Đối với UBND Thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 110 - 115)

- Ngành tài chính cần phối hợp với các ngành có liên quan để quản lý tốt các khoản thu ngoài thuế.

3.3.3. Đối với UBND Thành phố Hà Nộ

UBND Thành phố chỉ đạo các Sở Tài chính, Sở kế hoạch đầu tư, Cục thuế Hà Nội cần nghiên cứu hoàn thiện cơ chế phân cấp cho quận về ngân sách và đầu tư xây dựng cơ bản cho phù hợp với quận đang trong quá trình đô thị hóa, trong đó:

Thứ nhất, phân cấp về ngân sách cần chú ý đến việc đẩy mạnh phân cấp nguồn thu để quận có cơ cấu nguồn thu bền vững, chủ động cân đối được ngân sách cho chi thường xuyên và dành phần thích đáng cho chi đầu tư phát triển. Cụ thể như sau:

+ Phân cấp toàn bộ việc quản lý thu đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn về Chi cục thuế quận Hoàng Mai quản lý thu và điều tiết trở lại cho ngân sách Thành phố (hiện nay khoản thuế này cả Cục thuế Hà Nội và Chi cục thuế cùng thu, gây khó khăn trong công tác quản lý).

đất) cần được gắn với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay trên địa bàn quận đang triển khai nhiều dự án giao đất có thu tiền sử dụng đất, theo phân cấp hiện hành thì các dự án này thu tiền sử dụng đất ngân sách Thành phố hưởng 100%. Khi các dự án này được đầu tư xong sẽ tạo một áp lực về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đồng thời với đặc thù quận Hoàng Mai là một trong những quận có hạ tầng kinh tế, đô thị còn kém phát triển, vì vậy cần được ưu tiên để lại nguồn thu tiền sử dụng đất cho ngân sách quận để quận có thêm nguồn thu thực hiện các dự án đầu tư, các dự án hạ tầng kinh tế xã hội. Đối với các dự án giao đất có thu tiền sử dụng, hiện ngân sách Thành phố hưởng 100% đề nghị Thành phố điều tiết cho ngân sách quận hưởng 30%. Đồng thời nguồn thu từ các dự án đấu giá quyền sử dụng đất các khu đất xen kẹt có diện tích dưới 10.000m2 đề nghị điều tiết về ngân sách quận 100%; đấu giá quyền sử dụng đất có diện tích trên 10.000m2 nên điều tiết theo tỷ lệ ngân sách Thành phố 50%, ngân sách quận 50%.

Thứ hai, hiện nay các khoản thu thuế GTGT, thu nhập doanh nghiệp, tiêu thụ đặc biệt của các doanh nghiệp nhà nước Trung ương trên địa bàn quận phát sinh lớn, tuy nhiên số thu lại được điều tiết về ngân sách Trung ương và ngân sách Thành phố, quân không được điều tiết. Việc xây dựng tỷ lệ điều tiết các khoản thu ngân sách giai đoạn 2013-2015 cần thiết dành một tỷ lệ về thu tiền thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ các doanh nghiệp do Thành phố quản lý phát sinh trên địa bàn quận cho ngân sách quận, từ đó tạo được động lực khuyến khích việc nâng cao vai trò quản lý, kiểm tra kiểm soát và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoạt động hiệu quả, đồng thời quận cũng có thêm nguồn thu, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của quận.

Thứ ba, UBND Thành phố Hà Nội cần điều chỉnh hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp, cần chú trọng tăng định mức phân bổ chi cho sự nghiệp giao thông, sự nghiệp kiến thiết thị chính, sự nghiệp bảo vệ môi trường, định mức phân bổ

chi thường xuyên của cấp phường, định mức phân bổ chi hành chính cho biên chế để tạo động lực thực hiện khoán chi hành chính.

