Hạn chế trong quản lý chi ngân sách Quận

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 72 - 74)

- Phân cấp nguồn thu ngân sách

2.3.2.3. Hạn chế trong quản lý chi ngân sách Quận

Thứ nhất, kế hoạch XDCB hàng năm của quận chưa được xây dựng một cách chặt chẽ, khoa học, nhiều trường hợp chưa đảm bảo quy định, gây lãng phí và hiệu quả đầu tư thấp, thể hiện ở việc bố trí vốn đầu tư còn dàn trải, phân tán, chưa định hình cơ cấu, tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư cho từng ngành, theo lĩnh vực, còn bị động do

phụ thuộc vào phân cấp vốn đầu tư của Thành phố Hà Nội hàng năm. Nhiều công trình chưa hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư cũng được ghi vào kế hoạch, dẫn đến tình trạng vốn ghi kế hoạch mới ở mức khái toán nên thường phải điều chỉnh bổ sung vốn trong quá trình thực hiện gây bị động trong điều hành ngân sách quận. Một số dự án chưa được thẩm định sự cần thiết đầu tư một cách chặt chẽ, chưa xác định chắc chắn hiệu quả KT-XH sau đầu tư của công trình đó mang lại hoặc hiệu quả sau đầu tư sẽ thấp nhưng đã được bố trí kế hoạch vốn, một số dự án được bố trí vốn sau đó khi triển khai dự án lại vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng nên không thể triển khai tiếp, phải ngừng thực hiện hoặc kéo dài thời gian thực hiện dự án (Trường THCS Thịnh Liệt, tiểu học Hoàng Liệt, THCS Giáp Bát). Một số công trình dù không thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách quận nhưng vì nhiều yếu tố khác nhau vẫn được bố trí ghi kế hoạch vốn như một số công trình của các ngành Công an, Quân sự, Viện kiểm sát.

Thứ hai, chất lượng công tác tư vấn chưa cao nhất là tư vấn lập dự án, lập thiết kế dự toán dẫn đến nhiều sai sót về khối lượng, đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật… kết quả là tính chính xác về tổng mức đầu tư các công trình chưa phản ánh đúng thực tế, bố trí vốn chưa chính xác. Công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế dự toán cũng còn nhiều sai sót. Tiến độ triển khai các dự án chậm, không đảm bảo hoàn thành trong năm nhất là một số dự án lớn dẫn đến chuyển tiếp, chuyển nợ nhiều, hậu quả tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư trong một số năm thấp, không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân quận. Công tác lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình, hạng mục công trình hoàn thành của các chủ đầu tư thường chậm so với quy định, chất lượng báo cáo còn nhiều sai sót, thiếu mẫu biểu theo quy định. Công tác thẩm định, phê duyệt quyết toán của Phòng Tài chính Kế hoạch và UBND quận còn hạn chế, Phòng Tài chính Kế hoạch thường chỉ thẩm định báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành dựa trên hồ sơ do chủ đầu tư cung cấp mà không xuống thực tế công trình để kiểm tra.

Thứ ba, bộ máy quản lý chi đầu tư còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Các đơn vị được UBND quận ủy quyền dại diện chủ đầu tư năng lực

quản lý dự án còn hạn chế, Phòng Tài chính kế hoạch, cơ quan tham mưu cho UBND quận công tác quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng nhưng do đội ngũ cán bộ thiếu, trình độ và khả năng còn hạn chế nên dẫn đến hiệu quả quản lý chi đầu tư từ ngân sách còn thấp. Công tác kiểm soát chi đầu tư của Kho bạc nhà nước Hoàng Mai còn bất cập, chưa đổi mới một cách toàn diện về kiểm soát chi đầu tư. Chưa làm tốt quá trình kiểm soát trước, trong và sau khi đã đầu tư. Chưa có qui định một cách cụ thể rạch ròi, chức năng của việc kiểm soát chi đầu tư ngân sách của các phòng chức năng ở kho bạc nhà nước. Điều này dẫn đến một số khâu chưa kiểm soát chặt chẽ và thiếu thống nhất, đồng bộ trong kiểm soát chi ngân sách giữa các khâu liên quan với nhau. Nhiều trường hợp cấp phát tạm ứng hoặc thanh toán khối lượng hoàn thành chưa đảm bảo hồ sơ, thủ tục, chưa đảm bảo chế độ quy định. Công tác cải cách thủ tục hành chính chậm, thiếu niêm yết công khai các quy định về hồ sơ, thủ tục thanh toán vốn đầu tư; thời gian thanh toán chưa đảm bảo theo quy định, đôi khi quá máy móc trong giải quyết hồ sơ thanh toán. Việc phối kết hợp giữa kho bạc nhà nước, Phòng Tài chính Kế hoạch quận chưa chặt chẽ. KBNN thường không đảm bảo chế độ báo cáo về kết quả thanh toán vốn đầu tư quý, năm cho cơ quan tài chính theo quy định.

Thứ tư, công tác lập dự toán chi thường xuyên của quận còn hình thức, việc quyết định và phân bổ dự toán còn bị động

- Quy trình lập dự toán chi thường xuyên theo quy định của Luật NSNN rất phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện qua nhiều bước, tốn kém thời gian và công sức của các đơn vị cơ sở và cơ quan tài chính các cấp. Hạn chế lớn nhất ở đây là trình độ xây dựng dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách còn yếu, thường không đảm bảo quy định cả về căn cứ, nội dung, phương pháp, trình tự, hệ thống mẫu biểu, thời gian, phổ biến là lập cho có. Trong thực tế công tác lập và thảo luận dự toán còn mang nặng tính hình thức thiếu dân chủ, áp đặt một chiều từ trên xuống.

- Công tác lập, quyết định, phân bổ dự toán ngân sách còn chậm về thời gian theo quy định, thường là không đủ thời gian chuẩn bị do thời gian giữa kỳ họp HĐND Thành phố và HĐND quận quá ngắn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 72 - 74)