 8.147 tỷ đồng. Giai đoạn 2009- 2011 tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 15-17% và chiếm 56-58% trong cơ cấu kinh tế của quận. Một số ngành có tỷ trọng tăng khá như sản xuất lương thực tăng 17%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 34%; sản xuất khoáng, phi kim tăng 54%.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w