Thứ tư, UBND Thành phố sớm trình HĐND phê duyệt điều chỉnh mức thu đối với một số khoản phí, lệ phí ban hành đã lâu nay không còn phù hợp, cũng như xem xét ban hành thêm một số khoản thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố để tăng nguồn thu ngoài thuế cho ngân sách, tạo thuận lợi cho việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nghiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

KẾT LUẬN

Ngân sách huyện là một bộ phận cấu thành của Ngân sách Nhà nước. Thực hiện quản lý ngân sách huyện theo Luật Ngân sách Nhà nước là một nhiệm vụ mà ở đó các hoạt động thu, chi tài chính Ngân sách diễn ra được quản lý công khai, minh bạch và chặt chẽ. Vì vậy, cần có sự nhận thức đúng mức, một cách làm hợp lý đối với các đơn vị và các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp về công tác quản lý tài chính, ngân sách nói chung và cấp huyện nói riêng.

yêu cầu cấp thiết có tính khách quan. Điều này không chỉ bắt nguồn từ sự hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện công tác này mà còn là sự đòi hỏi của các qui luật, Nghị quyết của Đảng và chính sách Nhà nước về đổi mới cơ chế quản lý ngân sách. Đây là một hoạt động quản lý có liên quan đến mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực, do vậy cần phải được quan tâm đúng mức. Bởi vì nó có ý nghĩa trên nhiều mặt, tác động, chi phối, quyết định trong phát triển kinh tế, xã hội ở trên địa bàn quận và luôn gắn với trách nhiệm quản lý, lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền quận cho đến các phường và các cơ quan chức năng. Qua quá trình phân tích, luận giải, luận văn đã làm rõ và khắc hoạ những nét nổi bật sau:

- Khái quát một cách tương đối đầy đủ về cơ sở lý luận để làm nền tảng cho việc thực hiện quản lý ngân sách của quận Hoàng Mai. Đây không những là yêu cầu của thực tiễn của vấn đề đang đòi hỏi mà còn là mục tiêu, động lực để thúc đẩy quận phát triển toàn diện và ngày càng có hiệu quả cao hơn.

- Thực tiễn quản lý ngân sách của quận Hoàng Mai đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết kịp thời, đòi hỏi các ngành chức năng đặc biệt là ngành tài chính phải đổi mới toàn diện mới có thể đáp ứng yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý ngân sách trên địa bàn. Qua phân tích luận giải các mặt mạnh, mặt yếu về công tác quản lý ngân sách ở trên địa bàn và từ đó đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy, khai thác mọi tiềm năng phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận. Đó chính là đòi hỏi và thách thức đối với quận nói chung và ngành tài chính nói riêng trong việc thực hiện chức năng của mình để nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách, làm cơ sở phát triển nguồn thu và sử dụng các khoản chi có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung và quản lý ngân sách nói riêng.

- Thông qua thực hiện quản lý ngân sách trên địa bàn tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, nâng cao khả năng sản xuất, góp phần thúc đẩy việc tổ chức và sắp xếp lại sản xuất, tăng cường hạch toán kinh doanh, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng tích luỹ. Thực hiện tốt công tác quản lý ngân sách sẽ phát huy được tiềm năng thế mạnh, khai thác các nguồn lực trên địa bàn quận có hiệu quả, tranh thủ vốn mở rộng sản xuất kinh

cho ngân sách. Đồng thời thông qua quản lý ngân sách để giúp cho quận thực hiện tốt chức năng của mình, nhất là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, quản lý đô thị, hỗ trợ người nghèo, giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc, chuyển đổi cơ cấu kinh tế...

Đề tài đã luận giải những vấn đề có tính cơ bản về vấn đề này từ đó tìm kiếm nguyên nhân khách quan và chủ quan về yếu kém của công tác nói trên để làm cơ sỏ đề ra các giải pháp có tính thực thi. Đây là cơ sở về lý luận và thực tiễn về vấn đề quản lý ngân sách trên địa bàn quận, giúp cho quận có những quyết sách và biện pháp có hiệu quả.

Để thực hiện các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách có hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện tổng hợp các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội, Quận ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân quận, cùng với sự điều hành quyết liệt của UBND quận, sự vào cuộc của các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức chính trị của quận từ quận đến các phường sẽ tạo sức mạnh tổng hợp, đưa công tác quản lý ngân sách của quận Hoàng Mai được hoàn thiện hơn, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội mà quận đã đặt ra.

Mặc dù đã có những cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, tác giả mong nhận được nhiều ý kiến tham gia đóng góp của các thầy, cô trong Hội đồng, các bạn đồng nghiệp để tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh./.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 110 - 115)